Đề cương ôn tập cuối kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2020-2021

doc 4 trang Thủy Hạnh 12/12/2023 660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cuoi_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_7_8_9.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN GDCD LỚP 9 NĂM HỌC : 2020 -2021. I. NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Giáo viên hướng dẫn, ôn tập cho học sinh nội dung trong các bài: 1. Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân. 2. Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của côg dân 3. Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. II. NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN RA ĐỀ TỰ LUẬN. Câu 1: Vi phạm pháp luật là gì? Nêu khái niệm, ví dụ của từng loại vi phạm pháp luật? Câu 2: Trách nhiệm pháp lí là gì? Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí? Câu 3: Nêu khái niệm về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? Công dân có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng những hình thức nào? Nêu ví dụ? Câu 4: Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? Em có nhận xét gì về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta hiện hiện nay, theo em chúng ta cần làm gì để bảo vệ tốt chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta? Câu 5: Để góp phần bảo vệ Tổ quốc học sinh cần làm gì? Câu 6: Sống có đạo đức là gì? So sánh điểm giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật? Đối với học sinh chúng ta cần phải làm gì để thực hiện tốt sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? III. TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM. Tình huống, giáo viên lựa chọn tình huống phù hợp với nội dung một trong 3 bài (bài 15,16,17).
  2. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN GDCD LỚP 8 NĂM HỌC : 2020 -2021. I. NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Giáo viên hướng dẫn, ôn tập cho học sinh nội dung trong các bài: 1. Bài 18: Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân 2. Bài 19: Quyền tự do ngôn luận 3. Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam II. NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN RA ĐỀ TỰ LUẬN. Câu 1. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo? Câu 2. Nêu khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? lấy ví dụ ? Câu 3. Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Câu 4. Nêu những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận? Câu 5. Hiến pháp là gì? Từ khi thành lập Nhà nước đến nay, nước ta đã ban hành mấy bản Hiến Pháp. Kể tên? Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 nói về vấn đề gì? Câu 6. Căn cứ vào đâu để khẳng định : Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam ? III. TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM. Tình huống, giáo viên lựa chọn tình huống phù hợp với nội dung một trong 3 bài học trên.
  3. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN GDCD LỚP 7 NĂM HỌC: 2020 -2021. I. NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Giáo viên hướng dẫn, ôn tập cho học sinh nội dung trong các bài: 1. Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (HS học mục a, c phần nội dung bài học) 2. Bài 16: Quyền tự di tín ngưỡng và tôn giáo. 3. Chủ đề: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Bài 17: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở) II. NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Thế nào là tín ngưỡng; tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? So sánh điểm khác nhau giữa tôn giáo với mê tín dị đoan? Câu 2. Nêu một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo? Ở địa phương em đang sinh sống có những tôn giáo chính nào? Câu 3. Thế nào là bộ máy nhà nước? Những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra? Nêu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó? Câu 4. Tại sao nói nhà nước ta là: “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ? Câu 5. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có mấy cơ quan? Trình bày nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)? Câu 6. Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm những cơ quan nào? Tại sao nói Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất và là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ta? III. TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM. Ra tình huống sư phạm. (Nội dung liên quan trong các bài 16 hoặc 17, 18)
  4. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN GDCD LỚP 6 NĂM HỌC : 2020 -2021. I. NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN RA ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Giáo viên hướng dẫn, ôn tập cho học sinh nội dung trong các bài: 1. Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 2. Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 3. Bài 18: Quyền bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín . II. NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN RA ĐỀ TỰ LUẬN. Câu 1. Nêu nội dung cơ bản về quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân? Câu 2. Em hãy nêu một số hành vi xâm phạm đến thân thể, sức khỏe của người khác? Khi thấy các bạn trong trường lớp gây gỗ, đánh nhau em cần phải làm gì? Câu 3. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân là gì? Em hãy kể một số hành vi xâm phạm chổ ở của người khác? Câu 4. Công dân có trách nhiệm như thế nào đối với chỗ ở của mình và chỗ ở của người khác? Khi phát hiện hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác em cần làm gì? Câu 5. Em hãy kể một số hành vi thực hiện đúng và một số hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? III. TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM. Tình huống, giáo viên lựa chọn tình huống phù hợp với nội dung một trong 3 bài học trên. THỐNG NHẤT VỀ CHIA TỶ LỆ CÁC PHẦN BIẾT, HIỂU, VẬN DỤNG - Nhận biết: 40% - Hiểu: 30% - Vận dụng: 30%