Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đình Xuyên

docx 4 trang thienle22 4760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đình Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_dinh_xuyen.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đình Xuyên

  1. Trường THCS Đình Xuyên ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 ĐỀ CHẴN I.Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Chọn câu trả lời đúng (0,25đ) 1.Phương châm về lượng là: A. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa. B.Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. C. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. D. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. 2. Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 3. “Tuyệt”nghĩa là dứt, không còn gì: A. Tuyệt mật B. Tuyệt tác C. Tuyệt trần D. Tuyệt giao 4.Trong những tổ hợp từ sau đây tổ hợp từ nào là tục ngữ: A. Tấc đất, tấc vàng C. Đất cày lên sỏi đá B. Đất mặn đồng chua D. Nghiêng nước nghiêng thành 5.Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau: A. Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt B. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán C. Từ Hán Việt không phải là bộ phận của vốn từ tiếng Việt D. Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán 6. Hai câu thơ sau đây tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa.( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận) A. Nhân hóa, ẩn dụ C. So sánh, nhân hóa. B. Nhân hóa, hoán dụ. D. So sánh, hoán dụ. 7.Trong câu thơ sau Phạm Tiến Duật đã sử dụng biện pháp tu từ gì? “Chỉ cần trong xe có một trái tim” A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nói quá D.Nhân hóa 8. Từ nào dưới đây là từ tượng hình: A. Lao xao B. Ha ha C. Ầm ầm D. Hối hả
  2. Trường THCS Đình Xuyên II. Tự luận: ( 8điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên: - Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng. Câu 1. Tìm và ghi lại một lời dẫn trực tiếp. Cho biết đó là lời của ai nói với ai? Câu 2.Câu văn:“Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!” xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Câu 3. Chỉ ra và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại trong đoạn trích trên? Câu 4: Ghi lại 1 từ ngữ địa phương có trong đoạn trích và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng. Câu 5. Viết một đoạn văn khoảng 8- 10 câu theo phép lập luận tổng - phân - hợp làm rõ tình cảm yêu thương cha thắm thiết, sâu nặng của nhân vật "con bé" trong tác phẩm chứa đoạn trích trên, trong đoạn có sử dụng câu bị động và thành phần biệt lập tình thái (gạch chân và chú thích).
  3. Trường THCS Đình Xuyên ĐỀ LẺ I.Trắc nghiệm: ( 2 đ) Chọn câu trả lời đúng (0,25đ) 1.Phương châm về chất là: A. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa. B. Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. C. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. D. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. 2. Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 3. “Tuyệt”nghĩa là (đẹp, hay, tốt) đến mức như không còn có thể hơn: A. Tuyệt mật B. Tuyệt tác C. Tuyệt tình D. Tuyệt giao 4.Trong những tổ hợp từ sau đây tổ hợp từ nào là thành ngữ: A. Đói mòn đói mỏi C. Nhất thì, nhì thục B. Tấc đất, tấc vàng D. Đói cho sạch, rách cho thơm 5.Chọn quan niệm không đúng trong những quan niệm sau: A. Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ đáng kể trong vốn từ tiếng Việt B. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán C. Từ Hán Việt là bộ phận của vốn từ tiếng Việt D. Không nên dùng từ Hán Việt trong khi nói và viết 6. Hai câu thơ sau đây tác giả đã sử dụng phép tu từ gì?(0,5) Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật) A. Điệp ngữ, ẩn dụ C. So sánh, điệp ngữ. B. Nhân hóa, điệp ngữ. D. Điệp ngữ, hoán dụ. 7.Trong câu thơ sau Phạm Tiến Duật đã sử dụng biện pháp tu từ gì? “ Ung dung buồng lái ta ngồi” A. Ẩn dụ B. Nói quá C. Đảo ngữ D.Nhân hóa 8. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh? A. Hối hả B. Lác đác C. Xôn xao D. Lật đật II. Tự luận: ( 8đ) Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi: Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
  4. Trường THCS Đình Xuyên “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Câu 1. Ghi lại lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên. Cho biết đó là lời của ai nói với ai? Câu 2.Câu thơ:“Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Câu 3. Chỉ ra và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại trong đoạn thơ trên? Câu 4: Ghi lại và giải thích 1 thành ngữ có trong bài thơ. Câu 5. Viết một đoạn văn T-P-H khoảng 8 - 10 câu, cảm nhận của em về người bà trong bài "Bếp lửa". Trong đoạn có sử dụng câu bị động và phép nối (gạch chân và chú thích).