Đề kiểm tra môn Ngữ văn 9 tiết 68+ 69 (theo KHDH)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn 9 tiết 68+ 69 (theo KHDH)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_9_tiet_68_69_theo_khdh.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn 9 tiết 68+ 69 (theo KHDH)
- PHềNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG Tiết: 68+ 69 (theo KHDH) Thời gian làm bài 90 phút Năm học 2018 – 2019 Duyệt ngày I. Đề bài: HS chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Hãy đóng vai Trương Sinh kể lại phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” ( từ đầu đến " Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!". Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. II. Đáp án và biểu điểm: 1. Yêu cầu: Bài làm của HS phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 1.1. Đề 1: a. Mở bài: - Giới thiệu lí do hoặc tình huống để kể lại đoạn truyện: + TH1: Hôm nay là ngày giỗ đầu của vợ tôi + TH2: Đứa con hỏi tôi về Vũ Nương - Giới thiệu tâm trạng nhân vật tôi vào thời điểm này: đau khổ, tuyệt vọng, b. Thân bài: Kể lại đoạn truyện: * Giới thiệu về bản thân: tên, nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, phẩm chất, . * Kể lại nội dung đoạn truyện theo các chặng sau: - Trong cuộc sống vợ chồng - Khi tôi đi lính: + Thường xuyên thư từ về nhà + Khi biết vợ có mang, sinh ra bé Đản-> vui mừng khôn xiết + Biết tin mẹ ốm-> lo lắng - Khi tôi trở về: + Vui mừng vì được đoàn tụ gia đình + Buồn, đau khổ khi biết vợ phản bội + Ki phát hiện vợ bị oan-> buồn chán, lo cho con hơn c. Kết bài: - Kết thúc đoạn truyện: vợ chết, tôi chán nản, tự trách mình - Rút ra bài học cho bản thân: + Cố gắng sống tốt hơn + Sẽ đối xử tốt với bé Đản + Mong mọi người sẽ yêu thương nhau hơn( hoặc mong XH có những cải đổi giúp cho ĐN và c/s tốt đẹp hơn) 1.2. Đề 2: a. Mở bài: - Giới thiệu lí do hoặc tình huống để kể lại truyện:
- + Tình huống 1: Hôm nay là ngày 22/12. + Tình huống 2: Trong buổi giao lưu - Giới thiệu khá quát về cuộc gặp gỡ của mình với người lính láI xe trong bài “Bài thơ ” b. Thân bài: Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ: * Bắt đầu cuộc gặp gỡ: kể những thay đổi về ngoại hình của người lính, cuộc hỏi thăm, trò chuyện của mình với người lính. * Trong cuộc gặp gỡ: Người lính đã kể về cuộc kháng chiến chống Mĩ như thế nào?; tâm trạng của em ra sao? c. Kết bài: - Kết thúc cuộc gặp gỡ: cuộc chia tay như thế nào, lời cảm ơn, lời chúc, - Rút ra bài học cho bản thân: Cố gắng sống tốt hơn để xứng đáng với công lao của những người đi trước. 2. Biểu điểm: * Biểu điểm từng phần: Mở bài: 1,5 điểm. Thân bài: 7 điểm. Kết bài: 1,5 điểm. * Biểu điểm toàn phần: + Điểm 9 - 10: Bài viết hay, có sự kết hợp các PTBĐ tự sự, miêu tả, biểu cảm, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. + Điểm 7 – 8: Đảm bảo yêu cầu về ngôi kể, đủ các sự việc chính, không mắc quá 3 lỗi diễn đạt. + Điểm 5 – 6: Đạt 1/2 yêu cầu trên. Nội dung trình bày được nhưng còn nhiều sai sót, không rõ ý. HS mắc không quá 6 lỗi thông thường. + Điểm 3 – 4: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt kém dẫn đến không hiểu nội dung. + Điểm 2: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn.