Đề kiểm tra môn Lịch sử 9 - Trường THCS Kim Lan

doc 14 trang thienle22 5930
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử 9 - Trường THCS Kim Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_lich_su_9_truong_thcs_kim_lan.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Lịch sử 9 - Trường THCS Kim Lan

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ 9 TRƯỜNG THCS KIM LAN NĂM HỌC 2019-2020. THỜI GIAN: 60 PHÚT Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL 1.Các nước Nhận biết Hiểu được Á- được về Phi- về quá Mĩ La phong trình tinh trào đấu từ cách tranh 1945 mạng các đến của nước nay. các Á- nước Phi- Á- Mĩ Phi- La Mĩ La tinh( tinh từ nguy 1945 ên đến nhân, nay. thắng lợi, kết quả, ý nghĩa ). Số câu 6 câu 3 câu 9 câu Số điểm 1,5 điểm 0,75 điểm 2,25 điểm 15% 7,5% Tỉ lệ 22,5% 2.Việt Nam Nhận biết Hiểu được Vận trong được về dụn nhữn nguyê bản g g năm n chất kiế 1939- nhân, của n 1945. diễn nhữn thứ biến, g sự c đã kết kiện học quả lịch để phong sử giải trào trong thíc cách phon h mạng g bản Việt trào chấ Nam cách t trong mạng của
  2. những Việt sự năm Nam kiệ 1939- nhữn n 1945. g lịch năm sử. 1939 - 1945 . Số câu 5 câu 2 câu 2 câu 9 câu Số điểm 1,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 2,25 điểm 12,5% 5% 5% Tỉ lệ 22,5% 3.Việt Nam Nhận biết Hiểu được Phân Đánh trong được nguy tích g nhữn công ên , i g năm cuộc nhân, đượ á 1946- đấu chủ c sự đ 1954. tranh trươn kiệ ư bảo g, bài n ợ vệ và học lịch c xây kinh sử . b dựng nghiệ ả chính m n quyền trong c cách công h mạng. cuộc ấ đấu t tranh c xây ủ dựng a và c bảo á vệ c chính s quyề ự n cách k mạng i . ệ n l ị c h s ử . Số câu 5 câu 3 câu 2 câu 2 câu 12 câu Số điểm 1,25 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm 0,5 3 điểm 12,5% 7,5% 5% đ
  3. Tỉ lệ i 30% ể m 5% 4.Việt Nam Nhận biết Hiểu được Phân tích Phân trong được bản đán t nhữn công chất h í g năm cuộc công gía c 1954- đấu cuộc đượ h 1975. tranh đấu c , bảo tranh các s vệ bảo sự o chính vệ kiệ s quyền chính n á ở quyề lịch n miền n ở sử. h Bắc miền g và Bắc i giải và ữ phóng giải a ở phón c miền g ở á Nam. miền c Nam. c h i ế n l ư ợ c t r o n g t ừ n g g i a i đ o ạ n l ị
  4. c h s ử . Số câu 4 câu 2 câu 2 câu 2 câu 10 câu Số điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 2,5 điểm 10% 5% 5% đ 25 % Tỉ lệ i ể m 5% Số câu 20 câu 10 câu 6 câu 4 câu 40 câu Số điểm 5 điểm 2,5 điểm 1,5 điểm 1điểm 10 điểm Tỉ lệ 50% 25% 15% 10% 100% PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ 9 TRƯỜNG THCS KIM LAN NĂM HỌC 2019-2020 THỜI GIAN: 60 PHÚT Đề I. Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1. Tình hình nổi bật của châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A.Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập. B. Hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc thực dân. C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ. D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đã giành được độc lập. Câu 2. Phần lớn các nước châu Á giành được độc lập vào thời gian nào? A.Cuối những năm 40 của thế kỉ XX. B. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX. C. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX. D. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX. Câu 3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu? A. Gía-các-ta (In-đô-nê-xi-a). B. Ma-ni-la (Phi-líp-pin),
  5. C. Băng Cốc (Thái Lan). D. Xin-ga-po. Câu 4. Mục tiêu của tồ chức ASEAN là gì? A. Gìn giữ hoà bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự họp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền. B. Đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. C. Phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. D. Liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hoá, giáo dục, y tế. Câu 5.Sự kiện nào tạo điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức. B. Mĩ đánh bại phát xít Nhật. C. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập. D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Câu 6. Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức ASEAN vào thời gian nào? A.Tháng 6-1994. B. Tháng 7-1995. C. Tháng 7-1997. D. Tháng 4-1999 Câu 7. Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? A. Lần lượt gia nhập ASEAN. B.Hầu hết các nước đều giành được độc lập. C. Trở thành các nước công nghiệp mới. D. Tham gia vào Liên hợp quốc. Câu 8.Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giói thứ hai diễn ra sớm nhất ở đâu? A. Bắc Phi. B Tây Phi. C. Nam Phi. D. Trung Phi. Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á giành được độc lập bằng hình thức nào là chủ yếu? A.Khởi nghĩa vũ trang B.Thương lượng, nhượng bộ một số điều kiện để được trao trả độc lập. C. Cầu viện sự can thiệp của quốc tế. D. Các nước đế quốc tự nguyện trao trả độc lập. Câu 10. Khi Chiến tranh thế giói thứ hai bùng nổ, sự kiện nào đã đẩy thực dân Pháp ở Đông Dương đứng trước những nguy cơ mới? A. Phát xít Đức kéo vào nước Pháp. B. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức. C. Chiến tranh bùng nổ ở châu Á - Thái Bình Dương. D. Nhật tiến vào biên giới Việt – Trung. Câu 11. Nội dung nào không phải là chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trong thời kì Nhật nhảy vào Đông Dương? A.Thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy. B.Tăng cường đầu cơ tích trữ. C. Tăng các loại thuế. D. Đầu tư phát triển nông nghiệp. Câu 12. Cơ hội nào đã tạo điều kiện cho Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa? A. Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân đội Pháp thua chạy. B. Quân Nhật cho quân tiến sát biên giới Việt – Trung. C. Quân Pháp ở Lạng Sơn đầu hàng quân Nhật. D. Quân Nhật tiến đánh quân Pháp trên toàn Đông Dương. Câu 13. Lực lượng chủ yếu tiến hành binh biến Đô Lương là gì? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Bình dân thành thị. D. Binh lính người Vỉệt trong quân đội Pháp. Câu 14. Pháp thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy” với mục đích gì? A. Phát triển nền kinh tế cho các nước Đông Dương.
  6. B. Giúp phát xít Nhật khai thác Đông Dương hiệu quả. C. Hạn chế phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. D. Lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền nền kinh tế Đông Dương. Câu 15. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương ( tháng 8/1945 đã có quyết định quan trọng nào sau đây? A. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. B. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội. C. Quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. D. Thống nhất hai lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân. Câu 16. Những tỉnh lị nào giành được chính quyền đầu tiên trong Cách mạng tháng Tám ? A. Huế, Cần Thơ, Hải Dương, Bắc Giang. B. Yên Bái, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Bình. C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. D. Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Nam. Câu 17. Vì sao sự kiện diễn ra vào ngày 2-9-1945 ở nước ta lại là một sự kiện lịch sử quan trọng ? A.Vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. B.Vì Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước. C. Vì Hội nghị quân sự Bắc Kì họp. D.Vì tuyên bố chỉ thị lịch sử “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Câu 18.Theo em điều kiện khách quan nào là quan trọng nhất khi tạo thời cơ cho nhân dân ta đứng lên giành chính, quyền trong tháng Tám năm 1945? A. Thắng lợi của phe Đồng minh. B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. Sự đầu hàng của phát xít I-ta-li-a và phát xít Đức. D. Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu. Câu 19. Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), thực dân Pháp có hành động gì ? A. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946). B. Từng bước rút quân về nước, không tham chiến ở Việt Nam. C. Tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. D. Tiếp tục đề nghị đàm phán vói ta để chấm dứt cuộc chiến tranh. Câu 20. Ngày 18-12-1946, quân Pháp đã có hành động gì ? A.Tiến công Hà Nội mở đầu cuộc xâm lược miền Bắc. B. Đàm phán với Chính phủ ta. C. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. D. Rút quân ra khỏi Hà Nội. Câu 21. Sau thất bại ỏ' Việt Bắc thu - đông năm 1947, Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang chiến thuật nào? A. Đánh lâu dài. B. Đàm phán với ta. C. Đánh chắc thắng chắc. D. Chắc thắng mới đánh. Câu 22. Trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945 - 1954), vì sao Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ ? A. Pháp bị thất bại trên khắp chiến trường Việt Nam và Đông Dương. B. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam. C. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam. D. Kinh tế tài chính Pháp bị khủng hoảng. Câụ 23. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II của Đảng được tiến hành ở đâu? Vào thời gian nào? A. Tuyên Quang - 1951. B. Bến Tre - 1960.
  7. C. Bắc Sơn - 1940. D. Điện Biên Phủ - 1954. Câu 24. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng (12-1946) đã phát huy đường lối đấu tranh nào của dân tộc ta? A. Chiến tranh nhân dân. B.Chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh. C. Chiến tranh tâm lí D. Chiến tranh tranh thủ sự giúp đỡ hoàn toàn bên ngoài. Câu 25. Mục tiêu của cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946 - đầu năm 1947 là gì? A. Giam chân địch ở thành phố để hậu phương kịp huy động lực lượng kháng chiến chuẩn bị kháng chiến lâu dài. B. Tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân pháp ở Hà Nội, C. Bảo vệ cơ quan đầu não của Trung ương. C. Phá huỷ nhiều kho tàng, sinh lực của địch, cản bước Câu 26. Ý nghĩa nào là quan trọng nhất của chiến thắng Vỉệt Bắc thu — đông năm 1947 ? A. Chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta. B. Cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta đã giành thắng lợi. C. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp. D. Buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta. Câu 27. Chiến dịch nào là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ? A. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. C. Chiến dịch Trung Lào năm 1953. D.Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 28. Vì sao Đảng ta quyết tâm bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc trước cuộc tấn công của thực dân Pháp thu - đông năm 1947 ? A. Việt Bắc tập trung các cơ quan đầu não của ta. B. Việt Bắc là chiến trường chính giữa ta và Pháp, C. Việt Bắc là giữa căn cứ địa với Thủ đô Hà Nội. D. Việt Bắc là căn cứ địa của ba nước Đông Dương. Câu 29. Hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương đôi với Việt Nam là gì? A. Chưa giải phóng được vùng nào ở nước ta. B. Mới giải phóng được miền Bắc. C. Chỉ giải phóng được miền Nam. D. Chỉ giải phóng được vùng Tây Bắc. Câu 30. Một quyết định khác biệt của Đại hội đại biểu lần thứ II (2-1951) so với Đại hội đại biêu lân thứ I (3-1935) của Đảng Cộng sản Đông Dương là gì? A. Đưa Đảng ra hoạt động công khai B. Thông qua các báo cáo chính trị quan trọng. C. Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Đảng. D. Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Câu 31. Sau khi Pháp rút khỏi nước ta, Mĩ đã có hành động gì? A. Mĩ liền nhảy vào và đưa bọn tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm quyền ở miền Nam Việt Nam. B. Trực tiếp đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam thay quân Pháp. C. Biến miền Nam Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mĩ. D. Biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang lan xuống ở Đông Nam Á. Câu 32. Quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội vào ngày nào? A. Ngày 10-10-1954. B. Ngày 10-10-1955. C. Ngày 11-10-1954. D. Ngày 11-10-1955. Câu 33. Cách mạng miền Nam trong những ngày đầu năm 1954 chuyển sang hình thức đấu tranh nào? A. Đấu tranh chính trị chống Mĩ — Diệm. B. Đấu tranh chính trị kết hơp với vũ trang. C. Đấu tranh vũ trang. D. Đấu tranh, ngoại giao.
  8. Câu 34. Trận Vạn Tường có ý nghĩa lịch sử là gì? A. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh. B. Buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược khác. C. Đánh bại Mĩ về quân sự. D. Được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam. Câu 35. Nội dung nào không phải là âm mưu của Mĩ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc? A.Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng, chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. B.Ngăn chặn sự chi viện ưr bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào mien Nam. C. Làm lung lay ý chí chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. D. Xâm lược và đặt ách thống trị miền Bắc. Câu 36.Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975), thắng lợi nào của ta buộc Mĩ phải tuyên bô “phi Mĩ hoá” chiên tranh xâm lược? A. Chiến thắng Vạn Tường. B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. D.Chiến thắng Ắp Bắc (Mĩ Tho). Câu 37. Thắng lợi nào dưới đây buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri năm 1973? A. Trận “Điện Biên Phủ trên không”. B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. C. Quân ta đập tari cuộc hành quân “Lam Sơn - 719” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968. Câu 38.Chính sách nào của Mĩ - Diệm gây khó khăn đối với cách mạng miền Nam từ năm 1954 đến năm 1959? A. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống. B.Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam. C. Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra “luật 10 - 59”, công khai chém giết. D. Thực hiện chính sách “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”. Câu 39. Điểm khác nhau cơ bản của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là gì? A. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ. B. Có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ. C. Đặt dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mĩ. D. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Câu 40. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mĩ là gì? A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa. B. Gắn “Việt Nam hoá” với “Đông Dương hoá chiến tranh”. C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ. D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ.
  9. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ 9 TRƯỜNG THCS KIM LAN NĂM HỌC 2019-2020 THỜI GIAN: 60 PHÚT Đề II. Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1. Năm 1994, ở Nam Phi diễn ra sự kiện lịch sử nào tiêu biểu? A. Chế độ A-pác-thai bị xoá bỏ. B. Đại hội dân tộc (ANC) tiến hành đại hội. C. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do. D. Diễn ra cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi và Nen-Xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống. Câu 2. Vì sao sau Chiến tranh thế giói thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” ? A. Núi lửa thường xuyên hoạt động. B. Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực này.
  10. C. Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức. D. Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài diễn ra liên tục. Câu 3. Sự kiện quan trọng diễn ra vào năm 1959 ở Cu-ba là gì? A.Tấn công trại lính Môn-ca-đa. B. Cuộc nội chiến ở Cu-ba bắt đầu. C. Ba-ti-xta thiết lập chế độ độc tài quân sự. D. Thành lập nước Cộng hoà Cu-ba. Câu 4. Nước đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là gì? A. Việt Nam B. Lào C. Xin-ga-po D. In-đô-nê- xia. Câu 5.Tổ chức nào là tổ chức liên minh khu vực ở Châu Phi? A.ASEAN B. NATO. C. AU D. SEATO Câu 6.Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời vào thời gian nào? A.1.8/1949 B.1.8/1950 C.1.8/1949 D.1.10/1949 Câu 7. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, sau “Chiến tranh lạnh” các nước ra sức điều chỉnh chiên lược như thế nào? A. Lấy quân sự làm trọng điểm. B. Lấy chính trị làm trọng điểm. C. Lấy kinh tế làm trọng điểm. D. Lấy văn hoá, giáo dục làm trọng điểm. Câu 8. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực trên thế giới lại xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến là do mâu thuẫn gì? A. Tôn giáo, lãnh thổ. B. Dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ. C. Thuộc địa, biên giới lãnh thổ. D. Dân tộc, tôn giáo, biên giới lãnh thổ. Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giói thứ hai? A. Yếu tố con người là vốn quý nhất. B. Áp dụng khoạ học kĩ thuật vào sản xuất. C. Các công ti có sức cạnh tranh cao. D. Chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 10. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được kí giữa các nước nào dưới đây? A. Việt Nam và Pháp. B. Việt Nam và Nhật. C. Pháp và Nhật. D. Pháp và Nhật. Câu 11. Nội dung của Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương là gì? A. Pháp phải cung cấp lương thực cho Nhật khi chúng ở Đông Đương. B. Pháp phải nhường cho Nhật một số thuộc địa ở châu Phiệ C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự. D. Nhật và Pháp hợp tác về mọi mặt. Câu 12. Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khỏi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Bắc Sơn. B. Khởi nghĩa Nam Kì. C. Binh biến Đô Lương. D. Khởi nghĩa Ba Tơ. Câu 13. Khi quân Nhật vượt biên giới Việt — Trung tiến vào miền Bắc Việt Nam, quân Pháp có thái độ và hành động gì? A. Kiên quyết đấu tranh chống quân Nhật. B. Phối hợp cùng nhân dân ta đấu tranh chống Nhật. C. Vừa chống Nhật, vừa bắt tay với chúng để đàn .áp nhân dân Đông Dương. D. Nhanh chóng đầu hàng, cấu kết với Nhật cùng thống trị và bóc lột nhân dân ta. Câu 14. Đội du kích Bắc Sơn (1940) sau này phát triển thành A.Việt Nam Giải phóng quân. B. Cứu quốc quân. C. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. D. Quân đội nhân dân Việt Nam. Câu 15. Nội dung nào không phải là quyết định của hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3-1945)? A. Ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” B. Xác định kẻ thù chính, trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật, C. Phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”. D. Thành lập uỷ ban khởi nghĩa. Câu 16. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu nhờ có hoàn
  11. cảnh quôc tê nào thuận lợi? A. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức - đồng minh của phát xít Nhật. B. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Đức - Nhật. C. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản. D. Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô. Câu 17. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Đảng ta đã rút ra được bài học kinh nghiệm quan trọng như thế nào ? A. Phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù. B. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi. C. Nắm bắt tình hình thế giới, đề ra chủ trương-phù hợp. D. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chớp thời cơ giành, chính quyền. Câu 18. Điểm giống nhau giữa khỏi nghĩa Nam Kì và khỏi nghĩa Bắc Sơn là gì? A. Nổ ra khi thời cơ chưa chín muồi. B. Thành phần tham gia là binh lính C. Nhân cơ hội Nhật tiến vào Đông Dương, Pháp phải nhượng cho Nhật một số quyền lợi. D. Tịch thu tài sản của đế quốc và tay sai chia cho dân nghèo. Câu 19. Ngày 18-12-1946, quân Pháp đã có hành động gì? A.Tiến công Hà Nội mở đầu cuộc xâm lược miền Bắc. B. Rút quân ra khỏi Hà Nội. C. Đàm phán với Chính phủ ta. D. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Câu 20. Ngày 19-12-1946 diễn ra sự kiện nào dưới đây? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “ Lời kêu gọi toàn quốc khảng chiến”. B. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu. C. Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến. D. Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Câu 21. Chiến thuật của Pháp khi tấn công lên Việt Bấc thu — đông năm 1947 là gì? A. Bao vây, triệt đường tiếp tế của ta. B. Nhảy dù bất ngờ tấn công vào Việt Bắc. C. Tạo thế hai gọng kìm và khép lại ở Đài Thị (Tuyên Quang). D. Tạo hai gọng kim từ Thất Khê và Cao Bằng lên. Câu 22. Ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với mục đích gì? A. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc. B. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung. C. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp. D. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. Câu 23. Trận tiến công mở màn trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là trận nào? A. Thất Khê B. Cao Bằng. C. Đông Khê. D. Đình Lập. Câu 24. Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ ? A. Pháp tấn công Nam, Trung Bộ. B. Pháp khiêu khích ta tại Hải Phòng. C. Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ và giao quyền kiêm soát Thủ đô cho chúng.
  12. D. Cuộc đàm phán tại Hội nghị Phông-ten-nơ-blô bị thất bại. Câu 25. Đâu là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 ? A. Bắt sống và tiêu diệt toàn bộ 16 200 quân địch. B. Chiến thắng quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va. D. Tạo điều kiện thuận lợi cho ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương. Câu 26. Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 đã làm thay đổi quyền chủ động về chiến lược ở Đông Dương như thế nào? A. Quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ thuộc về ta. B. Ta giành quyền chủ động chiến lược trên toàn Đông Dương. C. Pháp giành lại thế chủ động ở Bắc Bộ. D. Pháp càng lùi sâu vào thế bị động ở vùng rừng núi. Câu 27.Vì sao Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2-1951) lại quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia một Đảng riêng ? A. Để phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi. B. Để tạo thuận lợi cho phong trào cách mạng Đông Dương, C. Để phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng. D. Để nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Câu 28. Hãy chỉ ra điểm yếu lớn nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đối với Pháp? A Xa hậu phương của Pháp, bị cô lập. B. Số lượng quân lính không nhiều. C. Mang nặng tính chất phòng thủ. D. Không có lực lượng hải quân. Câu 29. Tại sao cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp? A. Do lập trường ngoan cố của Pháp. B. Do lập trường ngoan cố của Pháp - Mĩ. C. Do lập trường ngoan cố của Mĩ. D. Do tình hình thế giới diễn ra căng thẳng. Câu 30. Hãy chỉ ra tác động của Hiệp định Giơ-ne-vơ đối với cách mạng Việt Nam ? A. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. B. Mĩ không còn can thiệp vào Việt Nam. C. Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn. D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nước. Câu 31. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có việc làm gì để đáp ứng quyền lợi kinh tế của nông dân miền Bắc? A. Cải cách ruộng đất. B. Đưa nông dân vào hợp tác xã. C. Tặng thưởng tiền cho nông dân. D. Khuyến khích nhân dân sản xuất. Câu 32. Thắng lợi nào chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Bình Giã. B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng Đồng Xoài. Câu 33. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh gì? A.Thực dân kiểu cũ. B. Thực dân kiểu mới. C. Ngoại giao. D. Kinh tế. Câu 34. Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam? A. Phước Long. B. Tây Nguyên. C. Huế - Đà Nẵng. D. Quảng Trị Câu 35. Vì sao Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ? A. Thất bại ở trận Vạn Tường.
  13. B. Thất bại trong cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 của quân ta. C. Thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. D. Thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968). Câu 36. Nội dung nào không phải là mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những ngày đâu chông Mĩ - Diệm? A. Đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. B. Bảo vệ hoà bình C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. D. Lật đổ chính quyền Mĩ - Diệm. Câu 37. Trong thời kì 1954 - 1975, phong trào nào đánh dấu bước chuyển cách mạng miễn Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Phong trào “Phá ấp chiến lược”. B. Phong trào ‘Tìm Mĩ mà đánh, lùng Nguỵ mà diệt”. C. Phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”. D. Phong trào “Đồng khởi”. Câu 38. Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960) là gì? A. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền. B. Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền. C. .Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. D. Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Câu 39. Điểm khác nhau cơ bản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì? A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Băc. B. Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ. C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam. D. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm mở rộng chiến tranh trên toàn Đông Dương. Câu 40. So với các chiến lược chiến tranh trước, quy mô của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” có sự thay đổi như thế nào? A. Chiến trường chính là miền Nam Việt Nam. B. Mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc. C. Mở rộng chiến tranh ra toàn chiến trường Đông Dương. D. Lôi kéo nhiều nước tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS KIM LAN ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM HỌC 2019-2020 Đề I. Mỗi ý đúng được 0,25 điểm, 40 câu = 10 điểm. Câu Câu Câu Câu Câu 1.B 9. A 17.A 25.A 33.A 2.A 10.D 18.B 26.D 34.D 3.C 11.D 19.C 27.A 35.B 4.C 12.A 20.C 28.A 36.D 5.D 13.D 21.A 29.B 37.A
  14. 6.B 14.D 22.A 30.A 38.C 7.A 15.C 23.A 31.A 39.D 8.A 16.C 24.A 32.A 40.D Đề II. Mỗi ý đúng được 0,25 điểm, 40 câu = 10 điểm. Câu Câu Câu Câu Câu 1.D 9.A 17.D 25.D 33.B 2.B 10.C 18.A 26.A 34.A 3.D 11.D 19.D 27.A 35.D 4.D 12.B 20.A 28.A 36.D 5.C 13.D 21.C 29.B 37.D 6.D 14.B 22.B 30.A 38.A 7.D 15.D 23.C 31.A 39.A 8.D 16.C 24.C 32.B 40.C