Đề thi học kì I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

doc 3 trang Thương Thanh 22/07/2023 1560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2016_2017_truong_th.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 - 2017 NHÓM VẬT LÝ MÔN: VẬT LÝ 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút - Ngày kiểm tra: 12/12/2016 I. Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy ghi lại chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng vào bài làm Câu 1: Một học sinh đá vào một quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Câu trả lời nào sau đây là đúng? A. Quả bóng chỉ biến đổi chuyển động. B. Quả bóng chỉ bị biến dạng. C. Quả bóng không bị biến dạng. D. Quả bóng vừa biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng. Câu 2: Những vật nào sau đây là vật có tính chất đàn hồi? A. Một cục đất sét. B. Một quả bóng cao su. C. Một quả bóng bàn. D. Một sợi dây chun. Câu 3: Để đưa thùng vữa lên cao người ta thường sử dụng máy cơ đơn giản nào? A. Đòn bẩy B. Mặt phẳng nghiêng C. Ròng rọc D. Ròng rọc kết hợp với đòn bẩy Câu 4: Muốn đo trọng lượng và thể tích của một hòn sỏi người ta phải dùng: A. Lực kế và bình chia độ B. Lực kế và thước C. Cân và thước D. Cân và bình chia độ Câu 5: Nếu treo quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng: A. Chỉ của trọng lực có độ lớn là 10N. B. Chỉ của lực đàn hồi có độ lớn 10N. C. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 1N. D. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 10N. Câu 6: Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Vậy 1kg nước có thể tích là: A.10lít B. 1dm3 C.1 lít D. 1000 lít II/B.Tự luận (7 điểm) Bài 1: Nói khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 nghĩa là gì?(1điểm) Bài 2 (3 điểm). Một vật đặc có khối lượng là 5,4kg và thể tích 2dm3. Tính: a/Trọng lượng của vật đó. b/Khối lượng riêng của chất làm vật đó. c/ Trọng lượng riêng của chất làm vật đó. ( tính theo 2 cách) Bài 3:(3 điểm). Một học sinh muốn đưa một vật có trọng lượng 500N từ mặt đất lên sàn xe ô tô, nhưng học sinh đó chỉ có thể kéo được một lực tối đa là 300N. a/ Nếu kéo trực tiếp vật lên, học sinh đó có thể thực hiện được không? Tại sao? b/ Nếu kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng bao nhiêu? c/ Để đưa được vật lên học sinh đó đã lần lượt dùng hai tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Tấm thứ nhất dài 2m, tấm thứ hai dài 4m. Hỏi dùng tấm nào thì lực kéo vật lên nhỏ hơn? Tại sao? (Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra)
  2. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ NHÓM VẬT LÍ 6 MÔN: VẬT LÍ 6 Năm học: 2016- 2017 I/ TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM): Mỗi câu đúng 0,5 điểm 6 x 0,5 = 3 (đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B,D C A C B,C II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Bài 1/ Nghĩa là 1m3 sắt có khối lượng là 7800kg (1 đ) Bài 2/ ( 3 điểm) a/ P= 10m =54N (1đ) b/ D= 2700 kg/m3 (1đ) c/ d = 10D = 27000N/m3 (0,5đ) d= P: V = 27000 N/ m3 ( 0,5 đ) ( Thiếu trả lời, công thức, đơn vị mỗi ý trừ 0,25 đ) Bài 3 (3 điểm) a/ Không thể kéo trực tiếp vật lên (0,5đ) Vì Lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật (0,5 đ) b/ Fk = 500N (1 đ) c/ Dùng tấm dài 4m thì lực kéo vật lên nhỏ hơn (0,5 đ) Vì khi dùng mặt phẳng nghiêng dài ( độ nghiêng ít) thì lực kéo vật lên càng nhỏ (0,5đ)
  3. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM VẬT LÝ 6 MÔN: VẬT LÝ 6 NĂM HỌC 2016- 2017 I/ MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: - Học sinh hiểu khái niệm, tính năng của máy cơ đơn giản. - Học sinh nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. -Nêu được cách xác định khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một chất. -Hiểu được trọng lực là gì? Các yếu tố của trọng lực. Vận dụng được công thức P=10m. -Vân dụng được công thức D= m/V và d = P/V để giải các bài tập đơn giản. 2/Kỹ năng: Giải bài tập, tính toán 3/ Thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong giờ thi II/ MA TRẬN ĐỀ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VDụng Tổng cao TN TL TN TL TN TL Máy cơ đơn giản 1 1 2 0,5đ 1đ 1.5đ Đo thể tích vật rắn 1 1 không thấm nước 0,5đ 0,5đ Hai lực cân bằng 1 1 2 0.5đ 1đ 1,5 đ Lực, Lực đàn hồi 1 1 2 Độ biến dạng 0.5đ 0.5đ 1đ Lực kế- phép đo lực 1 1 2 Trọng lượng và khối 1đ 1đ 2,0đ lượng Khối lượng riêng 1 1 1 3 0,5 đ 1đ 1đ 2.5đ Trọng lượng riêng 1 1 1đ 1đ Tổng 3 3 2 4 1 13 1.5đ 1.5đ 2đ 4đ 1đ 10đ Tỷ lệ % 15% 35% 50% 100% Người ra đề TTCM duyệt BGH duyệt Phan Thị Thanh Vân Vũ Thị Lựu Lê Thị Thu Hoa