Đề kiểm tra Tiếng Việt môn Ngữ văn- Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng Việt môn Ngữ văn- Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_tieng_viet_mon_ngu_van_lop_9.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra Tiếng Việt môn Ngữ văn- Lớp 9
- ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT MÔN :NGỮ VĂN- LỚP 9 Thời gian: 45 phút Đề chẵn: I. Phần trắc nghiệm ( 2đ): Đọc đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất: Câu 1. Đoạn trích chị em Thúy Kiều nói về những nhân vật nào? A.Thúy Kiều và Kim Trọng C. Thúy Kiều và Từ Hải B.Thúy Kiều và Vương Quan D. Thúy Kiều và Thúy Vân Câu 2: Câu thơ “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì? A. Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ C. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ D. Giới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ Câu 3: Theo em, vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, vẻ đẹp của Thúy Kiều sau? A. Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính B. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều D. Vì tác giả muốn đề cao Thúy Vân Câu 4: Từ “trang trọng” trong câu “Vân xem trang trọng khác vời” nói lên nội dung gì? A. Nói lên vẻ đẹp cao sang quý phái của Thúy Vân B. Nói lên sự giàu có của Thúy Vân C. Nói lên vẻ tao nhã của Thúy Vân D. Nói lên vẻ đẹp đài các, sắc sảo của Thúy Vân Câu 5: Theo em, với cách miêu tả con người như thế, Nguyễn Du đã dự báo cuộc đời Thúy Vân diễn ra theo chiều hướng nào? A. Long đong, lận đận C. Bình lặng, suôn sẻ B. Truân chuyên, trắc trở D. Giàu sang, danh vọng Câu 6: Câu thơ “ Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói lên vẻ đẹp nào của Thúy Kiều? A. Nụ cười và giọng nói C. Trí tuệ và tâm hồn B. Khuôn mặt và hàm răng D. Làn da và mái tóc Câu 7: Cụm từ “ nghề riêng” nói về cái tài nào của Thúy Kiều? A. Tài chơi cờ C. Tài đánh đàn B. Tài làm thơ D. Tài vẽ Câu 8: Theo em, với cách miêu tả con người như thế, Nguyễn Du dự báo cuộc đời Thúy Kiều diễn ra theo chiều hướng nào? A. Giàu sang, phú quý B. Bình lặng, suôn sẻ C. Hạnh phúc, vinh hiển D. Trắc trở, khổ đau
- II. Phần tự luận (8 điểm):Đoc đoạn trích sau: “ Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ rằng: - Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân,vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?Giặc phương Bắc ở đây là chỉ triều đại nào? Nêu nội dung của đoạn trích? 2. Xét về cấu trúc ngữ pháp, câu văn “Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân,vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi“ thuộc kiểu câu gì? Xác định kết cấu nòng cốt câu ở trong câu văn đó? 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” 4.Nêu cảm nhận của em về tấm lòng nhân vật nói trong đoạn trích bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu trong đó có sử dụng phép thế và câu bị động.
- ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT MÔN :NGỮ VĂN- LỚP 9 Thời gian: 45 phút Đề lẻ: I. Phần trắc nghiệm: (2đ): Đọc đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất: Câu 1: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích? A. Thể hiện tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Kiều B. Nói lên nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Kiều C. Nói lên tâm trạng buồn bã, lo âu của Kiều D. Thể hiện tâm trạng cô đơn, tội nghiệp, lo âu và nỗi nhớ người thân yêu của Kiều. Câu 2: Cụm từ “khóa xuân” trong câu “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”được hiểu là gì? A. Mùa xuân đã hết C. Bỏ phí tuổi xuân B. Khóa kín tuổi xuân D. Tổi xuân đã tàn phai Câu 3: Hau câu thơ “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng- Tin sương luống những rày trông mai chờ” nói lên nỗi nhớ của Kiều với ai? A. Thúy Vân C. Cha mẹ B. Kim Trọng D. Vương Quan Câu 4: Cum từ “Tấm son” trong câu thơ “ Tấm son gột rủa bao giờ cho phai”sử dụng cách nói nào? A. Ẩn dụ C. Nhân hóa B. Hoán dụ D. So sánh Câu 5: Câu thơ “ Tấm son gột rủa bao giờ cho phai” trên được hiểu như thế nào? A. Tấm lòng son là tấm lòng nhớ thương người yêu. B. Tấm long son trong trắng của Kiều vị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa được? C. Những thứ son phấn Kiều dùng để trang điểm không dễ gột rửa đi được D. Tấm lòng son sắt của Kiều với gia đình, quê hương không bao giờ phai nhạt Câu 6: Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh“ được gọi là gì? A. Thành nhữ C. Hô nhữ B. Thuật ngữ D. Trạng ngữ Câu 7: Qua nỗi nhớ của Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích, ta thấy Kiều là con người như thế nào? A. Là người yếu đuối B. Là người con hiếu thảo C. Là người có tấm lòng vị tha
- D. Là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha. Câu 8 Tác dụng của việc nhắc lại 4 lần cụm từ “ buồn trông” trong 8 câu thơ cuối là gì? A. Nhấn mạnh những hoạt động khác nhau của Thúy Kiều B. Tạo âm hưởng trầm buồn cho các câu thơ C. Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều D. Nhấn mạnh sự ảm đạm của cảnh vật thiên nhiên II. Phần tự luận(8 điểm):Cho đoạn trích sau “ Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng: - Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có thói mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp” 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?Nhân vật xưng “thiếp” có tên là gì? Nêu nội dung đoạn trích? 2. Xét về mục đích nói thì câu văn: “Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp” thuộc kiểu câu gì? Từ ngữ nao thể hiện hình thức kiểu câu đó? 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn trích “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót ” 4. Qua lời bày tỏ của nhân vật trong đoạn trích và dựa vào văn bản, em hãy nêu cảm nhận về nhân vật đó bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 10-12 câu có sử dụng phép nối và câu ghép.