Đề thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

docx 7 trang Thương Thanh 22/07/2023 1510
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NHÓM GDCD 9 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Năm học: 2018 - 2019 Đề 3 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 03 /12/2018 Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm): Chọn đáp án đúng nhất và dùng bút chì tô đậm () vào một trong những đáp án A, B, C, D ở phiếu trả lời: Câu 1: Chí công vô tư là: A. giải quyết công việc theo lẽ phải B. giải quyết công việc theo cảm tính C. giải quyết công việc theo số đông D. giải quyết công việc theo tình cảm Câu 2 : Hợp tác cùng phát triển là : A. Cùng chung sức làm việc vì mục đích của một bên B. Cùng chúng sức làm việc nhưng không nên giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau C. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau chỉ trong khó khăn D. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau làm việc vì mục đích chung Câu 3: Câu ''Vì nước quên thân, vì dân phục vụ'' nói đến truyền thống gì của dân tộc? A. Yêu nước B. Lao động C. Đạo đức D. Đoàn kết Câu 4: Em sẽ ứng xử thế nào khi gặp người nước ngoài đang muốn hỏi chuyện với mình? A. Quay đi coi như không nhìn thấy B. Chủ động chào hỏi, giao tiếp lịch sự C. Không quan tâm vì họ là người ngoại quốc D. Châm chọc, nhại lại tiếng họ Câu 5: Việc làm nào sau đây không thể hiện đúng sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc B. Tự hào về các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa của đất nước C. Ứng xử phù hợp với các giá trị văn hóa của dân tộc D. Giới thiệu với mọi người về nghệ thuật truyền thống của các dân tộc Câu 6: Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của ai? A. Công an B. Bộ đôi C. Học sinh D. Toàn nhân loại Câu 7: Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư là : A. Chơi với bạn vì bạn hay cho quà B. Không chơi với ai học giỏi hơn mình C. Không dám phê phán cái sai vì sợ mất lòng người khác. D. Chọn bạn xứng đáng nhất làm lớp trưởng Câu 8: Là lớp trưởng, Hà thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình. Nếu là bạn của Hà, em sẽ: A. Đồng tình với việc làm của Hà vì sợ bạn không chơi với mình
  2. B. Báo cho thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp về việc làm của Hà C. Không quan tâm đến việc làm của Hà vì không ảnh hưởng đến mình. D. Khuyên nhủ Hà không nên làm như vậy và trao đổi với thầy (cô) chủ nhiệm để nhắc nhở Hà. Câu 9: ''Để tranh thủ thời gian, trong giờ tự quản, Minh trao đổi sôi nổi với các bạn về bài tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới''. Theo em, Minh và các bạn thể hiện: A. làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả B. tôn trọng người khác C. chí công vô tư D. chăm chỉ, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh Câu 10: Hành vi nào sau đây không phải là tự chủ? A. Cân nhắc cẩn thận trước khi làm mọi việc B. Luôn lắng nghe ý kiến của mọi người C. Cân nhắc kỹ lưỡng khi đánh giá người khác D. Chỉ nghe theo ý kiến của người lãnh đạo Câu 11: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tự chủ? A. Cả bè hơn cây nứa B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây là vi phạm kỉ luật? A. Trong giờ tự quản, lấy sách tham khảo ra đọc B. Lấy lý do đi vệ sinh để xin giáo viên ra ngoài, rồi xuống căng tin uống nước C. Tranh thủ giờ giải lao, lấy sách vở môn học tiếp theo ra học D. Không tiếp chuyện bạn khi thầy giáo đang giảng bài Câu 13: Em tán thành với quan điểm nào sau đây về chí công vô tư? A. Những người có chức có quyền mới cần chí công vô tư B. Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình C. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm D. Học sinh nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư Câu 14: Hành vi nào dưới đây không thể hiện chí công vô tư? A. Không kiểm điểm cấp dưới khi mắc khuyết điểm vì đó là em ruột mình B. Đề cử người học giỏi, có uy tín làm lớp trưởng C. Làm việc vì lợi ích chung của mọi người D.Khách quan công bằng khi đánh giá mọi việc Câu 15: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm: A. 1994 B. 1995 C. 1996 D. 1997 Câu 16: Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói của Bác đã dạy chúng ta phẩm chất nào dưới đây? A. Tự chủ B. Chí công vô tư C. Dân chủ và kỉ luật D. Năng động và sáng tạo
  3. Câu 17: Cho biết hành vi nào dưới đây là hành vi thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật? A. Trong giờ học, Hà luôn chăm chú nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài B. Nam hay nói tự do, nói đế lời khi thầy cô đang giảng bài C. Là lớp trưởng, Tuấn tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn để gây quỹ lớp D. Trong buổi thảo luận chủ đề về học tập, các bạn lớp 9A tranh nhau phát biểu ý kiến Câu 18: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo? A. Mạnh dạn suy nghĩ tìm cách làm bài tập B. Không suy nghĩ khi cô giáo hỏi C. Không tham gia ý kiến khi thảo luận nhóm D. Trước một việc gì nên tự hỏi: Để làm gì? Có khó khăn gì? Khắc phục như thế nào? Đổi mới như thế nào cho hiệu quả? Câu 19: Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với bạn? A. Tranh cãi đến cùng để phân thắng bại B. Chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu và thông cảm C. Tìm sự giúp đỡ của người khác để giành phần thắng D. Dùng vũ lực hoặc đe dọa, xúc phạm bạn. Câu 20: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây về dân chủ và kỉ luật? A. Kỉ luật làm hạn chế tinh thần dân chủ B. Có kỉ luật, dân chủ mới được thực hiện có hiệu quả C. Dân chủ là được làm tất cả những gì mình thích D. Dân chủ làm hạn chế tính kỉ luật Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu 1(2 điểm): Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy những truyền thống đó? Câu 2 (3 điểm): Cho tình huống: Hùng đang học lớp 9, là con út trong một gia đình khá giả. Lúc đầu Hùng là một học sinh ngoan và học khá. Nhưng sau đó, Hùng bị bạn bè xấu rủ rê theo họ tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy và chơi các trò chơi nguy hiểm khác Câu hỏi: a. Theo em, hành vi của bạn Hùng là đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu là bạn của Hùng, khi chứng kiến sự việc đó, em sẽ làm gì? - HS làm bài vào giấy kiểm tra –
  4. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I Nhóm GDCD 9 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Năm học 2018- 2019 Đề 3 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 3/12/2018 I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được (0,25điểm) Câu ÐÁP ÁN Câu ÐÁP ÁN 1 A 11 D 2 D 12 B 3 A 13 C 4 B 14 A 5 A 15 B 6 D 16 B 7 D 17 A 8 D 18 D 9 A 19 B 10 D 20 B Phần II: Tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm). Học sinh nêu được các ý sau : - Khái niệm: Là những giá trị tinh thần ( tư tưởng, đức tính, đạo lí, cách ứng xử tốt đẹp ) được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.(1 điểm) - Giải thích: Truyền thống dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam .(1 điểm) Câu 2.(3 điểm). Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo đủ các ý: a. Nhận xét: - Hành vi của Hùng là sai (0,5 điểm) - Vì việc làm đó thể hiện Lan là người không tự chủ, bị bạn bè lôi kéo sa vào con đường xấu. ( 0,5 điểm) b. Nếu là bạn của Hùng, khi biết sự việc đó, em sẽ : - Phân tích cho bạn hiểu hậu quả của việc làm như vậy (0.5 điểm) - Khuyên bạn nên học tập tích cực, từ bỏ những việc làm sai đó. (0.5 điểm) - Ðộng viên, giúp đỡ bạn để bạn cố gắng học tập. (0.5 điểm)
  5. - Thông báo với bố mẹ bạn, thầy cô, bạn bè tìm cách giúp bạn (0.5 điểm) Ghi chú: Căn cứ vào bài làm của học sinh, dựa vào thang điểm trên, giáo viên cho các mức điểm còn lại III. Duyệt đề Người ra đề Tổ/ Nhóm trưởng CM BGH duyệt Ðặng Thị Mai Trang Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa
  6. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ÐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Nhóm GDCD 9 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Nãm học 2018- 2019 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 3/12/2018 I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức các bài đã học, trong đó trọng tâm: Tự chủ; Dân chủ và kỉ luật; Bảo vệ hòa bình; Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; Chủ đề: Lao động chủ động, sáng tạo, hiệu quả 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phẩm chất đạo đức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. 3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học và có thái độ kiểm tra nghiêm túc, tự giác. 4. Ðịnh hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề II. Ma trận Dạng bài tập Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Nội dung cao Phần I: Trắc Nêu được thế Chỉ ra được - Đồng tình, ủng nghiệm nào là chí công biểu hiện, ý hộ những hành -Tự chủ vô tư, tự chủ nghĩa của chí vi đúng với các -Dân chủ và kỉ dân chủ và kỉ công vô tư, tự phẩm chất đã luật luật chủ dân chủ học hay phê - Lao động chủ và kỉ luật phán những động hành vi sai trái Số câu 4 8 8 20 Số điểm 1 2 2 5 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% Học tập Phần II: Tự luận Trình bày được Giải thích - Tìm được ví rèn luyện -Tự chủ khái niệm tự được ý nghĩa dụ cụ thể về chí những phẩm -Dân chủ và kỉ chủ, dân chủ và tự chủ, dân công vô tư, tự chất đạo đức luật kỉ luật chủ và kỉ chủ, dân chủ và - Lao động chủ luật kỉ luật Vận dụng động - Vận dụng kiến kiến thức bài thức để đánh học để giải
  7. giá, nhận xét về quyết BTTH, thái độ, hành vi đưa ra được trong BTTH. cách xử lí BTTH hợp lí, triệt để, liên hệ thực tế cuộc sống Số câu 1 ý/ 1 câu 1 ý/câu + 1 1 ý/câu 2 Số điểm 1 ý/câu 1 5 Tỉ lệ 10% 3 10% 50% 30% Tổng Số câu 4 câu/ 1 ý/ câu 4 12 câu+ /2 ý/ 1 ý/ câu 22 Số điểm 2 2 câu 1 10 Tỉ lệ 20% 20% 5 10% 100% 50%