Đề ôn tập số 7 môn Ngữ văn khối 9

pdf 1 trang thienle22 9560
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 7 môn Ngữ văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_so_7_mon_ngu_van_khoi_9.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập số 7 môn Ngữ văn khối 9

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA ĐỀ ÔN TẬP SỐ 7 NHÓM VĂN 9 MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Phần I. Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa: “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tun Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể ngủ lại được.” (Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD) Câu 1. Tác giả của truyện ngắn là ai? Truyện ngắn được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 2. Dấu hai chấm trong câu “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung ” có công dụng gì? Câu 3. Qua “Cái lặng im” ở đoạn trích trên, em cảm nhận được điều gì về công việc và hoàn cảnh sống của nhân vật anh thanh niên? Câu 4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng-phân-hợp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận về nhân vật bác. Trong đoạn văn sử dụng một câu ghép, một khởi ngữ (gạch chân và chú thích rõ). Phần II. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tiếng ta phải có những đổi mới, đó là điều tất yếu, vì đời sống tư tưởng và tình cảm ngày nay, nhất là trong lĩnh vực khoa học và kĩ thuật có nhiều cái mới. Tiếng ta phải phát triển. Tất cả vấn đề là làm sao đảm bảo sự phát triển này diễn ra một cách vững chắc trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu, nhưng vẫn giữ được phong cách, bản sắc, tinh hoa của nó. Như vậy tức là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.” (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trang 74, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn đầu đoạn văn trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. Câu 2. Theo tác giả, thế nào là “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”? Câu 3. Từ nội dung đoạn trích trên và hiểu biết của em, hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy) về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. HẾT