Đề kiểm tra môn Sinh học khối lớp 9 - Trường THCS Văn Đức

doc 11 trang thienle22 5840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học khối lớp 9 - Trường THCS Văn Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_khoi_lop_9_truong_thcs_van_duc.doc
  • docxma trân sinh 9 gửi PGD.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học khối lớp 9 - Trường THCS Văn Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC NĂM HỌC 2019 - 2020 Khối lớp 9 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 05 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 01 Câu 1:Phép lai dưới đây được coi là lai phân tích: A. P: AA x AA B. P: Aa x Aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x aa Câu 2:Các quy luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông đã tiến hành ở: A. Cây đậu Hà lan B. Cây đậu Hà Lan và nhiều loài khác C. Ruồi giấm D.Trên nhêù loài côn trùng Câu 3: Phép lai tạo ra nhiều kiểu gen và nhiều kiểu hình nhất ở con lai là A. DdRr x Ddrr B. DdRr x DdRr C. DDRr x DdRR D. ddRr x đdrr Câu 4: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì: A. Vào kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau Câu 5: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài, số NST giới tính bằng: A. Một chiếc B. Hai chiếc C. Ba chiếc D. Bốn chiếc Câu 6: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là: A.Nhân đôi NST B.Tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồng C. Phân li NST về hai cực của tế bào D. Co xoắn và tháo xoắn NST Câu 7: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là: A.Làm tăng biến dị tổ hợp B.Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật C. Làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp D.Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình Câu 8: Loại nuclêôtit có ở ARN và không có ở ADN là: A. Ađênin B. Timin C. Uaxin D. Guanin Câu 9: Cấu trúc dưới đây tham gia cấu tạo ribôxôm là: A. mARN B. tARN C. rARN D. ADN Câu 10: Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở: A. Trong nhân tế bào B. Trên phân tử ADN C. Trên màng tế bào D. Tại ribôxôm của tế bào chất Câu 11: Cơ chế dẫn đến phát sinh đột biến gen là: A.Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào B.Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào C. Rối loạn trong quá trình tự nhân đôicủa ADN D.Sự phân li của NST trong nguyên phân
  2. Câu 12: Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là: A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến Câu 13: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng: A. 16 B. 21 C. 28 D.35 Câu 14: Phát biểu dưới đây đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng là: A.Luôn giống nhau về giới tính B.Luôn có giới tính khác nhau C. Có thể giống nhau hoặc khác nhau về giới tính D.Ngoại hình luôn giống hệt nhau Câu 15: Hôn phối gần( kết hôn gần giữa những người có quan hệ huyết thống) làm suy thoái nòi giống vì: A.Làm thay đổi kiểu gen vốn có của loài B.Tạo nên tính đa dạng về kiểu hình C.Tạo ra khả năng sinh nhiều con dẫn đến thiếu điều kiện chăm sóc chúng D. Dễ làm xuất hiện các bệnh di truyền Câu 16: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai thứ hai( F2) là: A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 75% Câu 17: Về mặt di truyền, người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì: A. Con lai kinh tế là giống không thuần chủng B. Con lai kinh tế là thể dị hợp sẽ phân li và tạo ở đời sau thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu. C. Làm giảm kiểu gen ở đời con. D. Làm tăng kiểu hình ở đời con. Câu 18: Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học: A.Công nghệ sinh học xử lí môi trường và công nghệ gen B.Công nghệ lên men và công nghệ enzim C.Công nghệ tế bào và công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi D.Công nghệ hoá chất Câu 19: Thoái hoá giống dẫn đến thế hệ sau có biểu hiện: A.Sức sống kém dần B.Sinh trưởng và phát triển chậm, chống chịu kém C.Nhiều tính trạng xấu, có hại bộc lộ D. Tất cả các biểu hiện nói trên Câu 20: Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chọn lọc giống là: A.Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo B. Chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt C.Chọn lọc chủ định và chọn lọc không có chủ định D.Chọn lọc qui mô lớn và chọn lọc qui mô nhỏ Câu 21: Đặc điểm sau đây không được xem là điểm đặc trưng của quần thể là: A.Tỉ lệ giới tính của các cá thể trong quần thể B. Thời gian hình thành của quần thể C.Thành phần nhóm tuổi của các cá thể
  3. D.Mật độ của quần thể Câu 22: Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là: A.Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hoá B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử C. Văn hoá, giáo dục, mật độ, sinh và tử D.Hôn nhân, giới tính, mật độ Câu 23: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở: A.Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã C.Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã D.Biến động về mật độ cá thể trong quần xã Câu 24: Sinh vật nào sau đây luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn? A. Cây xanh và động vật B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ C. Động vật, vi khuẩn và nấm D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm Câu 25: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là: A.Cây có phiến lá to, rộng và dầy B.Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai C.Cây biến dạng thành thân bò D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển Câu 26: Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là: A.Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể B.Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các các thể D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn Câu 27: Quan hệ cộng sinh là: A.Hai loài sống với nhau, loài này tiêu diệt loài kia B. Hai loài sống với nhau và cùng có lợi C. Hai loài sống với nhau và gây hại cho nhau D. Hai loài sống với nhau và không gây ảnh hưởng cho nhau Câu 28: Con người bắt đầu chăn thả gia súc và trồng trọt ở giai đoạn nào dưới đây? A. Thời kì nguyên thuỷ B. Xã hội công nghiệp C. Xã hội nông nghiệp D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng Câu 29: Chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây: A.Trong xã hội công nghiệp, cách sống cơ bản của con người là săn bắt và hái lượm cây rừng B.Con người bắt đầu biết dùng lửa ở xã hội nông nghiệp C. Việc đốt phá rừng bừa bãi của con người gây nhiều hậu quả xấu D. Con người chế tạo được máy hơi nước ở giai đoạn xã hội nông nghiệp Câu 30: Sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là: A. Biến đổi môi trường B. Ô nhiễm môi trường C. Diến thế sinh thái D. Biến động môi trường Câu 31: Nguồn gốc gây ra sự ô nhiễm sinh học môi trường sống là do: A.Các khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu
  4. B. Các chất thải từ sinh vật như phân, xác chết, rác bệnh viện C. Các vụ thử vũ khí hạt nhân D. Các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường Câu 32: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng( tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu)? A. Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước B. Dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên sinh vật C. Bức xạ mặt trời, rừng, nước D. Đất, tài nguyên sinh vật, khí đốt Câu 33: Hệ sinh thái lớn nhất trên quả đất là: A. Rừng mưa vùng nhiệt đới B. Các hệ sinh thái hoang mạc C. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng D. Biển Câu 34: Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, luật bảo vệ môi trường quy định: A.Có thể đưa trực tiếp ra môi trường B.Có thể tự do chuyên chở chất thảI từ nơi này sang nơi khác C. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp D. Chôn vào đất Câu 35: Tài nguyên không tái sinh là gì? A.Là tài nguyên vô tận mà con người có thể khai thác mãi mãi B. Là tài nguyên mà con người khai thác và sử dụng sau một thời gian sẽ bị cạn kiệt C. Là tài nguyên khi được khai thác và sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi D. Là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu Câu 36: Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là gì? A.Là tài nguyên sinh vật B.Là tài nguyên mà con người khai thác và sử dụng sau một thời gian sẽ cạn kiệt C.Là tài nguyên khi được khai thác và sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi D. Là nguồn năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, .được con người sử dụng ngày càng nhiều Câu 37: Tài nguyên nào sau đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên? A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên đất C. Tài nguyên sinh vật D. Tài nguyên trí tuệ con người Câu 38: Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái? A.Bảo vệ các loại động vật hoang dã B.Bảo vệ môi trường sống của sinh vật C.Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng D. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái Câu 39: Biện pháp trồng rừng có hiệu quả chính nào sau đây? A.Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, bảo vệ nguồn gen sinh vật B.Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng C. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá, chống xói mòn, tăng nguồn nước D. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân
  5. Câu 40: Biện pháp phát triển dân số một cách hợp lí có hiệu quả như thế nào đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? A.Tăng nguồn nước B. Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên qúa mức C. Tăng diện tích trồng trọt D. Tăng nguồn tài nguyên khoáng sản Hết .
  6. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC NĂM HỌC 2019 - 2020 Khối lớp 9 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 05 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 02 Câu 1:Phép lai dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là: A. P: aa x aa B. P: Aa x aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x Aa Câu 2: Phép lai tạo ra hai kiểu hình ở con lai là: A. MMpp x mmPP B. MmPp x MmPp C. MMPP x mmpp D. MmPp x MMpp Câu 3: Bộ NST 2n = 48 là của loài: A. Tinh tinh B. Đậu Hà Lan C. Ruồi giấm D. Người Câu 4: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là: A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn B. Đơn bội ở trạng thái đơn C. Lưỡng bội ở trạng thái kép D. Đơn bội ở trạng thái kép Câu 5: Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên A. Nhóm gen liên kết B. Cặp NST tương đồng C.Các cặp gen tương phản D. Nhóm gen độc lập Câu 6: Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là: A.Đại phân tử B.Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C. Chỉ có cấu trúc một mạch D.Được tạo từ 4 loại đơn phân Câu 7: Chức năng của tARN là: A.Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm B. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin C.Tham gia cấu tạo nhân của tế bào D.Tham gia cấu tạo màng tế bào Câu 8: Sự tổng hợp ARN xảy ra trong nguyên phân, vào giai đoạn: A. kì trước B. kì trung gian C. kì sau D. kì giữa Câu 9:Đặc điểm của đột biến gen lặn là: A.Luôn biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể B. Luôn không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể C.Chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp D.Chỉ biểu hiện khi ở trạng thái dị hợp Câu 10: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là: A. Đột biến đa bội thể B. Đột biến dị bội thể C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến mất đoạn NST Câu 11: Đồng sinh là hiện tượng: A.Mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh của mẹ B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ
  7. C.Có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ D.Chỉ sinh một con Câu 12: Bệnh Đao là kết quả của: A. Đột biến đa bội thể B. Đột biến dị bội thể C. Đột biến về cấu trúc NST D. Đột biến gen Câu 13: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở: A. Vật nuôi. B. Vi sinh vật C. Vật nuôi và vi sinh vật. D. Cây trồng Câu 14: Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây: A. Giao phối cận huyết B. Lai kinh tế C. Lai phân tích D. Giao phối ngẫu nhiên Câu 15: Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là: A. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể B.Sự đa dạng về kểu gen trong quần thể C.Sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể D.Làm tăng khả năng xuất hiện đột biến gen Câu 16: Ưu thế lai là hiện tượng: A.Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ B.Con lai có tính chống chịu kém so với bố mẹ C. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ D.Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ Câu 17: Phương pháp chọn lọc giống chỉ dựa trên kiểu hình mà không cần kiểm tra kiểu gen được gọi là: A.Chọn lọc không có chủ định B.Chọn lọc với qui mô nhỏ C. Chọn lọc hàng loạt D.Chọn lọc không đồng bộ Câu 18: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể? A. Nhóm tuổi sau sinh sản B.Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản C.Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản D.Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản Câu 19: Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là: A.Có số cá thể cùng một loài B.Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản Câu 20: Độ nhiều của quần xã thể hiện ở: A.Khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên B.Tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống C. Mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã D. Mức độ di cư của các cá thể trong quần xã
  8. Câu 21: Hãy chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây: A.Sinh vật sản xuất luôn sử dụng sinh tiêu thụ làm thức ăn B.Sinh vật phân giải luôn là nguồn thức ăn của sinh vật tiêu thụ C. Chất hữu cơ do sinh vật sản xuất tổng hợp được là nguồn thức ăn cho các dạng sinh vật trong hệ sinh thái D.Vi khuẩn và nấm không phải là sinh vật phân giải Câu 22: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi: A. Giới hạn sinh thái B. Tác động sinh thái C. Khả năng cơ thể D. Sức bền của cơ thể Câu 23: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biẻu hiện quan hệ là: A.Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế Câu 24: Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là: A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ Câu 25: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là: A.Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y B.Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu C. Cáo đuổi bắt gà D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ. Câu 26: Tác động đáng kể nhất của con người đối với môi trường trong thời kì nguyên thuỷ là: A.Hái lượm cây rừng và săn bắt động vật hoang dã B. Biết dùng lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm cơ thể, xua thú dữ C. Trồng cây lương thực D. Chăn nuôi gia súc Câu 27: Hãy chọn câu có nội dung sai trong các câu sau đây: A.Thời đại văn minh công nghiệp được mở đầu ở thế kỉ XVIII B. Việc tận dụng khai thác khoáng sản được con người thực hiện vào thời kì nguyên thuỷ C. Máy hơi nước được con người chế tạo ở gai đoạn xã hội công nghiệp D. Một phần đất trồng trọt và đất rừng tự nhiên bị giảm là do đô thị hoá Câu 28: Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là: A.Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra B.Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai C. Tác động của con người D. Sự thay đổi của khí hậu Câu 29: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
  9. A.Trồng nhiều cây xanh B.Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải C.Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mội người về bảo vệ môi trường Câu 30: Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây? A. Tài nguyên không tái sinh B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu C. Tài nguyên tái sinh và tái nguyên không tái sinh D. Tài nguyên tái sinh Câu 31: Hãy tìm câu có nội dung sai trong các câu sau đây: A.Đất là môi trường sản xuất lương thực phẩm nuôi sống con người B. Đất là tài nguyên không tái sinh C. Đất là nơi xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông D. Sử dụng đất hợp lí là làm cho đất không bị thoái hoá Câu 32: Hệ sinh thái dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn là: A.Rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới B. Rừng ngập mặn C.Vùng thảo nguyên và hoang mạc D. Rừng mưa nhiệt đới Câu 33: Để góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, cần phải xoá bỏ hành vi nào sau đây? A. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng B. Du canh, du cư C. Xử lí rác thải và không ném rác bừa bãi ra môi trường D. Tham gia vận động người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên Câu 34: Tài nguyên thiên nhiên là gì? A.Là nguồn vật chất sơ khai được hình thành trong tự nhiên B.Là nguồn vật chất tồn tại trong tự nhiên C.Là nguồn sống của con người D. Là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được cho cuộc sống Câu 35: Tài nguyên tái sinh là gì? A.Là tài nguyên vô tận mà con người có thể khai thác mãi mãi B.Là tài nguyên mà con người khai thác và sử dụng sau một thời gian sẽ bị cạn kiệt C. Là tài nguyên khi được khai thác và sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi D. Là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu Câu 36: Tài nguyên tái sinh gồm: A. Tài nguyên đất, tài nguyên nước B. Tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật C. Tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất D. Tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật Câu 37: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là như thế nào? A.Là chỉ sử dụng tài nguyên không tái sinh B.Là chỉ sử dụng tài nguyên tái sinh C.Là chỉ sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
  10. D. Là sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại vừa duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau Câu 38: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước? A. Nước thải không được xử lí B. Khí thải của các phương tiện giao thông C. Tiếng ồn của các loại động cơ D. Động đất Câu 39: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây? A.Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân D. Tăng cường công tác trồng rừng Câu 40: Biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng có hiệu quả chính nào sau đây? A. Toàn dân tích cực tham gia bảo vệ tài nguyên rừng B. Bảo vệ các động vật quý hiếm C. Bảo vệ rừng đầu nguồn D. Bảo vệ nguồn nước Hết . ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN SINH HỌC 9
  11. ĐỀ 1 Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 11 C 21 B 31 B 2 A 12 D 22 B 32 A 3 B 13 A 23 B 33 D 4 C 14 C 24 D 34 C 5 B 15 D 25 D 35 B 6 D 16 B 26 C 36 D 7 C 17 B 27 B 37 D 8 C 18 D 28 A 38 D 9 C 19 D 29 C 39 C 10 D 20 B 30 B 40 B ĐỀ 2 Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 11 B 21 C 31 B 2 D 12 B 22 A 32 B 3 A 13 D 23 B 33 B 4 B 14 B 24 A 34 D 5 A 15 A 25 C 35 C 6 C 16 C 26 B 36 D 7 B 17 C 27 B 37 D 8 B 18 A 28 C 38 A 9 C 19 C 29 D 39 B 10 A 20 C 30 B 40 A