Đề kiểm tra môn Địa lí 9 - Trường THCS Trung Mầu
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa lí 9 - Trường THCS Trung Mầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_dia_li_9_truong_thcs_trung_mau.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa lí 9 - Trường THCS Trung Mầu
- UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ 9 TRƯỜNG THCS TRUNG MẦU Năm học: 2019-2020 Thời gian: 60 phút ĐỀ 01 Các mức độ cần đánh giá Vận dụng Vận dụng Tổng số Chủ đề Nhận biết Thông hiểu cơ bản ở mức cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Số 1 8 4 2 1 câu 1. Địa lí 2,0 kinh tế Điểm 1,0 0,5 0.25 0.25 Số 3 28 2. Sự 12 8 5 câu phân hóa 7,0 lãnh thổ Điểm 3,0 2,0 1,25 0.75 Số 4 4 câu 3. Lớp 8 1,0 1,0 Điểm Số 4 40 20 10 6 Tổng số câu Điểm 5 2,5 1,5 1,0 10
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ 9 TRƯỜNG THCS TRUNG MẦU Năm học 2019-2020 Đề số 01 Thời gian : 60 phút Câu 1: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam? A. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.B. Tính chất ven biển. C. Tính chất phân hóa theo độ cao. D. Tính chất đa dạng và phức tạp. Câu 2: Dãy núi thuộc các vùng núi nào sau đây có địa hình chủ yếu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam? A. Đông Bắc và Tây Bắc. B. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc C. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.D. Trường Sơn Nam và Đông Bắc. Câu 3: Đa số các đô thị ở nước ta có quy mô thuộc loại A. lớn. B. vừa. C.vừa và nhỏ. D. nhỏ. Câu 4: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ? A. Tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy. B. Tạo các cảnh quan có giá trị du lịch, nuôi trồng thủy sản. C. Góp phần điều tiết lũ và thủy lợi. D. Tạo điều kiện phát triển cây công nghiệp, công nghiệp năng lượng. Câu 5: Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ của nước ta giáp với các nước A. Lào và Thái Lan. B. Lào và Cam-pu-chia. C. Trung Quốc và Lào. D. Trung Quốc và Cam-pu-chia. Câu 6: Tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có biển là A. Lào Cai. B. Bắc Giang. C. Quảng Ninh. D. Lạng Sơn. Câu 7: Dựa vào lược đồ vùng Bắc Trung Bộ Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học cho biết vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa gì ? A. Phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng. B. Thuận lợi khai thác kinh tế biển đảo. C. Phát huy thế mạnh của các cửa khẩu sang Lào. D. Cầu nồi giữa vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam của đất nước. Câu 8: Các nhà máy thủy điện lớn ở trung du và miền núi Bắc Bộ đang hòa vào điện lưới quốc gia là: A. Đa Nhim, Trị An, Đại Ninh. B. Uông Bí, Uông Bí mở rộng, Cao Ngạn. C. Yaly, Xê xan 3, Đức Xuyên. D. Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La. Câu 9: Hạn chế lớn nhất đối với việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng là gì? A. Đô thị hóa với tốc độ nhanh. B. Bình quân đất nông nghiệp bị thu hẹp. C. Thiếu nguồn lao động. D. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm. Câu 10: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước là do A. sông ngòi có lưu lượng nước lớn, địa hình dốc. B. địa hình dốc, sông nhỏ nhiều thác ghềnh. C. khí hậu có mưa nhiều, sông đầy nước quanh năm. D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa. Câu 11: Các tỉnh, thành phố nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ ? A. Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị. B. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. C. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế. D. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình.
- Câu 12: Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu nào khác so với vùng Đông Bắc ? A. Khí hậu ấm, mùa đông đỡ lạnh hơn. B. Khí hậu lạnh hơn. C. Khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng. D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 13: Dân tộc nào dưới đây không định cư Trung du và miền núi Bắc ? A. Mường. B. Chăm. C. Thái. D. Mông. Câu 14: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Cao su. B. Điều. C. Cà phê. D. Chè. Câu 15: Ý nào sau đây không đúng với điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng? A. Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. B. Có mùa đông lạnh. C. Đồng bằng châu thổ nhiều ô trũng. D. Có nhiều vũng, vịnh biển thuận loại nuôi trồng thủy sản. Câu 16: Khu vực nào có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn ở nước ta ? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc. Câu 17: Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của A. gió Tây. B. gió mùa Tây Nam. C. gió Đông Nam. D. gió mùa Đông Bắc. Câu 18: Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Chè, cà phê, cao su. B. Cao su, cà phê, hồ tiêu. C. Cà phê, chè, hồ tiêu. D. Chè, hồi, quế. Câu 19: Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. than bùn. B. than đá. C. dầu mỏ. D. khí đốt. Câu 20: Khó khăn lớn nhất trong khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao. B. Khí hậu diễn biến thất thường. C. Khoáng sản phân bố rải rác. D. Địa hình dốc, giao thông khó khăn. Câu 21: Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Giáp hai vùng kinh tế, giáp biển. B. Có biên giới chung với hai nước C. Giáp Lào, giáp biển. D. Có cửa ngõ giao lưu với thế giới. Câu 22: Dựa vào lược đồ vùng Bắc Trung Bộ Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học cho biết vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa gì ? A. Thuận lợi khai thác kinh tế biển đảo. B. Phát huy thế mạnh của các cửa khẩu sang Lào. C. Cầu nồi giữa vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam của đất nước. D. Phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng. Câu 23: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ? A. Tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy. B. Góp phần điều tiết lũ và thủy lợi. C. Tạo điều kiện phát triển cây công nghiệp, nhất là năng lượng và khai thác, chế biến khoáng sản, thủy điện. D. Tạo các cảnh quan có giá trị du lịch, nuôi trồng thủy sản. Câu 24: Tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có biển là A. Lào Cai. B. Bắc Giang. C. Lạng Sơn. D. Quảng Ninh. Câu 25: Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ của nước ta giáp với các nước A. Trung Quốc và Lào. B. Trung Quốc và Cam-pu-chia. C. Lào và Cam-pu-chia. D. Lào và Thái Lan. Câu 26: Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào dưới đây?
- A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 27: Các nhà máy thủy điện lớn ở trung du và miền núi Bắc Bộ đang hòa vào điện lưới quốc gia là: A. Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La. B. Yaly, Xê Xan 3, Đức Xuyên. C. Đa Nhim, Trị An, Đại Ninh. D. Uông Bí, Uông Bí mở rộng, Cao Ngạn. Câu 28: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây trồng vụ đông là A. Có một mùa đông lạnh. B. Nguồn nước mặt phong phú. C. Địa hình bằng phẳng và hệ thống đê. D. Đất phù sa màu mỡ. Câu 29: Khó khăn lớn nhất trong khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao. B. Khoáng sản phân bố rải rác. C. Khí hậu diễn biến thất thường. D. Địa hình dốc, giao thông khó khăn. Câu 30: Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông Bắc là : A. Khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Khí hậu lạnh hơn. D. Khí hậu ấm, mùa đông đỡ lạnh hơn. Câu 31: Dân tộc không định cư Trung du và miền núi Bắc Bộ là dân tộc nào dưới đây? A. Mường. B. Chăm. C. Mông. D. Thái. Câu 32: Hạn chế lớn nhất đối với việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng là: A. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm B. Đô thị hóa với tốc độ nhanh. C. Thiếu nguồn lao động. D. Bình quân đất nông nghiệp bị thu hẹp. Câu 33: Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Dầu mỏ. B. Than bùn. C. Khí đốt. D. Than đá. Câu 34: Các tỉnh, thành phố không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là: A. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế. B. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. C. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. D. Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị. Câu 35: Khu vực có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn ở nước ta là: A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc. D. Tây Bắc. Câu 36: Ý nào sau đây không đúng với điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng? A. Có nhiều vũng, vịnh biển thuận loại nuôi trồng thủy sản. B. Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. C. Đồng bằng châu thổ nhiều ô trũng. D. Có mùa đông lạnh. Câu 37: Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Chè, hồi, quế. B. Chè, cà phê, cao su. C. Cà phê, chè, hồ tiêu. D. Cao su, cà phê, hồ tiêu. Câu 38: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước vì A. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa. B. khí hậu có mưa nhiều, sông đầy nước quanh năm. C. sông ngòi có lưu lượng nước lớn, địa hình dốc. D. địa hình dốc, sông nhỏ nhiều thác ghềnh. Câu 39: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Cao su. B. Chè. C. Cà phê. D. Điều. Câu 40: Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của A. Gió mùa Đông Bắc. B. Gió mùa Tây Nam. C. Gió Tây. D. Gió Đông Nam.
- UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂMTRA MÔN ĐỊA LÍ 9 TRƯỜNG THCS TRUNG MẦU Năm học 2019-2020 Đề số 02 Thời gian : 60 phút Mức độ Nhận biết Thông Vận dung Vận dụng hiểu (mức độ (mức độ Tổng cơ bản) cao) Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Phát triển tổng Số câu 14 2 4 2 24 hợp kinh tế biển Điểm 3,5 0,5 1 0,5 6 2. Đặc điểm các Số câu 2 4 2 2 8 ngành kinh tế ĐB Điểm 0,5 1 0,5 2 Sông Cửu Long 3. Đặc điểm các Số câu 4 2 6 ngành kinh tế Điểm 1 0,5 2 ĐNB 4. Địa lí lớp 8 Số câu 2 Điểm 0,5 Tổng Số câu 20 10 6 4 40 Điểm 5 2,5 1,5 1 10 %
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ 9 TRƯỜNG THCS TRUNG MẦU Năm học 2019 -2020 Thời gian làm bài : 60 Phút; Đề số 02 Câu 1: Biển Đông có đặc điểm nổi bật là A. nằm hoàn toàn trong vùng cận nhiệt đới gió mùa. B. biển lớn, tương đối kín, thuộc Thái Bình Dương. C. nằm ở phía Đông Thái Bình Dương. D. phía đông và đông nam mở ra đại dương rộng lớn. Câu 2: Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là A. hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung. B. hướng tây nam-đông bắc và hướng vòng cung. C. hướng bắc- nam và hướng tây bắc- đông nam. D. hướng vòng cung và hướng đông –tây. Câu 3: Bờ biển nước ta kéo dài từ A. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên B. Móng Cái đến Hà Tiên. C. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau D. Móng Cái đến Vũng Tàu Câu 4: Ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta sẽ dẫn đến hậu quả: A. Khoáng sản và rừng ngập mặn nhanh chóng cạn kiệt. B. Giảm tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng xấu đến các khu du lịch. C. Giảm tài nguyên sinh vật, gây ra nhiều thiên tai hơn. D. Ảnh hưởng xấu đến giao thông biển. Câu 5: Loại hình du lịch biển của nước ta hiện nay hướng tới tập trung khai thác hoạt động A. khám phá các đảo B. thể thao trên biển C. lặn biển D. tắm biển Câu 6: Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở ĐBSCL là : A. Thiếu nước ngọt B. Cháy rừng. C. Xâm nhập mặn D. Triều cường. Câu 7: Số lượng cảng biển của nước ta hiện nay là hơn A. 70 B. 60 C. 90 D. 80 Câu 8: Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là: A. Muối B. Pha lê C. San hô. D. Cát thuỷ tinh Câu 9: Ngành kinh tế biển phát triển nhất nước ta hiện nay là: A. Giao thông, vận tải biển. B. Khai thác, nuôi trồng hải sản C. Du lịch biển – đảo D. Khai thác, chế biến khoáng sản Câu 10: Dựa vào Atlat trang 17, cho biết: Ngành kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất ở Trung tâm kinh tế Hồ Chí Minh – thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ? A. Dịch vụ B. Dịch vụ và Công nghiệp xây dựng C. Công nghiệp- xây dựng D. Nông- lâm- ngư nghiệp Câu 11: Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường biển là: A. Chống ô nhiễm do dầu khí, rác thải nhựa, nước thải. B. Chuyển hướng khai thác C. Bảo vệ rừng ngập mặn D. Bảo vệ san hô Câu 12: Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các
- tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương A. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau B. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu C. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang Câu 13: Loại thuỷ sản nuôi trồng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của vùng ĐBSCL là: A. Tôm thẻ chân trắng B. Cá ba sa C. Cua D. Tôm sú. Câu 14: Bình quân lương thực theo đều người toàn vùng ĐBSCL gấp A. 2,1 lần bình quân cả nước B. 3,2 lần bình quân cả nước C. Gấp 4,5 lần bình quân cả nước D. Gấp 2,3 lần bình quân cả nước Câu 15: ĐBSCL có những thế mạnh gì về phát triển ngành thuỷ hải sản? A. Thị Trường B. Nguồn lao động C. ĐKTN D. Cả 3 ý trên. Câu 16: Sản lượng khai thác dầu thô của Bà Rịa – Vũng Tàu so với cả nước chiếm: A. 100%. B. 75% C. 90% D. 50% Câu 17: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là : A. Đông Nam Bộ B. ĐBSCLvà Đông Nam Bộ C. ĐBSCL và Đồng bằng sông Hồng D. Đồng bằng sông Hồng Câu 18: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là A. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy C. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế D. dặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải Câu 19: Quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh nào? A. Phú Yên B. Vũng Tàu C. Đà Nẵng D. Nha Trang Câu 20: Khoáng sản quan trọng nhất của vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa là? A. Dầu khí B. Oxit titan C. Muối D. Cát thủy tinh Câu 21: Vùng biển nước ta được cấu thành từ các bộ phận: A. 5 bộ phận. B. 3 bộ phận C. 2 bộ phận D. 4 bộ phận Câu 22: So với các vùng khác, đặc điểm không phải của ĐBSCL là A. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất B. Diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất. C. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. D. Năng suất lúa cao nhất cả nước Câu 23: Ô nhiễm môi trường biển sẽ dẫn đến hậu quả A. tác động đến đời sống của ngư dân B. ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển C. làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển D.tất cả các hậu quả trên Câu 24: Dựa vào Atlat trang 17, cho biết nước ta có mấy vùng kinh tế? A. 5 B. 7 C. 6 D. 4 Câu 25: Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng ĐBSCL là: A. Đường sông B. Đường bộ C. Đường sắt D. Đường biển. Câu 26: Trong tổng sản lượng thuỷ hải sản của vùng, dẫn đầu là: A. Tôm nuôi B. Cá nuôi C. Cua nuôi. D. Cá khai thác Câu 27: Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào? A. Phú Yên. B. Khánh Hoà. C. Ninh Thuận D. Bình Định
- Câu 28: Cảng nào sau đây không phải cảng biển? A. Vũng Tàu B. Đà Nẵng C. Quy Nhơn D. Cần Thơ Câu 29: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay là : A. Chủ động chung sống với lũ. B. Tăng cường công tác dự báo lũ. C. Đầu tư cho các dự án thoát nước. D. Xây dựng hệ thống đê điều. Câu 30: Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở vùng thềm lục địa phía Nam của nước ta vào năm A. 1966 B. 1976 C. 1996 D. 1986 Câu 31: Khó khăn lớn nhất đối với ngành khai thác thủy sản của nước ta là: A. Thiếu các loại tàu thuyền công suất lớn và thiết bị đánh bắt hiện đại B. Nguồn tài nguyên thủy sản nước ta đang ngày càng suy giảm C. Tinh trạng ô nhiễm môi trường tại các vùng biển ngày càng gia tăng D. Nguồn lao động có trình độ còn ít Câu 32: Đảo lớn nhất Việt Nam là: A. Phú Quý B. Phú Quốc C. Côn Đảo. D. Cát Bà Câu 33: Thềm lục địa phía Nam nước ta có loại khoáng sản nào giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong nên kinh tế? A. Bô- xít B. Dầu khí C. Cát thủy tinh D Than. Câu 34: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển KT- XH vùng ĐBSCLlà A. thiếu nước ngọt vào mùa khô, hiện tượng xâm mặn. B. đất nghèo nguyên tố vi lượng, đất chặt, độ chua lớn. C. bão, lũ lụt thường xuyên xảy ra. D. Thiếu lao động kĩ thuật cao. Câu 35: Nói ĐBSCLlà vựa lúa số 1 của cả nước vì: A. Hơn 50% sản lượng B. Điều kiện tốt để canh tác. C. Hơn 50% diện tích và sản lượng D. Chiếm hơn 50% diện tích canh tác Câu 36: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSCL, chiếm tỉ trọng lớn nhất là A. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. B. Công nghiệp cơ khí C. Sản xuất vât liệu xây dựng D. Sản xuất hàng tiêu dung. Câu 37: Nghề làm muối phát triển nhất ở đâu? A. Duyên hải Nam trung bộ. B. Đông bắc Bắc bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên. Câu 38: ĐBSCL là : A. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước B. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước C. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước D. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Câu 39: Trung tâm kinh tế lớn nhất ở ĐBSCL là.thành phố nào? A. Cà Mau. B. Cao Lãnh. C. Cần Thơ. D. Mĩ Tho. Câu 40: Nguyên nhân cơ bản của việc đánh bắt ven bờ quá mức cho phép là: A. Tàu thuyền nhỏ, thiếu vốn và kĩ thuật B. Thiếu vốn và kỹ thuật. C. Biển nhiều thiên tai D. Cá chủ yếu tập trung ở ven bờ
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TRUNG MẦU NĂM HỌC 2019-2020 MÔN ĐỊA LÝ 9 Phần đáp án câu trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. 01 02 1 C B 2 B A 3 C B 4 A B 5 C A 6 C C 7 A B 8 D D 9 B B 10 A A 11 B A 12 A D 13 B D 14 D D 15 D D 16 A A 17 D B 18 D A 19 B C 20 D D 21 B D 22 D D 23 A D 24 D B 25 A A 26 D A 27 A B 28 A D 29 D A 30 D D 31 B B 32 D B 33 D B 34 B A 35 A C 36 A A 37 A A 38 C D 39 B C 40 A A