Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 tiết 157 (theo ppct)

docx 7 trang thienle22 4280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 tiết 157 (theo ppct)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_tiet_157_theo_ppct.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 tiết 157 (theo ppct)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾT 155 - NGỮ VĂN 9 Mức độ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng TỔN Nội dung cao G TN TL TN TL TN TL TN TL I-C II-C Các thành phần biệt lập 1,2 I-C5 1,75 1 II-C I-C II-C Nghĩa tường minh và hàm ý 4,75 2 6,7,8 3 I-C 4 Khởi ngữ 0,25 II- Phương tiện liên kết câu II-C4 3,25 I-C 3 C4 Tổng số điểm 10 1 3 1 2 2 1 Tỉ lệ % 20 20 10% 30% 10% 10% 100% % %
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề 01 Tiết 157 (Theo PPCT) Thời gian làm bài: 45 phút Phần I -Trắc nghiệm(2 điểm): Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh vào đáp án đúng nhất: 1: Phần in đậm trong câu: “Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ” là thành phần nào dưới đây? A: Thành phần phụ chú B: Thành phần gọi - đáp C: Thành phần tình thái D: Thành phần cảm thán 2: Câu văn nào có thành phần khởi ngữ? A: Tôi mê hát. B: Tôi là con gái Hà Nội. C: Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. D: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. 3: Phép liên kết câu nào được sử dụng trong hai câu văn sau : “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát.”? A: Phép lặp B: Phép thế C: Phép nối D: Phép liên tưởng 4: Từ in đậm trong câu: “Còn tôi thì tôi chỉ biết im lặng.” có vai trò gì? A: Khởi ngữ đầu câu B: Thành phần phụ chú chỉ đối tượng của thái độ im lặng. C: Thành phần tình thái chỉ thái độ của “tôi”. D: Từ kết nối với các câu trước nó. 5: Các thành phầngọi- đáp, phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Đúng hay sai? A: Đúng B: Sai 6: Trong truyện “Chiếc lược ngà”, nhân vật bé Thu nói với ông Sáu: “Cơm chín rồi”. Theo em, câu nói đó có hàm ý gì? A: Thông báo việc nấu cơm đã xong. B: Nhờ ông Sáu bắc nồi cơm ra C: Nhắc ông Sáu vô ăn cơm D: Khoe mình đã hoàn thành công việc. 7: Nếu phải nói tường minh thì câu văn sau sẽ được nói như thế nào: “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!” (truyện “Chiếc lược ngà”)? A: Cơm sắp nấu xong rồi đấy. B: Chắt nước nồi cơm giùm cái. C: Vô ăn cơm đi. D: Nấu hộ nốt nồi cơm đi. 8: Từ in đậm trong câu thơ: “Ôi!Hàng tre xanh xanh Việt Nam!” thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ Viễn Phương (trong bài thơ “Viếng lăng Bác”)? A: Vui B: Buồn C: Bâng khuâng D: Xúc động Phần II-Tự luận Câu 1(1 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập có trong khổ thơ sau và cho biết tên của thành phần biệt lập đó?: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
  3. Sương chùng chình qua ngõ Hình thu đã về” (“Sang thu” - Hữu Thỉnh) Câu 2: (2 điểm): Cho biết hàm ý của nhân vật những người trên mây trong những câu thơ sau (Bài thơ “Mây và Sóng”): “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng,bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.” Câu 3 (2 điểm): Đặt câu trong đó có sử dụng: a: Thành phần tình thái b: Thành phần phụ chú. Câu 4(3 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 2/3 mặt giấy thi nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của gia đình trong cuộc sống của con người. Trong đoạn văn có sử dụng phép lặp, phép thế (Gạch chân dưới những từ ngữ dùng làm phép lặp, phép thế)
  4. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề 02 Tiết 157 (Theo PPCT) Thời gian làm bài: 45 phút Phần I -Trắc nghiệm(2 điểm): Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh vào đáp án đúng nhất: 1: Phần in đậm trong câu: “Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn mà ăn mừng đấy! ” là thành phần nào dưới đây? A: Thành phần phụ chú B: Thành phần gọi - đáp C: Thành phần tình thái D: Thành phần cảm thán 2: Câu văn nào có thành phần khởi ngữ? A: Tối nay, ăn thì tôi ăn rồi nhưng học thì tôi chưa học. B: Tối nay bạn có đi xem văn nghệ không? C: Sáng hôm ấy, nó đã đến gặp tôi D: Chị cứ đi, đi mãi 3: Phép liên kết câu nào được sử dụng trong hai câu văn sau : “Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm.”? A: Phép liên tưởng B: Phép thế C: Phép nối D: Phép lặp 4: Từ in đậm trong câu: “Còn cô kĩ sư chỉ “Ồ” lên một tiếng.” có vai trò gì? A: Khởi ngữ đầu câu B: Thành phần phụ chú chỉ xuất xứ của tiếng “Ồ”. C: Thành phần tình thái chỉ thái độ của cô gái D: Từ kết nối với các câu trước nó. 5: Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Đúng hay sai? A: Đúng B: Sai 6: Trong truyện “Chiếc lược ngà”, nhân vật bé Thu nói với ông Sáu: “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”. Theo em, câu nói đó có hàm ý gì? A: Nhờ ông Sau bắc nồi cơm ra. B: Thông báo việc đang nấu cơm C: Nhắc ông Sáu nấu cơm hộ mình D: Khoe mình sắp hoàn thành công việc. 7: Nếu phải nói tường minh thì câu văn sau sẽ được nói như thế nào: “Cơm chín rồi” (truyện “Chiếc lược ngà”)? A: Bắc nồi cơm ra. B: Cơm đã nấu xong rồi. C: Vô ăn cơm đi. D: Đơm cơm ra đi. 8: Từ in đậm trong câu: “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” thể hiện thái độ gì của nhân vật anh thanh niên (trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”)? A: Tức giận B: Bất ngờ C: Ngạc nhiên D: Nghi ngờ Phần II-Tự luận Câu 1(1 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập có trong khổ thơ sau và cho biết tên của thành phần biệt lập đó?: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
  5. Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” (“Sang thu” - Hữu Thỉnh) Câu 2: (2 điểm): Cho biết hàm ý của nhân vật những người dưới sóng trong những câu thơ sau (Bài thơ “Mây và Sóng”): “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao” Câu 3 (2 điểm): Đặt câu trong đó có sử dụng: a: Thành phần tình thái b: Thành phần cảm thán. Câu 4(3 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 2/3 mặt giấy thi nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của quê hương trong cuộc sống của con người. Trong đoạn văn có sử dụng phép lặp, phép thế (Gạch chân dưới những từ ngữ dùng làm phép lặp, phép thế)
  6. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề 01 Tiết 157 (Theo PPCT) Thời gian làm bài: 45 phút Phần I- Trắc nghiệm: 2 điểm (Mỗi ý đúng đạt 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C A A A B B D Phần II- Tự luận: 8 điểm Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 - Chỉ đúng thành phần biệt lập (Hình như) 0,5đ - Thành phần biệt lập : Tình thái. 0,5đ Câu 2 Hàm ý: Hãy đi chơi cùng chúng tớ đi! Câu 3 Đặt đúng câu trong đó có sử dụng: a- Thành phần tình thái 1,0đ b- Thành phần cảm thán. 1,0đ Câu 4 * Về nội dung: Đảm bảo các nội dung sau: HS nêu được những suy 2,0đ nghĩ của em về ý nghĩa của gia đình trong cuộc sống của con người: + Gia đình là gì? 0,25đ + Biểu hiện của gia đình? 0,25đ + Suy nghĩ về vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc sống của mỗi người. 0,5đ + Cần làm gì để xây dựng gia đình hạnh phúc? (Nêu việc làm cụ 0,5đ thể ) 1,0 đ * Về hình thức: 0,25đ - Đoạn văn diễn dịch (10 câu). 0,25đ - 2/3 mặt giấy, liên kết chặt chẽ giữa các ý 0,5đ - Có phép lặp và phép thế (Gạch chân và chú thích) .
  7. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề 01 Tiết 157 (Theo PPCT) Thời gian làm bài: 45 phút Phần I- Trắc nghiệm: 2 điểm (Mỗi ý đúng đạt 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A D A A A C C Phần II- Tự luận: 8 điểm Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 - Chỉ đúng thành phần biệt lập (Ôi !) 0,5đ - Thành phần biệt lập :Cảm thán. 0,5đ Câu 2 Hàm ý: Hãy đi chơi cùng chúng tớ đi! Câu 3 Đặt đúng câu trong đó có sử dụng: a- Thành phần tình thái 1,0đ b- Thành phần phụ chú. 1,0đ Câu 4 * Về nội dung: Đảm bảo các nội dung sau: HS nêu được những suy 2,0đ nghĩ của em về ý nghĩa của về ý nghĩa của quê hương trong cuộc sống của con người: + Quê hương là gì? 0,25đ + Biểu hiện của quê hương? 0,25đ + Suy nghĩ về vai trò quan trọng của quê hương trong cuộc sống của mỗi người. 0,5đ + Cần làm gì để xây dựngquê hương ngày càng giàu đẹp? (Nêu việc 0,5đ làm cụ thể ) * Về hình thức: 1,0 đ - Đoạn văn diễn dịch (10 câu). 0,25đ - 2/3 mặt giấy, liên kết chặt chẽ giữa các ý 0,25đ - Có phép lặp và phép thế (Gạch chân và chú thích) 0,5đ