Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 tiết 171-172 - Trường THCS Văn Đức

docx 8 trang thienle22 5030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 tiết 171-172 - Trường THCS Văn Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_tiet_171_172_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 tiết 171-172 - Trường THCS Văn Đức

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC Năm học 2018-2019 Tiết: 171-172 Thời gian làm bài: 90 phút Nội Các mức độ đánh giá Tổng dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao điểm chính TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Thơ, Chép thơ, xác định Tác dụng Giải thích ý truyện ngôi kể, tác giả tác của ngôi kể nghĩa nhan hiện đại phẩm đề văn bản Việt Nam Số câu: Số câu:3 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 3 Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ 2,0đ 1 đ 1 đ 3,5 đ % Tỉ lệ 20% Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 35% 2. Tiếng Xacs định từ loại, Sự liên kết Việt PCHT đoạn văn phép nối, khởi ngữ Số câu: Số câu: 2 Số câu: 4 Số câu: 6 Số điểm: Số điểm: 1,0 đ Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ Tỉ lệ 10% 1,0 đ 2 đ % Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 20% 3. Văn Viết đoạn nghị văn nghị luận luận Số câu: Số câu: 2 Số câu: 2 Số điểm: Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ 4,0 đ 4,5 đ % Tỉ lệ 45% Tỉ lệ 45% Tổng số Số câu: 4 Số câu: 5 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: câu: Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số điểm: 12 Tổng số 3,0 đ 2 đ 4,0 đ 1 đ Số điểm: điểm: Tỉ lệ 30% Tỉ lệ 20% Tỉ lệ 40% Tỉ lệ 10% 10 Tỉ lệ Tỉ lệ: % 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA- HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: Ngữ Văn – Lớp 9 Tiết: 171-172 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 001 Phần I/(6 điểm): Có đoạn thơ: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng 1/ Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của ai? 2/Trong Văn học có những nhan đề tác phẩm đơn giản nhưng giàu ý nghĩa. “Nói với con” của Y Phương là một nhan đề như vậy. Em hãy chỉ ra ý nghĩa của nhan đề này. 3/Đánh giá về khổ thơ trên, có ý kiến cho rằng: “Qua khổ thơ, cha không chỉ nói với con về cội nguồn sinh dưỡng mà còn gợi cho con niềm tự hào và trân trọng cội nguồn sinh dưỡng ấy.”. a. Hãy chỉ ra một cặp quan hệ từ có trong nhận định trên. b.Bằng một đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 13 câu, hãy phân tích khổ thơ em vừa chép để làm sáng tỏ nhận định trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và phép nối để liên kết câu (gạch chân dưới những từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần khởi ngữ). 4/Một trong những nét đặc sắc của bài thơ “Nói với con” là cách nói mộc mạc, giàu hình ảnh của người miền núi. Hãy chép một hình ảnh thơ khác trong bài thơ cũng có cách nói như vậy. Phần II/ (4 điểm): Cho đoạn văn sau: “ Nước nhỏ từ cằm xuống áo, liên tiếp như những giọt mưa. Tôi quay điện về đơn vị. Đại đội trưởng bảo: - Thế à? Cảm ơn các bạn!
  3. Đại đội trưởng rất hay dùng những từ tế nhị như “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn”. Anh trẻ, người gầy,hay đau khớp, hay làm ca dao cho báo tường. Nhà đâu như cuối phố Lò Đúc.” (Trích “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai) 1/ Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó? 2/ Trong đoạn trích trên, nhân vật“Đại đội trưởng rất hay dùng những từ tế nhị như “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn”. Điều đó thể hiện việc tuân thủ phương châm hội thoại nào? 3/ Có thể nói, các từ ngữ “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn” là những từ ngữ đẹp nhất trong tiếng Việt. Bằng một bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc sử dụng những từ ngữ đẹp như vậy trong cuộc sống hôm nay. HẾT PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA- HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: Ngữ Văn – Lớp 9- Tiết 171-172 Thời gian làm bài : 90 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 002 Phần I ( 6 đ) Trong bài thơ “ Ánh trăng”, Nguyễn Duy có viết: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình ( Ngữ Văn 9, tập I) 1. Bài thơ “ Ánh trăng” ra đời thời điểm nào? Thời điểm đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề bài thơ? 2. Từ “ta” trong khổ thơ thuộc từ loại nào? Vì sao tác giả không xưng là “ tôi” mà lại xưng là “ta”?
  4. 3. Trong bài thơ em vừa nhắc tên. Tác giả chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi khổ thơ và cả bài thơ chỉ có một dấu chấm ở dòng thơ cuối. Theo em, cách viết như vậy có dụng ý gì? 4. Viết một đoạn văn lập luận theo cách diễn dịch( khoảng 12 câu) làm rõ thái độ của vầng trăng và cảm xúc của con người ở khổ thơ trên, trong đoạn có sử dụng một câu đơn mở rộng thành phần và phép thế để liên kết câu( gạch dưới câu đơn mở rộng thành phần và từ ngữ dung để thực hiện phép thế) Phần II (4 đ). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một- không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mi trên cầu Hàm Rồng.Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu,ôm cháu mà lắc “ Thế là một- hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ.Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. ( Ngữ Văn 9, tập I) 1.Những câu văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? 2. Người cháu mà tác giả nói tới trong đoạn văn là nhân vật nào? Em có nhận xét gì về cách đặt tên các nhân vật trong tác phẩm? 3. Qua những lời tâm sự trên, theo em lí do nào khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc? 4. Từ niềm hạnh phúc của nhân vật thể hiện qua lời tâm sự trên, em hãy viết một đoạn văn dài khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ và quan điểm của mình về hạnh phúc. HẾT
  5. PHÒNG GD VÀ ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9 Tiết: 171-172 Năm học: 2018 – 2019 Mã đề 001 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I( 6 điểm) Câu 1. ( 0,5 đ): -Tác phẩm: Nói với con -Tác giả: Y Phương Câu 2. ( 1,0 đ): Ý nghĩa nhan đề “Nói với con”: - Là lời trò chuyện, tâm sự của cha với con: 0,5 điểm - Qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, nỗi niềm của người cha: 0,5 điểm Câu 3.(4,0 đ) a. Phát hiện:Cặp quan hệ từ: không chỉ - mà còn : 0,5 điểm. b. Đoạn văn (3,5 đ) Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Hình thức: (1 đ) - Đúng đoạn văn TPH: 0,25đ - Đủ số câu: 0,25 đ - Có và chỉ rõ phép nối: 0,25đ - Có và chỉ rõ khởi ngữ: 0,25đ * Nội dung (2,5 đ): - Khai thác những tín hiệu nghệ thuật: phép đối, điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ, từ ngữ mộc mạc và giàu chất thơ để làm rõ cội nguồn sinh dưỡng thiêng liêng của mỗi người. - Đảm bảo các ý sau: - Bốn câu thơ đầu: cội nguồn gia đình: Hình ảnh gia đình đầm ấm, con lớn lên trong sự yêu thương, nâng đón của cha mẹ. -Những câu thơ tiếp theo: cội nguồn quê hương. +Cách nói đầy tự hào “người đồng mình”, qua thán từ “yêu” + Cuộc sống lao động, sinh hoạt tràn ngập niềm vui. +Vẻ đẹp thơ mộng, nghĩa tình của rừng núi quê hương: Câu 3. (0,5 đ) Chép chính xác một hình ảnh thơ khác: 0,5 điểm PhầnII ( 4 điểm): Câu 1.( 1,5 đ) -Xác định ngôi kể: 0,5 điểm. -Tác dụng:1 điểm
  6. +Tái hiện một cách chân thực, sinh động cuộc sống và chiến đấu đầy gian khổ của những TNXP trên tuyến đường Trường Sơn. + Tái hiện được những diến biến tâm lý, tình cảm, đời sống nội tâm của những cô gái trẻ. Câu 2.( 0.5 đ) Phương châm lịch sự : 0,5 điểm. Câu 3: (2đ) Học sinh trình bày suy nghĩ: * Về hình thức: (0,5 đ) Đúng dạng bài nghị luận xã hội, khoảng nửa trang giấy thi, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. * Về nội dung: (1,5 đ) HS có thể lập luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ: - Khẳng định: Những từ ngữ “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn” rất cần thiết trong mối giao tiếp của con người, đặc biệt là trong xã hội ngày nay. - Biểu hiện: Nói lời “cảm ơn” khi ai đó giúp đỡ mình, nói lời “xin lỗi” khi mình mắc sai lầm, nói lời “chúc” khi muốn gửi tới những người quen biết sự quan tâm, yêu thương ( HS có thể lấy ví dụ ngay trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê và lấy những ví dụ thực tiễn ngoài cuộc sống ) - Ý nghĩa: Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn, xã hội văn minh, tiến bộ hơn. Thể hiện nếp sống lịch sự, văn minh, toát lên vẻ đẹp của tính cách và tâm hồn con người - Bài học: + Hiểu được tầm quan trọng của lời nói . + Có ý thức sử dụng những từ ngữ lịch sự đó trong giao tiếp hàng ngày. + Phê phán, bài trừ thái độ vô ơn, bất lịch sự, nói năng thô tục, thiếu suy nghĩ HẾT PHÒNG GD VÀ ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9- Tiết 171-172 Năm học: 2018 – 2019 Mã đề 002 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I( 6 điểm) Câu 1. ( 1,0 đ): - Thời điểm: 1978- ba năm sau khi thống nhất đất nước: 0,5 điểm - Ý nghĩa: Thời gian chưa dài, là lời nhắc nhở không quên quá khứ: 0,5 điểm Câu 2.( 1.0 đ)
  7. - Xác định từ loại: đại từ: 0,5 đ - Giải thích: 0,5 đ Câu 3.( 0.5 đ): - Là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ - Mạch cảm xúc được trọn vẹn: bài thơ như một câu chuyện kể mà mỗi khổ thơ là một lời kể, cảm xúc men theo dòng tự sự Câu 4(3,5 đ) * Hình thức: (1 đ) - Đúng đoạn văn TPH: 0,25đ - Đủ số câu: 0,25 đ - Có và chỉ rõ phép liên kết: 0,25đ - Có và chỉ rõ câu mở rộng thành phần: 0,25đ * Nội dung (2,5 đ): - Khai thác những tín hiệu nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, từ láy để làm rõ thái độ của vầng trăng và cảm xúc của con người ở khổ thơ trên . - Đảm bảo các ý sau: + Từ láy “vành vạnh”-> độ tròn đầy của trăng-> trăng vẫn thủy chung, vẹn nguyên + Từ “cứ”, “kể chi” -> thái độ bao dung, độ lượng của vầng trăng, đối lập với đó là con người đổi thay + Ánh nhìn im phăng phắc: cái nhìn nghiêm nghị dù rât bao dung không trách cứ - >Trăng nhân hậu độ lượng + “Vầng trăng” được thay bằng “Ánh trăng” nhấn mạnh về ánh sáng. Ánh sáng của lương tri soi rọi những góc khuất tối trong tâm hồn con người. + “Giật mình” -> trước cái nhìn nghiêm nghị bao dung, con người giật mình để tự vấn lương tâm, để soi vào chúnh mình, để thấy những tháng ngày qua mình đã vô tình bạc bẽo, để hoàn thiện bản thân -> cái giật mình tỉnh thức, đáng quí, đáng trọng PhầnII ( 4 điểm): Câu 1.( 0,5 đ) -Xác định tác phẩm: 0,25 điểm - Tác giả: 0,25 điểm Câu 2.( 1.0 đ) - Nhân vật người cháu là anh thanh niên : 0,5 đ - Nhận xét cách đặt tên: 0,5 đ + Theo giới tính, nghề nhiệp, lứa tuổi + Tác dụng: ca ngợi những người lao động vô danh cống hiến lặng thầm trên khắp mọi miền của Tổ quốc Câu 3.( 0.5 đ)
  8. Giải thích được lí do: anh có quan niệm đúng đắn và suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa công việc của mình Câu 4: (2đ) Học sinh trình bày suy nghĩ: * Về hình thức: (0,5 đ) Đúng dạng bài nghị luận xã hội, khoảng nửa trang giấy thi, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. * Về nội dung: (1,5 đ) HS có thể lập luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ: - Giải thích: quan niệm về hạnh phúc. - Biểu hiện: về hạnh phúc (lấy những ví dụ thực tiễn ngoài cuộc sống ) - Ý nghĩa: +Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn + Xã hội văn minh, tiến bộ hơn. - Làm thế nào để hạnh phúc: HẾT