Đề kiểm tra môn Ngữ văn 9 - Phần văn học hiện đại

docx 3 trang thienle22 4100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn 9 - Phần văn học hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_9_phan_van_hoc_hien_dai.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn 9 - Phần văn học hiện đại

  1. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian: 45 phút ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm: 2điểm Câu 1: Dòng nào nêu đầy đủ nhất nghĩa của từ đồng chí trong bài thơ cùng tên của tác giả Chính Hữu: A. Người cùng chí hướng, lí tưởng, thường cùng ở trong một đoàn thể chính trị, một tổ chức cách mạng. B. Những người đồng lòng nhất trí hành động. C. Những người cùng chí hướng, nguyện vọng. D. Những người có cùng một mục tiêu nghề nghiệp. Câu 2: Tri kỉ trong câu thơ: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” có nghĩa là gì? A. Đôi bạn rất thân nhau. B. Ích kỉ, việc gì cũng chỉ nghĩ có lợi cho mình. C. Đôi bạn thân thiết đến mức hiểu bạn như hiểu chính mình. D. Biết rõ khả năng của mình. Câu 3: Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả đã sáng tạo nên hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính – nhằm mục đích gì? A. Nói lên cái tiện lợi : Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. B. Làm nổi bật hình ảnh những anh lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi trẻ trung. C. Làm nổi bật điều kiện vận tải vũ khí cho miền Nam thời chống Mĩ. D. Diễn tả tính cách vui vẻ của anh lính lái chiếc xe không kính. Câu 4: Dòng nào nêu đúng giọng điệu của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ? A. Hào hùng, sôi nổi, phù hợp diễn tả ý nghĩa vĩ đại. B. Sâu lắng, thâm trầm, góp phần diễn tả những triết lí sâu sắc. C. Trang nghiêm, thành kính, phù hợp với những sự hi sinh cao cả. D. Thách thức, ngang tàng, pha chút đùa tếu, phù hợp với hình tượng người lính trẻ mà quả cảm. Câu 5: Hình ảnh nào là biểu tượng giàu ý nghĩa nhất trong bài thơ “Bếp lửa”? A. Ngọn khói trăm tàu. B. Tiếng tu hú. C. Bếp lửa. D. Ngọn lửa trăm nhà. Câu 6: Câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng” diễn tả điều gì? A. Khung cảnh rộng lớn của biển cả. B. Biển trời bao la liền một sắc. C. Thể hiện niềm lạc quan mơ mộng của con người. D. Con thuyền đánh cá hiện lên vừa kì vĩ vừa thơ mộng vừa gián tiếp biểu hiện tầm vóc vĩ đại của người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ.
  2. Câu 7: Nhận định nào không phù hợp với ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy? A. Biểu tượng của nỗi nhớ quê hương da diết. B. Biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi sáng. C. Biểu tượng của quá khứ tình nghĩa vẹn tròn. D. Biểu tượng về vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống. Câu 8 : Bài thơ “Ánh trăng” ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Thời kì kháng chiến chống Pháp. B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ. C. Sau ngày đất nước thống nhất. D. Từ những năm 1980 đến nay. II. Tự luận: 8 điểm Câu 1: 4 điểm a. Tóm tắt văn bản “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy. b. Giải thích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề “Chiếc lược ngà”. c. Nêu tình huống của truyện và ý nghĩa của tình huống ấy ? Câu 2 : 4 điểm a.“Quê hương anh nước mặn đồng chua” Chép các câu thơ tiếp sau để hoàn thành khổ thơ đầu của bài thơ. b. Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào?Ai là tác giả? c. Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán.(Gạch chân chỉ rõ).
  3. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian: 45 phút ĐỀ 2 Phần I: (5.0 điểm) Cho câu thơ: “Hồi nhỏ sống với đồng” ( TríchÁnh trăng – Nguyễn Duy ) Câu 1. Câu thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh đó có liên quan như thế nào đến chủ đề tác phẩm? Câu 2. Chép tiếp 7 câu thơ.Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và phân tích tác dụng? Câu 3.Từ các câu thơ em vừa chép, em hãy viết một đoạn văn theo hình thức lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ tình cảm gắn bó thân thiết giữa người và trăng trong quá khứ. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và câu ghép (gạch dưới thành phần biệt lập tình thái và câu ghép) Phần II: (5.0 điểm)Cho đoạn văn: “Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện . Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 1/ NXB Giáo dục ) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Câu 2: Tìm một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên và gọi tên phép liên kết đó. Câu 3: Vì sao Vũ Nương không thể trở về nhân gian được nữa? Em có suy nghĩ gì về cách kết thúc tác phẩm? Câu 4: Từ câu chuyện có đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 2/3 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi con người hôm nay.