Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9: Thơ và truyện hiện đại

docx 6 trang thienle22 4270
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9: Thơ và truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_tho_va_truyen_hien_dai.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9: Thơ và truyện hiện đại

  1. TRƯỜNG THCS ĐÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian: 45 phút. Đề 1 Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc đoạn văn sau và khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng. “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ”( Kim Lân) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? A. Làng B. Chiếc lược ngà C. Lặng lẽ Sa Pa D. Chuyện người con gái Nam Xương Câu 2: Văn bản trên sáng tác năm nào? A. 1946 B. 1947 C. 1948 D. 1949 Câu 3: Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng của ông Hai khi nào? A. Khi nghe người đàn bà ẵm con nói làng chợ Dầu theo giặc. B. Khi ông Hai từ chỗ nghe tin giữ trở vầ nhà. C. Khi ông Hai được bà chủ nhà báo tin không cho ở nhờ. D. Khi ông Hai thủ thỉ trò chuyện với thằng con út. Câu 4: Nét đặc sắc trong cách miêu tả tâm trạng nhân vật ở đoạn văn trên là gì? A. Miêu tả tâm trạng nhân vật bằng độc thoại nội tâm. B. Miêu tả tâm trạng nhân vật trực tiếp qua hành động. C. Miêu tả tâm trạng nhân vật qua các nhân vật khác. D. Miêu tả tâm trạng một cách rất cụ thể. Câu 5: Em hiểu thế nào về tâm trạng ông Hai trong đoạn văn đó? A. Thương các con sẽ bị hắt hủi bởi làng theo giặc. B. Thương mình và các con bị làm dân làng theo giắc. C. Xấu hổ, tủi nhục vì làng pông theo giặc. D. Cảm nhận sâu sắc nỗi đau khổ, nhục nhã của người dân mà làng theo giặc. Câu 6: Dòng nào thể hiện đúng ý nghĩa những câu hỏi trong đoạn văn? A. Thể hiện tâm trạng hoài nghi. B. Thể hiện tâm trạng lo lắng, sợ hãi. C. Thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa. D. Thể hiện tâm trạng băn khoăn, dằn vặt. Câu 7: Câu văn “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra ” là câu? A. Câu đơn tồn tại B. Là câu đơn C. Là câu ghép D. Là câu ghép có hai vế. Câu 8: Đọc truyện ngắn có đoạn trích trên, em hiểu ông Hai là người có phẩm chất gì? A. Ông coi trọng danh dự. B. Ông rất yêu làng. C. Ông yêu nước tha thiết. D. Tất cả những đức tính trên. Phần II: (8 điểm)
  2. Cho câu thơ sau: “ Ngửa mặt lên nhìn mặt” Câu 1: Chép chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ? Khổ thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Có thể viết câu thơ đầu tiên của khổ thơ thành: “ Ngửa mặt lên nhìn trăng” được không? Vì sao? Câu 3: Từ láy “rưng rưng” trong câu thơ thứ hai cho em hiểu gì về cảm xúc của nhà thơ? Câu 4: Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, phép nối, câu ghép ( chú thích rõ) Câu 5: Chép hai câu thơ trong một bài thơ đã học lớp 7 cũng gợi tả sự đối diện giữa con người và vâng trăng. Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm? Đề 2 Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc đoạn văn sau và khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng. “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa – Ai người ta buôn bán mấy – Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước . lại càn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?” . ( Làng – Kim Lân) Câu 1: Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự kết hợp với biểu cảm B. Miêu tả kết hợp tự sự. C. Thuyết minh kết hợp tự sự. D. Biểu cảm kết hợp thuyết minh. Câu 2: Trong đoạn truyện, tính cách nhân vật ông Hai được xây dựng bằng cách nào? A. Giới thiệu qua lời người kể chuyện. B. Thể hiện qua hành động của nhân vật. C. Bộc lộ qua độc thoại nội tâm của nhân vật. D. Bộc lộ qua đối thoại trực tiếp của nhân vật. Câu 3: Đoạn truyện có nhiều câu hỏi, điều đó có ý nghĩa gì? A. Là biểu hiện của độc thoại nội tâm. B. Thể hiện sự băn khoăn của ông Hai. C. Gây ấn tượng cho người đọc.
  3. D. Tất cả ý kiến trên. Câu 4: “ Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?” là loại câu gì? A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt C. Câu đơn D. Câu ghép. Câu 5: Người kể chuyện trong tác phẩm “ Làng ” là ai? A. Ông Hai B. Bác Thứ C. Không xuất hiện D. Ông chủ tịch Câu 6: Ông Hai nghĩ về điều gì nhiều nhất? A. Nghĩ về bản thân B. Nghĩ về gia đình C. Nghĩ về tương lai của làng D. Nghĩ về những người nơi tản cư. Câu 7: Em hiểu thế nào về tâm trạng của ông Hai trong Đoạn trích trên? A. Băn khoăn, xấu hổ, lo lắng cho làng Dầu. B. Băn khoăn, thất vọng về làng Dầu. C. Băn khoăn rồi không tin là sự thật D. Băn khoăn, xấu hổ rồi thất vọng về làng. Câu 8: Qua truyện “ Làng”, ta có thể hiểu nhà văn Kim Lân là người như thế nào? A. Hiểu sâu sắc thế giới tinh thần của người nông dân. B. Hiểu sâu sắc cuộc sống của người nông dân. C. Yêu làng quê, trung thành với kháng chiến. D. Tất cả các ý kiến trên Phần II: (8 điểm) Cho câu thơ sau:“Trăng cứ tròn vành vạnh” Câu 1: Chép chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ? Khổ thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Câu thơ thứ ba trong khổ thơ em vừa chép tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp đó? Câu 3: Theo em, vì sao có thể nói đó là cái “giật mình” đầy ý nghĩa? Câu 4: Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, phép nối, câu ghép ( chú thích rõ) Câu 5: Chép hai câu thơ trong một bài thơ đã học lớp 7 cũng gợi tả sự đối diện giữa con người và vâng trăng. Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm?
  4. Đề 3 Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm). Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng: Câu 1: Dòng nào nói đúng hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Chiếc lược ngà”? A. Viết năm 1965, khi tác giả hoạt động ở chhiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. B. Viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chhiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. C. Viết năm 1954, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp. D. Viết năm 1967, khi tác giả hoạt động ở chhiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Câu 2: Cho biết tác phẩm “Chiếc lược ngà” của tác giả nào? A. Nguyễn Minh Châu B. Nguyễn Quang Sáng C. Nguyễn Thành Long D. Kim Lân Câu 3: Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? A. Ông Sáu. B. Bé Thu. C. Bạn của ông Sáu. D. Bà ngoại bé Thu. Câu 4: Tác phẩm “Chiếc lược ngà” được viết theo thể loại nào? A.Hồi kí. C. Tiểu thuyết. B. Tùy bút. D. Truyện ngắn. Câu 5: Truyện ngắn đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong mấy tình huống? A. Một. B. Hai. C.Ba. D. Bốn. Câu 6: Cốt truyện “Chiếc lược ngà” tập trung thể hiện nội dung gì? A. Kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu. B. Thái độ và hành động của bé Thu với ba. C.Tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. D. Tình đồng đội giữa ông Sáu và bạn. Câu 7: Vì sao tác giả lại đặt tên cho tác phẩm là “Chiếc lược ngà”? A. Vì ngà voi rất quý lại gắn với tình yêu con của ông Sáu. B. Chiếc lược ngà là kỷ vật của tình cha con thiêng thiêng sâu sắc. C. Vì ông Sáu mấ nhiều công sức vì nó mà chưa trao kịp cho con. D. Vì bé Thu dặn cha mua cho một cây lược. Câu 8: Nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng truyện? A. Cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ tự nhiên nhưng hợp lí. B. Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.
  5. C.Trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. D. Tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lý; thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật. Phần II:(8 điểm) Trong bài thơ “Bếp lửa”, Bằng Việt có viết: Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Câu 1(1 điểm): Chép chính xác 10 câu tiếp theo và nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ em vừa chép. Câu 2 (2 điểm): Trong khổ thơ chi tiết nào được tác giả nhắc đi, nhắc lại nhiều lần? Việc nhắc lại nhiều lần chi tiết này có ý nghĩa gì? Câu 3(5 điểm): Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận về khổ thơ em vừa chép, trong đó có sử dụng câu có lời dẫn trực tiếp. Đề 4 Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm). Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng: Câu 1: Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” được viết trong hoàn cảnh nào? A. Kháng chiến chống Mĩ. B. Kháng chiến chống Pháp. C. Sau kháng chiến chống Mĩ. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 2: Cho biết tác giả của truyện“Lặng lẽ Sa Pa” là ai? A.Kim Lân B. Nguyễn Quang Sáng C. Nguyễn Thành Long D.Lê Minh Khuê Câu 3: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi 1 B. Ngôi 3 C. Cả 2 đáp án A và B đúng D. Cả 2 đáp án A và B sai Câu 4: Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn. C. Tùy bút. B. Tiểu thuyết. D. Hồi kí. Câu 5: Tình huống của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là gì? A. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. B. Cuộc nói chuyện đầy thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già.
  6. C. Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời của mình. D. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa bao giờ biết về nhau. Câu 6: Nêu nhận xét về cốt truyện“Lặng lẽ Sa Pa”: A. Đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đĩnh Yên Sơn. B. Phức tạp miêu tả cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh niên. C. Miêu tả .nhân vật chính là anh thanh niên chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng đã để lại trong lòng ngựời đọc những tình cảm tốt đẹp nhất. D. Cả 3 đáp án đều sai. Câu 7: Ý nghĩa của nhan đề “ Lặng lẽ Sa Pa”là: A. vẻ đẹp của Sa Pa, vẻ đẹp lặng lẽ, êm đềm và rất thơ mộng, lặng lẽ mà không hề quạnh hưu. B. khắc hoạ vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng. C. vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên. D. cả A, B, đều đúng. Câu 8: Nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng truyện? A.Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. B. Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý. C. Cách kể truyện tự nhiên. D. Miêu tả biến tâm lí nhân v ật sâu sắc diễn. Phần II. (8 điểm). Cho câu thơ: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa. Câu 1. (1 điểm): Hãy chép bảy câu thơ tiếp theo, nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ em vừa chép. Câu 2. (2 điểm):Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép mang những nét nghĩa nào? Hãy giải nghĩa. Câu 3. (5 điểm):Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận về khổ thơ em vừa chép, trong đó có sử dụng sử dụng một câu ghép.