Đề thi tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông môn Địa lí

doc 9 trang thienle22 4410
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_10_trung_hoc_pho_thong_mon_dia_li.doc
  • docĐÁP ÁN.doc
  • docma trân.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông môn Địa lí

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI Ì THI TUYỂN SINH VÀO 10 TRUNG HỌC PHÔ THÔNG ĐỀ THI THAM HẢO NĂM HỌC 2019 - 2020 (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài : 45 phút(không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 001 Em hãy lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất Câu 1. Việc phát triển Bưu chính viễn thông có ý nghĩa gì? A. Góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa B. Giúp hình thành mạng lưới giao thông và dạy học trên Internet C. Góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng D. Góp phần đưa Việt Nam thành nước công nghiệp và nhanh chóng hội nhập kinh tế Thế giới Câu 2. Sự phát triển của công nghiệp chịu tác động nhiều nhất của nhân tố nào? A. Khí hậu B. Các nhân tố kinh tế - xã hội C. Các nhân tố tự nhiên D. Nguồn lao động Câu 3. Đàn lợn ở nước ta tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì: A. Hai vùng trồng nhiều cây hoa màu và lương thực, là thức ăn cho đàn lợn B. Hai vùng có cơ sở vật chất, hạ tầng tốt C. Hai vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp D. Đây là 2 vùng tập trung đông dân Câu 4. Nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng: A. Trồng cây công nghiệp xuất khẩu là chính B. Thâm canh tăng năng xuất C. Phát triển đa dạng xong trồng trọt chiếm ưu thế D. Chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao hơn trồng trọt Câu 5. Điều kiện tự nhiên nào sau đây là cơ sở để nước ta có thể trồng 2 đến 3 vụ lúa và rau màu trong năm A. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nhiệt ẩm phong phú B. Có nhiều loại đât C. Có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng D. Có nguồn nước dồi dào Câu 6. Ba cảng biển lớn nhất nước ta là A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn B. Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng C. Cái Lân, Cam Ranh, Đà Năng D. Hải Phòng, Cam Ranh, Đà Năng Câu 7. Trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta, loại hình nào phát triển muộn nhất? A. Đường sắt B. Đường ống C. Đường hàng không D. Đường bộ Câu 8. Vận tải đường sông ở nước ta phát triển nhất ở vùng nào? A. Nam Trung Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Hồng Câu 9. Loại hình thông tin nào hiện nay giúp con người tiếp cận nhanh với những thông tin thời đại nhất? A. Mạng điện thoại di dộng B. Vô tuyến truyền hình C. B. Mạng Internet D. Vệ tinh và các chạm phát Câu 10. Cơ sở nhiên liệu và năng lượng nào giúp công nghiệp điện ở các tỉnh phía Bắc phát triển ổn định và vững chắc?
  2. A. Than đá, dầu mỏ B. Gió và nước C. Than đá và thủy năng sông suối D. Than đá, dầu khí, thủy năng Câu 11. Nước ta hòa mạng Internet vào năm nào? A. 2007 B. 1987 C. 1997 D. 2017 Câu 12. Vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất nước ta là: A. Trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Câu 13. Chọn đáp án sai. Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành A. Không có thế mạnh về nguyên liệu và lao động B. Tác động tới các ngành kinh tế khac C. Mang hiệu quả kinh tế cao D. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp Câu 14. Chăn nuôi bò sữa của nước ta đang phát triển ở khu vực nào sau đây: A. Các vùng đồng cỏ lớn B. Các vùng nông trường hiện đại C. Các vùng trồng nhiều cây lương thực D. Ven các thành phố lớn Câu 15. Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ B. Đông Nam Bộ và Nam Bộ C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ Câu 16. Công nghiệp khai thác than ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào? A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Quảng Ninh C. Thềm lục địa phía Nam D. Đồng bằng sông Hồng Câu 17. Hành khách khi tham gia giao thông đưởng thủy và đường sông cần làm gì để đảm bảo an toàn A. Phải mắc áo phao B. Phải biết bơi C. Đội mũ bảo hiểm D. Phải mặc áo ấm Câu 18. Cho biểu đồ sau, em hãy cho biết mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là gì? A. Công nghiệp nhẹ - thủ công nghiệp B. Hàng Nông – Lâm – Thủy sản C. Thủy sản D. Công ngiệp nặng khoáng sản Câu 19. Nhân tố nào sau đây là trung tâm, có tác động mạnh đến kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp của nước ta trong thời gian qua: A. Thị trường tiêu thụ B. Cơ sở vật chất và kĩ thuật trong nông nghiệp C. Nguồn dân cư và lao động
  3. D. Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp Câu 20. Để giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở nước ta trong điều kiện đất hẹp, người đông thì biện pháp hiệu quả là: A. Trồng thêm các cây hoa màu B. Hạn chế xuất khẩu gạo C. Phát triển mô hình kinh tế V.A.C D. Tích cực thâm canh tăng vụ và tăng năng suất Câu 21. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm công nghiệp nước ta A. Trình độ công nghiệp của nước ta hiện đại B. Cơ cấu đa dạng, phát triển dựa trên cơ sở các nguồn tài nguyên C. Công nghiệp nước ta phát triển dựa trên nguồn lao động có trình độ D. Công nghiệp nước ta chỉ tập trung vào khai thác các nguồn tài nguyên Câu 22. Ngành công nghiệp dệt may ở nước ta phát triển dựa trên thế mạnh nào? A. Công nghệ cao B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn C. Nhiều tài nguyên D. Lao động dồi dào, đặc biệt là lao động nữ Câu 23. Công nghiệp cơ khí và điện tử là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì: A. Khả năng liên doanh với nước ngoài cao B. Nước ta có đội ngũ cán bộ cơ khí lành nghề C. Nhu cầu trang thiết bị máy móc lớn D. Nhu cầu và đóng góp lớn trong các ngành công nghiệp Câu 24. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta từ năm 1999 đến nay có sự thay đổi là: A. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp, tăng tỉ trọng cây lương thực B. Giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm C. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp D. Giảm tỉ trọng cây lương thực và thực phẩm, tăng tỉ trọng cây công ngiệp Câu 25. Điều kiện nào sau đây hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp nước ta: A. Nguồn lao động dồi dào tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh B. Có nhiều nguồn tài nguyên C. Cả 3 đáp án trên D. Thị trường tiêu thụ trong nước ngày càng lớn Câu 26. Vùng đất phù sa ở nước ta thích hợp cho trông cây gì? A. Cây công nghiệp B. Lúa nước và các cây ngắn ngày C. Cây ăn quả D. Cây thuốc Câu 27. Hàng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu đi thị trường khu vực nào? A. Khu Vực châu Á – Thái Bình Dương B. Khu vực châu Âu C. Khu vực Nam Mĩ D. Khu vực Bắc Mĩ Câu 28. Dựa vào biểu đồ cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?
  4. 18 17.8 16 14 12 10 8 7.1 6 4 3.0 2.1 Sè m¸y/100d©n 2 0.2 1.0 0 1991 1995 1997 1999 2002 2011 A. Mật độ sử dụng điện thoại cố định của nước ta liên tục tăng B. Năm 2011 nước ta có 17,8 máy cố định trên 100 dân C. Số máy cố ở nước ta không tăng trong giai đoạn 1991-2002 D. Số máy cố định trên 100 dân của nước ta tăng 89 lần trong giai đoạn 1991 -2011 Câu 29. Vùng đất feralit phân bố chủ yếu ở vùng trung du thích hợp cho cây trồng gì? A. Cây công nghiệp, cây ăn quả, các cây ngắn ngày như ngô, khoai, sắn B. Cây ăn quả nhiệt đới C. Cây lâu năm D. Cây lương thực, thực phẩm, rau màu Câu 30. Cho bảng số liệu về diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha) Năm 1990 2002 Tổng số 9040 12831,4 Cây lương thực 6474,6 8320,3 Cây công nghiệp 1199,3 2337,3 Cây thực phẩm và hoa màu khác 1366,1 2173,8 Dạng biểu đồ thích hợp để thể hiện cơ cấu cây trồng phân theo nhóm cây là: A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ cột C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ đường Câu 31. Chăn nuôi gia cầm phát triển nhất ở vùng nào của nước ta? A. Tây Nguyên B. Trung du miền núi Bắc Bộ C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Đồng bằng sông Hồng Câu 32. Ngành vận tải nào ở nước ta có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất? A. Đường hàng không B. Đường bộ C. Đường ống D. Đường sắt Câu 33. Địa điểm nào sau đây ở nước ta chưa được công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới? A. Động Phong Nha B. Đảo Lí Sơn C. Vịnh Hạ Long D. Hang Sơn Đoong Câu 34. Ngành vận tải nào ở nước ta có vai tròn quan trọng nhất? A. Đường ống B. Đường sắt C. Đường bộ D. Đường hàng không Câu 35. Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp nước ta A. Chế biến lương thực, thực phẩm B. Vật liệu xây dựng C. Cơ khí, điện tử D. Khai thác nhiên liệu Câu 36. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của ngành giao thông vận tải? A. Không tạo ra sản phẩm trực tiếp B. Làm tăng gí trị sản phẩm nhờ di chuyển vị trí C. Tạo thuận lợi cho đời sống, sản xuất có cơ hội phát triển D. Không thúc đẩy dịch vụ phát triển Câu 37. Nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta là: A. Y-a-ly B. Hòa Bình C. Trị An D. Sơn La
  5. Câu 38. Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, trong sản xuất nông nghiệp tài nguyên đất giữ vai trò: A. Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được B. Là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên C. Là địa bàn sản xuất nông nghiệp D. Là nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp Câu 39. Các vùng trọng điểm sản xuất lúa ở nước ta là: A. Vùng Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long C. Các đồng bằng nhỏ D. Đồng bằng duyên hải Trung Bộ Câu 40. Tuyến đường bộ nào sau đây được coi là huyết mạch của nước ta A. Quốc lộ 21 B. Quốc lộ 18 C. Quốc lộ 22 D. Quốc lộ 1A HẾT
  6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI Ì THI TUYỂN SINH VÀO 10 TRUNG HỌC PHÔ THÔNG ĐỀ THI THAM HẢO NĂM HỌC 2019 - 2020 (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài : 45 phút(không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 002 Câu 1. Địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ là: A. Bình Dương B. Đồng Nai C. Thành phố Hồ Chí Minh D. Biên Hòa Câu 2. Khó khăn lớn nhất trong phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô: A. Đất bị nhiễm phèn B. Thiếu nước ngọt cho sản xuất C. Nạn cháy rừng D. Xâm nhập mặn Câu 3. Cát trắng là nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp nào? A. Thủy tinh, pha lê B. Gốm sứ C. Các ngành công nghiệp nhẹ D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Câu 4. Con sông nào sau đây có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ: A. Sông Thu Bồn B. Sông Tiền C. Sông Đồng Nai D. Sông Vàm Cỏ Câu 5. Cho biểu đồ: Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nhận xét nào sau đây không đúng: A. Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng 2,3 lần, cả nước tăng 2,2 lần. B. Trong tổng sản lượng thủy sản của cả nước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm tỉ trọng cao. C. Sản lượng thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên tục giảm qua các năm. D. Sản lượng thủy sản của nước ta và Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng trong giai đoạn 1995 đến 2002. Câu 6. Ngành kinh tế biển mũi nhọn ở nước ta là ngành nào sau đây: A. Đóng tàu B. Khai thác cát trắng C. Dầu khí D. Sản xuất muối Câu 7. Những di tích lịch sử nào sau đây là của vùng Đông Nam Bộ: A. Bến cảng Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo. B. Nhà tù Phú Quốc, Cố đô Huế, Phổ cổ Hội An. C. Phố cổ Hội An, Dinh Độc Lập. D. Chùa Phật Tích, Đền Cổ Loa, Đền Gióng. Câu 8. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? A. Khánh Hòa B. Bình Dương
  7. C. Đồng Nai D. Thành phố Hồ Chí Minh Câu 9. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp gì là chủ yếu cho Đông Nam Bộ: A. Nông sản và các sản phẩm cây công nghiệp B. Cây trồng, vật nuôi, thức ăn cho chăn nuôi C. Lực lượng lao động, lương thực, thực phẩm. D. Khoáng sản, lâm sản Câu 10. Để phát triển kinh tế biển một cách bền vững và toàn diện chúng ta cần làm gì? A. Tìm hướng phát triển khác. B. Chỉ tập trung phát triển kinh tế trên các đảo lớn. C. Phòng chống bão biển. D. Trong quá trình phát triển cần chú trọng bảo về tài nguyên, môi trường biển đảo. Câu 11. Điều kiện nào sau đây không thúc đẩy ngành giao thông vận tải biển nước ta phát triển? A. Ven biển có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu. B. Ngành ngoại thương phát triển, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa cao. C. Bão biển nhiều. D. Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế. Câu 12. Vùng biển nước ta có những loại khoáng sản nào sau đây? A. Muối, apatit, bôxit, thiếc. B. Dầu khí, muối, than, sắt. C. Đồng, chì, muối, mangan, cát trắng. D. Dầu khí, oxit titan, cát trắng, muối Câu 13. Phương hướng phòng chống lũ lụt chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Đắp đê ngăn lũ. B. Chủ động sống chung với lũ. C. Nạo vét lòng sông. D. Di chuyển đến khu vực địa hình cao tránh lũ. Câu 14. Vịnh biển nào của nước ta được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới? A. Vịnh Nha Trang B. Vịnh Bái Tử Long C. Vịnh Hạ Long D. Vịnh Lan Hạ Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng nhất về vùng Đồng bằng sông Cửu Long: A. Là vùng sản xuất nông sản lớn nhất cả nước xong không xuất khẩu. B. Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta. C. Là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước. D. Là vùng công nghiệp trọng điểm cảu nước ta. Câu 16. Bờ biển nước ta có chiều dài bao nhiêu km? A. 3260km B. 3620km C. 2630km D. 2360km Câu 17. Quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh nào? A. Đà Nẵng B. Khánh Hòa C. Quảng Nam D. Thừa Thiên Huế. Câu 18. Ngành công nghiệp có tỉ trọng lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Cơ khí nông nghiệp. B. Sản xuất vật liệu xây dựng. C. Chế biến lương thực, thực phẩm. D. Điện tử, hóa chất. Câu 19. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm công nghiệp khai thác nguyên liệu: A. Khai thác than B. Khai thác khí đốt C. Thủy điện D. Khai thác dầu mỏ Câu 20. Số tỉnh thành giáp biển của nước ta là: A. 30 B. 28 C. 29 D. 27 Câu 21. Về tài nguyên rừng, Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước về diện tích rừng: A. Cận nhiệt đới gió mùa trên đất mùn alit B. Rừng thưa rụng lá C. Rừng ngập mặn
  8. D. Rừng cận nhiệt đới trên đất ferait Câu 22. Nghề làm muối ở nước ta phát triển mạnh ở vùng nào sau đây? A. Vùng biển Bắc Trung Bộ B. Vùng biển Đông Nam Bộ C. Vùng biển Nam Bộ D. Vùng biển Nam Trung Bộ Câu 23. Tỉnh nào sau đây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với “gạo trắng nước trong” A. Long Xuyên B. Mỹ Tho C. Cần Thơ D. Cà Mau Câu 24. Khí hậu vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm là: A. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm. B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. C. Khí hậu ôn hòa ấm áp. D. Khí hậu xích đạo khô nóng. Câu 25. Trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ, khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất là: A. Dịch vụ B. Các khu vực có tỉ trọng tương đương nhau C. Nông - Lâm - Ngư ngiệp D. Công nghiệp - Xây dựng Câu 26. Loại cây trồng thích hợp nhất với đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long là: A. Lạc B. Cao su C. Cà phê D. Lúa Câu 27. Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là: A. Cao su B. Ca cao C. Điều D. Hồ tiêu Câu 28. Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là đảo nào? A. Phú Quốc B. Cát Bà C. Côn Đảo D. Phú Quí Câu 29. Nhận định nào sau đây không phù hợp với hướng phát triển ngành thủy sản nước ta: A. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản ven bờ. B. Đẩy mạnh đánh bắt hải sản gần bờ. C. Phát triển đồng bộ và hiện đại ngành công nghiệp chế biến thủy sản. D. Đầu tư phát triển đánh bắt xa bờ. Câu 30. Xét về mật độ dân số Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ mấy cả nước? A. Thứ 1 B. Thứ 2 C. Thứ 4 D. Thứ 3 Câu 31. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa phía Nam nước ta là: A. Muối B. Ti tan C. Dầu mỏ khí tự nhiên D. Cát trắng Câu 32. Các bãi biển đẹp ở nước ta thuận lợi để: A. Khu công nghiệp tập trung B. Cảng biển C. Khu du lịch nghỉ dưỡng D. Khu kinh tế ven biển Câu 33. Nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Đất phù sa ngọt B. Đất mặn C. Đất phèn D. Đất cát Câu 34. Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của đồng bằng châu thổ sông nào? A. Sông Cửu Long B. Sông Mê Công C. Sông Đồng Nai D. Sông Vàm Cỏ Câu 35. Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Sắt B. Than bùn C. Dầu mỏ D. Than đá Câu 36. Việc làm nào sau đây không nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường biển đảo? A. Đẩy mạnh khai thác nguồn lợi thủy sản đặc biệt là thủy sản ven bờ. B. Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật biển và tìm hướng khai thác hợp lí. C. Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn. D. Bảo vệ các rặng san hô, các loài thủy sản. Câu 37. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%) Tổng số Nông - Lâm - Ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ 100 1,7 46,7 51,4 Dạng biểu đồ thích hợp để thể hiện cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là: A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ đường
  9. Câu 38. Cho bảng số liệu sau: (đơn vị %) Sản lượng Đồng bằng sông Đồng bằng sông Hồng Cả nước Cửu Long Cá biển khai thác 41,5 4,6 100 Cá nuôi 58,4 22,8 100 Tôm nuôi 76,7 3,9 100 Ta nhận thấy Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong ngành nào? A. Tôm nuôi B. Cá nuôi C. Tôm khai thác D. Cá biển khai thác Câu 39. Hệ thồng 2800 đảo ven bờ của nước ta tập trung nhiều ở các tỉnh nào? A. Nam Định, Quảng Bình, Quảng Trị B. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. C. Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh D. Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu Câu 40. Vùng Đông Nam Bộ không tiếp giáp với vùng nào sau đây: A. Bắc trrung Bộ B. Nam Trung Bộ C. Tây Nguyên D. Đồng bằng sông Cửu Long HẾT