Đề kiểm tra môn Tiếng Việt 9 (tiết 75)

doc 6 trang thienle22 3650
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt 9 (tiết 75)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_tieng_viet_9_tiet_75.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt 9 (tiết 75)

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2018-2019 THCS THCS ĐA TỐN MÔN NGỮ VĂN 9 (TiÕt 75) Thời gian: 45 phút ĐỀ LẺ I. Trắc nghiệm: 2điểm Câu 1: Dòng nào nêu đầy đủ nhất nghĩa của từ đồng chí trong bài thơ cùng tên của tác giả Chính Hữu: A. Người cùng chí hướng, lí tưởng, thường cùng ở trong một đoàn thể chính trị, một tổ chức cách mạng. B. Những người đồng lòng nhất trí hành động. C. Những người cùng chí hướng, nguyện vọng. D. Những người có cùng một mục tiêu nghề nghiệp. Câu 2: Tri kỉ trong câu thơ: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” có nghĩa là gì? A. Đôi bạn rất thân nhau. B. Ích kỉ, việc gì cũng chỉ nghĩ có lợi cho mình. C. Đôi bạn thân thiết đến mức hiểu bạn như hiểu chính mình. D. Biết rõ khả năng của mình. Câu 3: Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả đã sáng tạo nên hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính – nhằm mục đích gì? A. Nói lên cái tiện lợi : Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. B. Làm nổi bật hình ảnh những anh lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi trẻ trung. C. Làm nổi bật điều kiện vận tải vũ khí cho miền Nam thời chống Mĩ. D. Diễn tả tính cách vui vẻ của anh lính lái chiếc xe không kính. Câu 4: Dòng nào nêu đúng giọng điệu của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ? A. Hào hùng, sôi nổi, phù hợp diễn tả ý nghĩa vĩ đại. B. Sâu lắng, thâm trầm, góp phần diễn tả những triết lí sâu sắc. C. Trang nghiêm, thành kính, phù hợp với những sự hi sinh cao cả. D. Thách thức, ngang tàng, pha chút đùa tếu, phù hợp với hình tượng người lính trẻ mà quả cảm. Câu 5: Hình ảnh nào là biểu tượng giàu ý nghĩa nhất trong bài thơ “Bếp lửa”? A. Ngọn khói trăm tàu. B. Tiếng tu hú. C. Bếp lửa. D. Ngọn lửa trăm nhà. Câu 6: Câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng” diễn tả điều gì? A. Khung cảnh rộng lớn của biển cả. B. Biển trời bao la liền một sắc. C. Thể hiện niềm lạc quan mơ mộng của con người. D. Con thuyền đánh cá hiện lên vừa kì vĩ vừa thơ mộng vừa gián tiếp biểu hiện tầm vóc vĩ đại của người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ. Câu 7: Nhận định nào không phù hợp với ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy? A. Biểu tượng của nỗi nhớ quê hương da diết.
  2. B. Biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi sáng. C. Biểu tượng của quá khứ tình nghĩa vẹn tròn. D. Biểu tượng về vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống. Câu 8 : Bài thơ “Ánh trăng” ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Thời kì kháng chiến chống Pháp. B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ. C. Sau ngày đất nước thống nhất. D. Từ những năm 1980 đến nay. II. Tự luận: 8 điểm Câu 1: 4 điểm a. Tóm tắt văn bản “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy. b. Giải thích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề “Chiếc lược ngà”. c. Nêu tình huống của truyện và ý nghĩa của tình huống ấy ? Câu 2 : 4 điểm a.“Quê hương anh nước mặn đồng chua” - Chép các câu thơ tiếp sau để hoàn thành khổ thơ đầu của bài thơ. b. Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào?Ai là tác giả? c. Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán.(Gạch chân chỉ rõ).
  3. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2018-2019 THCS THCS ĐA TỐN MÔN NGỮ VĂN 9 (TiÕt 75) Thời gian: 45 phút ĐỀ CHẴN I. Trắc nghiệm: 2 điểm Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Dòng nào nêu đúng cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”? A. Cảm hứng về con người nhỏ bé lạc lõng giữa vũ trụ bao la. B. Cảm hứng về cách mạng đem lại tự do, độc lập cho dân tộc. C. Cảm hứng về thiên nhiên, vụ trụ hài hòa với cảm hứng về cuộc sống lao động mới. D. Cảm hứng về kháng chiến thắng lợi, hòa bình lập lại. Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là ai? A. Người bà. B. Người mẹ. C. Người bố. D. Người cháu. Câu 3: Câu thơ nào biểu thị bước ngoặt trong dòng diễn biến của sự việc để tác giả gửi gắm chủ đề ở bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy: A. Hồi chiến tranh ở rừng. B. Từ hồi về thành phố. C. Thình lình đèn điện tắt. D. Đột ngột vầng trăng tròn. Câu 4: Qua bài thơ “Ánh trăng” tác giả muốn nhắn nhủ người đọc điều gì? A. Hãy biết yêu quý thiên nhiên tươi đẹp. B. Hãy bảo vệ môi trường sống. C. Hãy trân trọng quá khứ. D. Hãy vươn tới tương lai. Câu 5: Vì sao trong bài thơ “Bếp lửa” – người cháu lại thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liên bếp lửa” ? A. Vì bếp lửa nồng đượm, ấm áp bao kỉ niệm bà cháu, là quê hương trong nỗi nhớ của đứa cháu xa quê. B. Vì bếp lửa nhóm niềm yêu thương, nhóm tâm tình tuổi thơ, nhóm niềm tin tưởng bền bỉ. C. Vì bếp lửa ấp ám tình yêu cảu bà dành cho cháu, cho xóm làng, cho kháng chiến. D. Vì bếp lửa biểu tượng cho người bà, cho quê hương, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ và có sức sống kì diệu. Câu 6: Ý nghĩa nhan đề của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ? A. Là bài thơ viết về tiểu đội xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. B. Là chất thơ vút lên từ cuộc sống, chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của những người lính lái xe. C. Là chất thơ vút lên từ cuộc sống, chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của nhân dân miền Nam. D. Thể hiện thình yêu nồng thắm của những người chiến sĩ lái xe dành cho đồng bào miền Nam.
  4. Câu 7: Hình ảnh “trái tim” cuối “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” lí giải điều gì? A. Ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. B. Sức mạnh của lòng yêu nước của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. C. Sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ, của một dân tộc kiên cường bất khuất trong kháng chiến. D. Lòng căm thù giặc sâu sắc làm nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Câu 8: Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ “Đồng chí” được khai thác từ đâu? A. Từ cái bình dị đời thường của cuộc đời người chiến sĩ cách mạng. B. Từ vẻ đẹp lãng mạn của người chiến sĩ với bụi trường chinh phai áo bạc hào hoa. C. Từ vẻ đẹp ngang tàng vượt lên trên những khó khăn thử thách. D. Từ chất nghệ sĩ trong con người chiến sĩ khi đối mặt với những thủ thách nơi chiến trường. II. Tự luận: 8điểm Câu 1: 4 điểm a. Tóm tắt văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy. b. Trình bày ngắn gọn ý nghĩa nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”. c. Nêu tình huống của truyện và ý nghĩa của tình huống ấy ? Câu 2 : 4 điểm a. “Hồi nhỏ sống với đồng” Chép các câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ đầu của bài thơ. b. Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? c. Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán.(Gạch chân chỉ rõ).
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 (T 75) I. Trắc nghiệm: 2 điểm Mỗi đáp án đúng được 0,25 Đề 1 2 3 4 5 6 7 8 Lẻ A C B D C D A C Chẵn C D C C D B C A II. Tự luận: 8 điểm Đề lẻ: Câu 1: 4 điểm a.Tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà ” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng : 2 điểm - Hình thức: Trình bày thành một đoạn văn, rõ ràng, sạch đẹp theo đúng diễn biến của cốt truyện. - Nội dung: + Ông Sáu được nghỉ phép ba ngày , ông trở về nhà sau 8 năm xa cách . + Con gái không nhận cha + Ba ngày nghỉ phép ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con gái + Cuộc chia tay cảm động của ông Sáu và bé Thu – con ông. + Ở nơi chiến khu, ông Sáu luôn nhớ con , ông đã làm cây lược cho con + Ông Sáu hi sinh sau khi nhờ người đồng đội trao lại kỉ vật cho con gái b.Giải thích ý nghĩa nhan đề (1 đ) c.Nêu tình huống truyện (0.5đ) - Nêu ý nghĩa của tình huống . (0,5đ) Câu 2: 4 điểm a. Chép chính xác 6 câu thơ: 0,5 điểm b. Nêu được tác phẩm ( 0,5đ) ; Nêu được tác giả (0,5đ). c. Viết đoạn văn cảm thụ: 3 điểm - Hình thức : 0,5 điểm - Tiếng việt : câu cảm thán : 0,5đ + Trình bày bằng một đoạn văn tổng – phân – hợp . + Liên kết đoạn văn chặt chẽ, trình bày sạch đẹp. - Nội dung: Làm nổi bật những cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đề chẵn : Câu 1: 4 điểm a. Tóm tắt truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long: 2 điểm - Hình thức: Trình bày thành một đoạn văn, rõ ràng, sạch đẹp theo đúng diễn biến của cốt truyện. - Nội dung: + Truyện kể về anh thanh niên làm công tác khí tượng vật lí và địa cầu sống trên đỉnh núi Yên Sơn. + Trong cuộc gặp gỡ giữa anh, ông họa sĩ già, bác lái xe và cô kĩ sư: anh đã kể về mình, công, việc, suy nghĩ và cuộc đời. + Ông họa sĩ định vẽ anh, anh đã giới thiệu những người khác bởi họ xứng đáng vẽ hơn anh. + Những điều khám phá ở anh làm cho những người khách vô cùng xúc động. +Họ chia tay nhau trong niềm xúc động.
  6. b.Giải thích ý nghĩa nhan đề (1 đ) c.Nêu tình huống truyện (0.5đ) - Nêu ý nghĩa của tình huống . (0,5đ) Câu 2: 4 điểm a.Chép chính xác 7câu thơ: 0,5 điểm b. Nêu được tác phẩm ( 0,5đ) ; Nêu được tác giả (0,5đ). c.Viết đoạn văn cảm thụ: 3 điểm - Hình thức : 0,5 điểm - Tiếng việt : câu cảm thán : 0,5đ + Trình bày bằng một đoạn văn tổng – phân – hợp . + Liên kết đoạn văn chặt chẽ, trình bày sạch đẹp. - Nội dung: Làm nổi bật tình cảm và sự gắn bó của con người với thiên nhiên trong quá khứ . MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 TIẾT 75 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số 40% 30% điểm Lĩnh vực nội dung TN TL TN TL Th Cao TN TL ấp 10% 20 % 1 Thể loại thơ, truyện hiện đại 1 1 1 1 0,25 0,5 0,25 0,5 2 Nghệ thuật thơ, truyện hiện 1 1 đại 0,25 0,25 3 Giá trị nội dung thơ, truyện 1 1 hiện đại 0,25 0,25 4 Nhân vật trong truyện hiện 1 1 đại 0,25 0,25 5 Học thuộc văn bản 1 1 1 1 0,5 1,0 1,0 0,5 6 Tóm tắt nội dung truyện 1 1 2 2,0 2,0 4,0 7 Cảm nhận đoạn trích thơ 1 1 2 2,0 1,0 3,0 Tổng số câu 4 3 1 1 1 1 5 6 Tổng điểm 1,0 2,0 1,0 2,0 2,0 1,0 2,0 8,0 Tổng số câu 11 câu Tổng số điểm 10 điểm