Đề tham khảo kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 (Có đáp án)

doc 10 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tham_khao_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_l.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 (Có đáp án)

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề/ nội Cấp độ thấp Cấp độ cao dung TN TL TN TL TN TL TN TL Quyền khiếu nại, - Nêu khái niệm, lấy ví dụ về quyền Hiểu và phân biệt được Liên hệ, đánh giá Biết xử lí tình huống và tố cáo của công khiếu nại, tố cáo; hình thức của giữa quyền khiếu nại, tố hành vi của của bản đề xuất giải pháp giải dân khiếu nại, tố cáo của công dân. cáo của công dân thân và của người quyết vấn đề. khác. - Trách nhiệm của Nhà nước và công dân khi thực hiện khiếu nại, tố cáo Quyền tự do Nêu được khái niệm; trách nhiệm Hiểu được quy định của Liên hệ, đánh giá Biết xử lí tình huống và ngôn luận của Nhà nước; nhận biết nội dung pháp luật; cách thực hiện hành vi của của bản đề xuất giải pháp giải về quyền tự do ngôn luận quyền tự do ngôn luận thân và của người quyết vấn đề. đúng đắn. khác. Hiến pháp nước Nhận biết Hiến pháp là gì - Vị trí, vai trò của Hiến Liên hệ, đánh giá Biết xử lí tình huống và CHXHCN Việt pháp hành vi của của bản đề xuất giải pháp giải Nam - Nội dung cơ bản của thân và của người quyết vấn đề. khác. Hiến pháp (Hiến pháp 2013) 100%TSĐ: 10 30%TSĐ = 3 điểm 30%TSĐ = 3 điểm 20%TSĐ = 2 điểm 20%TSĐ = 2 điểm điểm
  2. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC ĐỀ THAM KHẢO- ĐỀ 1 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP: 8 Thời gian làm bài:45 phút (Đề kiểm tra này gồm 02 trang) I / PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Lựa chọn đáp án dưới đây tương ứng với câu trả lời đúng nhất Câu 1. (0,5 điểm). Học sinh có quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây? A. Bị nhà trường kỉ luật oan B. Điểm bài thi của mình thấp hơn bạn C. Bị bạn cùng lớp đánh D. Phát hiện người khác có hành vi trộm cắp Câu 2. Quyền tự do ngôn luận là quyền của ai ? A. Quyền của mọi công dân. B. Quyền của cán bộ, công chức nhà nước. C. Quyền của những người từ 18 tuổi trở lên. D. Quyền của cán bộ, phóng viên, biên tập viên các báo. Câu 3. (0,5 điểm). Cách sử dụng quyền tự do ngôn luận nào dưới đây là sai ? A. Trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở cơ sở. B. Báo chí phản ánh thông tin sai sự thật. C. Trực tiếp tham gia thảo luận các vấn đề của địa phương khi được hỏi ý kiến. D. Viết bài đăng báo phản ánh các hiện tượng tiêu cực ở địa phương. Câu 4. (0,5 điểm). Em tán thành ý kiến nào dưới đây? A. Tự do ngôn luận là ai muốn nói gì thì nói. B. Tự do ngôn luận không phát huy quyền làm chủ của công dân. C. Trẻ em do còn nhỏ nên chưa có quyền tự do ngôn luận. D. Tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật. Câu 5. (0,5 điểm). Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng? A. Chủ tịch nước B. Quốc hội C. Chính phủ D. Tổng bí thư Câu 6. (0,5 điểm). Điền từ thích hợp vào ô trống: (nền tảng, đường lối xây dựng, nguyên tắc, đất nước) Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề ., những mang tính định hướng của , phát triển
  3. II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào? Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy đọc dẫn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những nguyên tắc sinh hoạt công cộng”. (Trích Điều 46- Hiến pháp 2013) a) Điều 46, Hiến pháp 2013 đề cập đến vấn đề gì? b) Bằng những kiến thức đã học, em hãy cho biết Hiến pháp có đặc điểm như thế nào? Câu 3. (4 điểm) Tình huống: “ Trên đường đi học vế Hoa (14 tuổi) phát hiện một tụ điểm tiêm chích ma túy. Hoa có ý định tố cáo với cơ quan công an. Nhưng Mai can ngăn và nói: “Chúng mình còn nhỏ làm gì có quyền được tố cáo người khác, tốt nhất là cứ im lặng, mặc kệ người ta ”. a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Mai không ? Vì sao? b. Nếu chứng kiến sự việc trên em sẽ làm gì ? Học sinh có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trong những trường hợp nào?
  4. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA- ĐỀ 1 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP: 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) Câu Đáp án Điểm I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 A 0.5 Câu 2 A 0.5 Câu 3 B 0.5 Câu 4 D 0.5 Câu 5 B 0.5 Câu 6 1. nền tảng 2. nguyên tắc 0.5 3. đường lối xây dựng 4. đất nước II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 TỰ LUẬN (7 điểm ) (1.5 * Khái niệm: Là quyền của công dân tham gia bàn bạc, thảo luận, 0.5 điểm) đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. * Thực hiện quyền tự do ngôn luận: + Trong các cuộc họp ở cơ sở (Tổ dân phố,trường , lớp ) + Trên các phương tiện thông tin đại chúng (Qua báo chí, đài phát 1 thanh, truyền hình) + Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân + Góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng Câu 2: * Thông tin Hiến pháp đề cập: nghĩa vụ của công dân phải tuân theo 0.5 (1,5 Hiến pháp và pháp luật. điểm) * Đặc điểm: 1 Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp, không được trái với hiến pháp.
  5. Câu 3 : Câu 3 : ( 4 điểm ) (4 điểm ) a) Không đồng ý với ý kiến của bạn Mai * Vì sao? Vì mọi công dân đều có quyền tố cáo những việc làm trái 0,5 pháp luật. Tiêm chích ma túy là hành vi sai trái vi phạm phám luật-> Học sinh có thể tố cáo, hoặc nhờ người lớn tố cáo. 1.5 b) HS tự liên hệ + Em có thể làm: Góp ý cho chủ hàng cơm, nhờ cha mẹ, người có uy 1.0 tín giải quyết, viết đơn tố cáo, trình bày với công an, qua đường dây nóng báo đài để cung cấp thông tin + Học sinh có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trong các trường hợp: 1.0 Phát hiện hành vi việc làm trái pháp luật, kiến nghị với nhà trường những vấn đề liên quan, khiếu nại về điểm số nếu có sai sót
  6. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC ĐỀ THAM KHẢO- ĐỀ 2 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP: 8 Thời gian làm bài:45 phút (Đề kiểm tra này gồm 02 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào đáp án dưới đây tương ứng với câu trả lời đúng nhất Câu 1. (0,5 điểm). Khi nào công dân có quyền khiếu nại? a. Khi chứng kiến một hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của người khác. b. Khi phát hiện một hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích của cơ quan, tổ chức. c. Khi quyền và lợi ích của bản thân bị xâm phạm bởi một hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước. d. Khi tài sản của cơ quan, tổ chức bị công dân xâm phạm. Câu 2. (0,5 điểm). Công dân có quyền tố cáo khi nào? a. Bản thân bị sai sót về điểm số. b. Biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của một cá nhân, tổ chức. c. Khi không được nâng lương đúng kì hạn. d. Bị cấp trên cho thôi việc không rõ lí do. Câu 3. (0,5 điểm). Ai có quyền tố cáo ? a. Doanh nghiệp nhà nước. b. Cán bộ, công chức nhà nước. c. Cơ quan, tổ chức nhà nước. d. Mọi công dân. Câu 4. (0,5 điểm). Hiện nay nước ta đang áp dụng Hiến pháp nào? a. Hiến pháp 1946. b. Hiến pháp 2010. c. Hiến pháp 2013. d. Hiến pháp 2012. Câu 5. (0,5 điểm). Các quy định của pháp luật được áp dụng đối với ai? a. Tất cả các cơ quan nhà nước. b. Chỉ cán bộ, c. Công chức nhà nước. d. Tất cả các tổ chức, cá nhân. Câu 6. (0,5 điểm). Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Hiến pháp là luật cơ bản của có cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam”. II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ? cho ví dụ?
  7. Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy đọc dẫn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: “ Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.”. (Theo Đắc Nông.Điện tử) a) Nội dung bài viết trên đề cập đến vấn đề gì? b) Bằng những kiến thức đã học, em hãy cho biết đặc điểm của pháp luật nước ta? Em hiểu thế nào là tôn trọng pháp luật ? Câu 3 (4 điểm) Tình huống: “ Để tiện cho việc quản lí giờ giấc và việc học tập của T, mẹ T đã mua điện thoại cho T sử dụng. Tuy nhiên, kể từ ngày có điện thoại, T lười học hơn, bạn thường giành nhiều thời gian để lên mạng xã hội, kết bạn, nhắn tin với bạn bè. Ở trên lớp, trong giờ sinh hoạt, T thường ngồi im, không phát biểu ý kiến, nhưng sau đó T lại lên mạng, chỉ trích bạn này, nói xấu người kia, chia sẻ những thông tin thiếu chính xác lên facebook Thấy vậy, một số bạn có góp ý cho T thì T cho rằng: mọi người có quyền tự do ngôn luận”. a) Theo em, việc làm của T có phải thể hiện quyền tự do ngôn luận đúng đắn của công dân không? Vì sao? b) Nếu em là bạn cùng lớp với T, em sẽ làm gì ? c) Trẻ em có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?
  8. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA- ĐỀ 2 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP: 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) Câu Đáp án Điểm I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 C 0.5 Câu 2 B 0.5 Câu 3 D 0.5 Câu 4 C 0.5 Câu 5 D 0.5 Câu 6 Nhà nước; hiệu lực pháp lí 0.5 II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 TỰ LUẬN (7 điểm ) (1.5 Quyền khiếu nại ,5 điểm) Là quyền của công dân đề nghị cơ quan , tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của mình 0,25 • Ví dụ: Khi mình bị kỉ luật oan, không được nâng lương đúng kì hạn - Quyền tố cáo: 0,5 Là quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm PL gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức, cơ quan, cá nhân. • Ví dụ: Tố cáo khi có người buôn bán, vận chuyển ma túy, nhận 0,25 hối lộ Câu 2: * Thông tin Hiến pháp đề cập: vai trò của pháp luật. 0,5 (1,5 * Đặc điểm 0,5 điểm) - Tính quy phạm phổ biến. - Tính xác định chặt chẽ. - Tính bắt buộc. * Tôn trọng pháp luật: Là tự giác chấp hành các quy định của pháp 0,5 luật, tuyên truyền, nhắc nhở mọi người thực hiện, đấu tranh với hành vi vi phạm pl.
  9. Câu 3 : (4 điểm ) a) ,5 * Không phải tự do ngôn luận đúng đắn * Vì sao: Vì tự do ngôn luận là ta được nói, được bàn bạc, thảo luận, được nhận xét, góp ý cho người khác, được phát ngôn, bàn luận 1.5 nhưng phải đúng theo quy định của pháp luật. Hành vi của T là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác (tội làm nhục, vu khống người khác) gây mất đoàn kết, thiếu văn hóa ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của bạn là trái quy định của pháp luật. 1.0 b) Ứng xử: Xem xét lại vấn đề, tỏ thái độ không đồng tình, gặp riêng và góp ý cho bạn, nói ra cái sai để bạn sửa đổi hoặc nhờ sự can thiệp của thầy cô chủ nhiệm, cha mẹ, những người có uy tín 1.0 c) Học sinh được thể hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách: Đóng góp ý kiến trong các cuộc họp ở lớp, ở trường, kiến nghị lên nhà trường những vấn đề thắc mắc, đề xuất, gửi thư, bài lên báo, đài