Đề kiểm tra môn Lịch sử – khối lớp 9 (Mã đề 406)

doc 5 trang thienle22 7590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử – khối lớp 9 (Mã đề 406)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_lich_su_khoi_lop_9_ma_de_406.doc
  • docPhieu tra loi 406.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Lịch sử – khối lớp 9 (Mã đề 406)

  1. PHÒNG GD&ĐT TRÀ CÚ DE KIEM TRA TRƯỜNG THCS ĐẠI AN NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN LICH SU – Khối lớp 9 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 05 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 406 Câu 1. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là A. chính quyền thực dân, phong kiến còn quá mạnh. B. chưa có tổ chức lãnh đạo và phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn. C. chưa xác định đúng kẻ thù của dân tộc. D. chưa có sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Câu 2. Bộ phận nào dưới đây trong giai cấp địa chủ phong kiến tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống pháp và thế lực phản động tay sai? A. Tiểu địa chủ B. Trung và đại địa chủ C. Đại địa chủ D. Tiểu và trung địa chủ Câu 3. Tổ chức cách mạng nào dưới đây được thành lập vào tháng 9/1929? A. An Nam Cộng sản đảng B. Tân Việt Cách mạng đảng C. Đông Dương cộng sản liên đoàn. D. Đông Dương Cộng sản đảng. Câu 4. Giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp có sự chuyển biến như thế nào? A. tăng nhanh về chất lượng B. vươn lên lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc C. tăng nhanh về chất lượng và số lượng D. tăng nhanh về số lượng Câu 5. Một trong những lí do chính giúp cho nền kinh tế của Tây Âu phục hồi nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Tây Âu mua các thành tựu về khoa học của nước ngoài. B. vai trò của nhà nước trong quản lý nguồn vốn C. Tây Âu hạ giá thành sản phẩm để tiêu thụ nhanh hàng hóa. D. nhận viện trợ kinh tế của Mĩ. Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển của phong trào công nhân (1926-1929)? A. trở thành nòng cốt trong phong trào dân tộc B. phong trào phát triển mạnh có sự đoàn kết giữa các ngành, các địa phương. C. phong trào đấu tranh đòi mục tiêu kinh tế, chính trị là chủ yếu D. phong trào đấu tranh đòi mục tiêu kinh tế là chủ yếu Câu 7. Tháng 7/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước Triều Triên, In-đô-nê-xia .đã thành lập tổ chức A. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông B. Hội Liên hiệp thuộc địa C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên D. Tâm tâm xã 1/5 - Mã đề 406
  2. Câu 8. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của giai cấp tư sản những năm 1919-1925 là gì? A. Đòi hỏi một số quyền lợi về kinh tế. B. Đòi hỏi một số quyền lợi về chính trị. C. Đòi hỏi ruộng đất cho nông dân nghèo. D. Đòi hỏi độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Câu 9. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đến nền kinh tế Việt Nam là A. nền kinh tế Việt Nam lạc hậu không phát triển. B. nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc vào Pháp. C. nền kinh tế Pháp phụ thuộc vào kinh tế Việt Nam. D. nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ Câu 10. Trong thời kì chiến tranh lạnh, tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ ở chau Âu là A. Vấn đề chia cắt nước Đức thành hai quốc gia đối lập nhau. B. Vấn đề chia cắt thủ đô Béc-lin: Tây Béc-lin-Đông Béc-lin C. Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời, được Liên Xô ủng hộ D. Cộng hòa Liên bang Đức ra đời, được Mĩ ủng hộ Câu 11. Sự kiện lịch sử nào dưới đây xảy ra vào năm 1924 được ví như “cánh chim én báo hiệu mùa xuân”? A. Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh. B. Thành lập tổ chức Tâm tâm xã. C. Phan Châu Trinh viết Thất điều thư. D. Việt kiều tại Pháp thành lập “Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương” Câu 12. Đầu năm 1929, Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại số nhà 5D phố Hàm Long -Hà Nội là do A. phong trào cách mạng cần thay đổi mục tiêu đấu tranh B. nhóm hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kì nhạy bén về chính trị C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị phân hóa. D. Tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng được phân hóa Câu 13. Trật tự thế giới được thiết lập theo quyết định của Hội nghị I-an-ta được gọi là “Trật tự hai cực I-an- ta”vì A. địa điểm của Hội nghị diễn ra ở I-an-ta( Liên Xô) B. thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở I-an-ta C. hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng tại I-an-ta D. tại I-an-ta, Liên Xô và Mĩ đã phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe. Câu 14. Điểm mới trong hệ thống giao thông ở nước ta đầu thế kỉ XX là A. có nhiều đoạn đường sắt được xây dựng B. có nhiều hải cảng sầm uất C. có thống đường bộ khắp Bắc- Trung- Nam. D. có nhiều cầu vượt biển được xây dựng Câu 15. Trong các lí do dưới đây, đâu không phải là lí do dẫn đến sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929? A. sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên B. sự suy yếu của Việt Nam quốc dân đảng C. phong trào yêu nước phát triển mạnh D. phong trào công nhân phát triển mạnh Câu 16. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô để tham dự A. Hội nghị Quốc tế Phụ nữ. B. Hội nghị Quốc tế Nông dân. C. Hội nghị Quốc tế Công nhân. D. Hội nghị Quốc tế Thiếu nhi. 2/5 - Mã đề 406
  3. Câu 17. Nội dung nào dưới đây thuộc về chủ trương của ta trong Đông – Xuân 1953-1954? A. Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu. B. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông – Xuân 1953-1954. C. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán. D. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng. Câu 18. Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời (3/1929) tại Bắc Kì đã chứng tỏ điều gì? A. khuynh hướng cách mạng tư sản đang suy yếu. B. khuynh hướng cách mạng tư sản đang phát triển C. khuynh hướng cách mạng vô sản đang suy yếu. D. sự nhạy bén về chính trị của các hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Câu 19. Thực dân Pháp không đầu tư phát triển những ngành nào dưới đây trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương? A. Khai thác mỏ than và đồn điền cao su. B. Chế tạo máy và đóng tàu. C. Làm giấy, xay xát gạo, làm diêm, sản xuất đường. D. Kinh doanh ngân hàng. Câu 20. Sự thành lập liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các nước thành viên tham gia? A. tăng sức cạnh tranh, tránh được sự chi phối từ bên ngoài. B. cùng nhập nguyên liệu giá rẻ. C. giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. D. mở rộng thị trường. Câu 21. Theo thỏa thuận của Hội nghị I-an-ta(2/1945), quân đội nước nào dưới đây sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Đông Đức, Đông Âu,Bắc Triều Tiên? A. Pháp B. Liên Xô C. Anh D. Mĩ Câu 22. Hành động đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac-Lê nin và trở thành người cộng sản là A. ủng hộ quốc tế cộng sản B. tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp C. thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. D. thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Câu 23. Nhật đồng ý cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của Nhật vì A. Nhật muốn liên minh với Mĩ để tấn công các nước trong khu vực Thái Bình Dương. B. Nhật là con nợ rất lớn của Mĩ. C. Nhật muốn lợi dụng Mĩ để không phải tốn kinh phí quốc phòng, tập trung cho phát triển kinh tế. D. quân đội và ngành công nghiệp quân sự của Nhật đã bị giải thể Câu 24. Tổ chức Liên hợp quốc ra đời trong hoàn cảnh A. CTTG thứ hai đang diễn ra trên các mặt trận B. CTTG thứ hai sắp kết thúc, phe phát xít đứng trước sự thất bại C. CTTG thứ hai đã kết thúc, phe phát xít thất bại. D. nhiều mâu thuẫn, tranh chấp diễn ra trong nội bộ phe Đồng minh Câu 25. Nguyên nhân có tính quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. B. tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. C. sự ủng hộ giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân. 3/5 - Mã đề 406
  4. D. toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu. Câu 26. Từ năm 1945 đến năm 1950, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh A. được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trong nước và thế giới. B. Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp vẫn là đồng minh, giúp đỡ lẫn nhau. C. là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận và thành quả từ Hội nghị I-an-ta. D. đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt. Câu 27. Tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp ở Tua (12/1920), Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc ra nhập quốc tế thứ ba vì A. Quốc tế thư ba bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa B. Quốc tế thư ba chủ trương đấu tranh giành chính quyền C. Quốc tế thư ba đề ra đường lối cho cách mangj Việt Nam D. Quốc tế thư ba giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp Câu 28. Sự kiện quốc tế nào dưới đây đã có ảnh hưởng tích cực tới cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. sự phát triển của phong trào công nhân. B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. C. Đảng xã hội Pháp ủng hộ cách mạng Việt Nam. D. các chính đảng lần lượt thành lập trên thế giới. Câu 29. Từ năm 1919 đến năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động cách mạng ở các nước A. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc. B. Trung Quốc, Xiêm, Việt Nam. C. Anh, Pháp, Liên Xô. D. Liên Xô, Trung Quốc, Xiêm. Câu 30. Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng”kinh tế của chân Á là A. đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách- mở cửa, hội nhập quốc tế B. không tham gia vào nhóm G7và G8 C. Không chí phí nhiều tiền của cho quốc phòng an ninh. D. không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào Câu 31. Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. tương đồng về nến văn hóa, trình độ phát triển,khoa học-kĩ thuật B. chung nền văn hóa và trình độ phát triển. C. chung ngôn ngữ D. đều nằm ở phía tây châu Âu Câu 32. Khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi về kinh tế và chính trị thì tầng lớp tư sản dân tộc dễ dàng bị thỏa hiệp vì A. tư sản dân tộc mong muốn được sống hòa bình để yên ổn làm ăn. B. tư sản dân tộc lo sợ bị chính quyền thực dân Pháp đàn áp, khủng bố. C. tư sản dân tộc đã thỏa mãn với sự nhượng bộ của chính quyền Pháp. D. tư sản dân tộc lo sợ quần chúng cách mạng gây tổn hại đến quyền lợi. Câu 33. Năm 1948, quốc gia nào dưới đây chiếm 56% sản lượng công nghiệp của thế giới? A. Mĩ. B. Pháp C. Anh D. Nhật Bản 4/5 - Mã đề 406
  5. Câu 34. Nhiệm vự chủ yếu của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế gới thứ hai là gì? A. chống phong kiến B. chống đế quốc và phong kiến C. chống đế quốc D. chống đế quốc và tay sai Câu 35. Quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng vào tháng 7/1969 là A. Trung Quốc B. Liên Xô C. Nhật Bản. D. Mĩ. Câu 36. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90 của thế kỉ XX? A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. B. Sư chống phá của các thế lực thù địch. C. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học – kỹ thuật. D. Khi cải tổ lại mắc phải sai lầm. Câu 37. Đến tháng 9/1929, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào? A. Tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng. B. Thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam. C. Phân thành hai nhóm để thành lập các tổ chức cộng sản D. Tiếp tục thực hiện phong trào “vô sản hóa” ở các nhà máy xí nghiệp. Câu 38. Thái độ chính trị của tầng lớp tư sản dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện như thế nào? A. có thái độ kiên định với Pháp. B. có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để. C. có thái độ không kiên định , dễ thỏa hiệp D. sãn sang chống Pháp. Câu 39. Lí luận nào dưới đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam? A. Lí luận đấu tranh giai cấp B. Lí luận giải phóng dân tộc. C. Lí luận của chủ nghĩa Mác-Lê-nin D. Lí luận cách mạng tư sản Câu 40. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng được ra đời từ tổ chức cách mạng nào dưới đây? A. Hội phục Việt B. Việt Nam Cách mạng đồng chí hội C. Tân Việt cách mạng đảng D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên HẾT 5/5 - Mã đề 406