Đề thi kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Lệ Chi

doc 4 trang thienle22 4360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Lệ Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_9_truong_thcs_le_chi.doc

Nội dung text: Đề thi kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Lệ Chi

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 -2019 TRƯỜNG THCS LỆ CHI MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) A/ THIẾT LẬP MA TRẬN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Tác giả, Giá trị, ý Ý nghĩa chi tiết Tạo lập văn Bài thơ Đồng hoàn cảnh nghĩa từ ngữ hay, hiệu quả về bản chí sáng tác nghệ thuật Số câu 1 2 1 1 5 Số điểm 0,5 1.5 0.5 3.5 6 Tỉ lệ % 5 % 15 % 5% 35% 60% Chủ đề 2 Tác giả, Tạo lập văn Chiếc lược hoàn cảnh bản ngà sáng tác, nhan đề, nhân vật Số câu 1 2 3 Số điểm 1 3 4 Tỉ lệ % 10% 30% 40% TS câu 2 2 1 3 8 TS điểm 1.5 1.5 0.5 6 10 Tỉ lệ % 15% 15% 5% 60% 100% B/ ĐỀ KIỂM TRA
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 -2019 TRƯỜNG THCS LỆ CHI MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) §Ò chÝnh thøc Ngày thi: 15 / 12 / 2018 Phần I .(6 điểm) Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi hai người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! 1. Cho biết đoạn thơ trích trong bài thơ nào, của ai? Nêu rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 2. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào? 3. Câu thứ sáu trong đoạn thơ trên có từ tri kỉ. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu thơ dùng từ tri kỉ. Em hãy chép chính xác câu thơ đó và ghi rõ tên tác phẩm, tên tác giả. Về ý nghĩa và cách dùng từ tri kỉ trong hai câu thơ đó có điểm gì giống và khác nhau? 4. Câu thơ cuối đoạn nếu xét theo cấu tạo ngữ pháp sẽ thuộc kiểu câu gì? 5. Hãy viết đoạn văn diễn dịch 10 - 12 câu phân tíchđoạn thơ trên. Đoạn văn có một một câu ghép, một LDTT. (gạch chân yêu cầu phụ) Phần II. (4 điểm) “Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt của con bé bỗng xôn xao.” (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) 1. Nhân vật “tôi” được nhắc đến trong đoạn truyện trên là ai? Nêu tác dụng của ngôi kể trong đoạn. 2. Từ đoạn trích và những hiểu biết trong tác phẩm hãy viết một đoạn văn ngắn (6 câu) với nhan đề “Tình cha” 3. Dân tộc ta hôm nay có cuộc sống hòa bình đã phải đổi bằng sự đau thương của chiến tranh trong quá khứ. Em hãy viết một đoạn văn 2/3 trang giấy thi nói về giá trị của cuộc sống hòa bình. Hết Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: SBD: Chữ ký của giám thị số 1 Chữ ký của giám thị số 2
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Nội dung Điểm Phần I.(6 điểm) 1. HS nêu rõ tên bài thơ, tên tg và hcst bài thơ. 0.5đ 2. Từ chép sai ‘‘hai’’, chép lại chính xác cả câu thơ 0.5đ Chép sai như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ: hai là từ chỉ số lượng, còn đôi là danh từ chỉ đơn vị. Từ hai chỉ sự riêng biệt, từ đôi chỉ sự không 0.25đ tách rời. 1. 3. Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có từ tri kỉ: hồi ct ở rừng/ vầng trăng thành tri kỉ 0.25đ Từ tri kỉ trong hai câu thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau 4. Những trong mỗi trường hợp cụ thể, nét nghĩa có khác: ở câu thơ của Chính Hữu, tri kỉ chỉ tình bạn giữa người với người, còn ở câu thơ của Nguyễn Duy, tri kỉ lại là 0.5đ tình bạn giữa trang và người. 2. 5. Viết đoạn văn: HT: đúng độ dài, đúng kiểu đoạn. 0.5đ Có yêu cầu phụ rõ ràng 0.5đ Nội dung đoạn văn: Cần chỉ ra được: Ba cơ sở hình thành tình đồng chí . Câu thơ 7 chỉ có hai tiếng và dấu chấm than, là nốt nhấn, là lời khẳng định Gắn kết hai đoạn của bài thơ, tổng kết phần trước, mở ra hướng cảm xúc phần sau .là cội nguồn của tình đồng chí, những biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí. 3đ */ NT: NT đối ở cặp câu thơ đầu Việc dùng từ đôi có ý nghĩa như thế nào .? Điệp từ: súng, đầu Dùng ba từ” bên, sát, chung” xóa dần mọi khoảng cách . Các anh trở thành tri kỉ Câu 7 kết thúc là câu ĐB cùng dấu chấm cảm . 1. Phần II ( 4 điểm) 2. 1. - Nhân vật tôi . Bác Ba bạn thân ông Sáu, người kể chuyện trong tác phẩm. 0.5đ 3. - Tác dụng của ngôi kể: + Câu chuyện khách quan hơn 5. + Người kể chủ động nhịp kể theo cảm xú nhân vật . 6. 4. + Những cảm xúc suy nghĩ của bác Ba giúp người đọc hiểu nhân vật và ý nghĩ tư 7. 0.5đ tưởng tác phẩm được bộc lộ. 8. 9. 2. Đoạn văn ngắn: Cần đảm bảo các ý sau: - Tình cảm cha con sâu nặng cao đẹp - Suy nghĩ về tình cha 1đ + Vốn là tình cảm truyền thống của dân tộc. + Nét riêng của tình cha trong CLN đặt và hoàn cảnh éo le của chiến tranh. + Người cha đã dành cho con những tình cảm tốt đẹp nhất
  4. + Tình cha giúp con khôn lớn và trưởng thành 3. Đoạn văn - HT: đúng độ dài, đúng thể loại yêu cầu. - Nội dung đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: +/ Nêu khái quát vấn đề Nl +/ Từ VĐNL đó càng thấm thía giá trị của cuộc sống hòa bình - */HS giải thích rõ cuộc sống hòa bình là gì? 2đ Là không có chiến tranh là bình đẳng hợp tác, là quan hệ giữa các quốc gia, giữa con người với con người / - */Vì sao phải bảo vệ hòa bình: HB đem lại cuộc sống ấm no, tự do chiến tranh chỉ đem đến những chết chóc đau thương - */ HS cần có sự liên hệ thực tế: Cụ thể là nước Việt Nam - */ Phê phán một số kẻ xấu chống phá hòa bình, - */Phải làm gì để giữ gìn hòa bình . + Xây dựng các mối quan hệ . + Thương lượng đàm phán giải quyết mâu thuẫn giữa các dân tộc / + Lúc cần phải chiến đấu bảo vệ chủ quyền, bảo vệ hòa bình, . Hết