Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Thanh Liệt

pdf 5 trang Thương Thanh 01/08/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Thanh Liệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_thanh_liet.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Thanh Liệt

  1. Ngữ văn 9 PHÒNG GDĐT HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG THCS THANH LIỆT ĐỀ 1 Cho câu thơ: “ Hồi nhỏ sống với đồng” a) Chép các câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ đầu của bài thơ Ánh trăng. b) Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hãy nêu tên hai tác phẩm, tên tác giả cùng viết về đề tài người lính. c) Giải thích ý nghĩa của hình tượng vầng trăng trong bài? d) Tại sao các từ đầu dòng không viết hoa? e) Xác định các phép tu từ và nêu tác dụng? f) Từ “Ngỡ” có vai trò gì trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ? g) “Qua hai khổ đầu bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, ta thấy tình cảm trong quá khứ của người lính hiện lên thật đẹp”. Hãy làm rõ nội dung câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu. Trong đoạn có sử dụng câu mở rộng thành phần và phép lặp (Gạch chân và chú thích rõ) h) Từ các bài thơ với đề tài trên viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận Tổng – phân – hợp nêu suy nghĩ của em về phẩm chất tốt đẹp của người lính qua các thời kì kháng chiến, khi đất nước thống nhất và liên hệ cả thời đại hiện tại của chúng ta. 1
  2. Ngữ văn 9 ĐỀ SỐ 2 Bài I: Cho hai khổ thơ sau: Từ hồi về thành phố Thình lình đèn điện tắt quen ánh điện cửa gương phòng buyn đinh tối om vầng trăng đi qua ngõ vội bật tung cửa sổ như người dưng qua đường đột ngột vầng trăng tròn Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên có ý nghĩa gì trong việc thể hiện cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Câu 2. Có ý kiến cho rằng khổ thứ tư của bài thơ là bước ngoăt của mạch cảm xúc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 3. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và một câu cảm thán (gạch chân). Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ những điều hay lẽ phải, niềm tin và lí tưởng sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ. Đó là những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị. Đó là nơi tiền bạc không quý bằng tình yêu. Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc". (Trích Phép màu nhiệm của đời) 1. Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì? 2. Câu văn "Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc" sử dụng biện pháp tu từ gì? 3. Chỉ ra phép liên kết có trong đoạn văn. 4. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn sau thuộc kiểu câu gì?: "Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ". 5.Từ đoạn văn trên, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa quan trọng của gia đình trong cuộc sống mỗi con người. 2
  3. Ngữ văn 9 ĐỀ SỐ 3 Bài I Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Chao ôi bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy ông đã chấp nhận sự thử thách. (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014) a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Chỉ rõ thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên? c. Nêu phép liên kết trong đoạn văn trên. d. Nhân vật có suy nghĩ trong đoạn văn trên là ai và giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm? e. Viết một bài văn khoảng 1 trang giấy thi trình bày cảm nhận của em về tuổi trẻ Việt Nam qua BN em vừa xác định. Bài II Cho đoạn thơ sau: “Thình lình đèn điện tắt phòng buyn – đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn” Câu 1: Từ “thình lình” và “đột ngột” đặt ở đầu câu có tác dụng gì? Hai từ này có thể thay đổi vị trí cho nhau được không? Vì sao? Câu 2: Chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong bài. Câu 3: Cảm nhận về khổ thơ trên bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu. Trong đoạn có phép thế và câu có thành phần khởi ngữ? 3
  4. Ngữ văn 9 ĐỀ SỐ 4 Bài I: Câu 1 (3.0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng " ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm lấy cổ ba nó". ("Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng). a. "Nó" được sử dụng trong phần trích trên để chỉ nhân vật nào trong tác phẩm? b. Hãy nêu nội dung của đoạn văn. c. Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ nào? d. Viết đoạn văn Bài II: Từ xưa tới nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong bài thơ “Ánh trăng” nhà thơ Nguyễn Duy viết: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng” Câu 1: Hãy giải thích từ “mặt” trong đoạn thơ trên, từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “mặt” nào theo nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào? Câu 2: Viết về trăng, ở hai khổ thơ đầu Nguyễn Duy dùng từ “tri kỉ”, “tình nghĩa” đến khổ thơ thứ ba tác giả lại dùng từ “người dưng”. Hãy lí giải vì sao nhà thơ lại viết như thế? Câu 3: Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên (Trình bày bằng một đoạn văn quy nạp, trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép lặp để liên kết) Câu 4: Từ khổ thơ trên và kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử trước lỗi lầm. 4
  5. Ngữ văn 9 ĐỀ SỐ 5 Bài I: Đọc kĩ câu chuyện sau và viết đoạn văn 15-20 câu cho biết em cảm nhận được gì qua nội dung câu chuyện, nhất là giờ đây em đang đứng trước một kì thi đòi hỏi bản thân phải nỗ lực rất nhiều. "Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham gia cuộc đua 100m. Súng hiệu nổ, tất cả đều cố lao về phía trước. Trừ một cậu bé, cậu ngã liên tục trên đường đua, cậu bé đã bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Sau đó tất cả đều quay trở lại không trừ một ai! Một cô bé bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé và nói: “Như thế này em sẽ thấy tốt hơn”. Cô bé nói xong cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt. Câu chuyện cảm động này đã lan truyền qua mỗi kỳ Thế vận hội về sau". (Theo "Quà tặng trái tim", NXB Trẻ 2003) Bài II: Cho đoạn thơ sau: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng” Câu 1: Hãy giải thích từ “mặt” trong đoạn thơ trên, từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “mặt” nào theo nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào? Câu 2: Viết một đoạn văn theo lối quy nạp (10 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên? Trong đoạn có dùng câu hỏi tu từ và phép lặp. Câu 3: Từ khổ thơ trên và kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử trước lỗi lầm. 5