Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9 - Tiết 135, 136

doc 5 trang thienle22 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9 - Tiết 135, 136", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_tiet_135_136.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9 - Tiết 135, 136

  1. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2018-2019 MÔN : NGỮ VĂN 9- TIẾT: 135,136 NỘI DUNG Mức độ cần đạt (Tự luận) Nhận biết Thông Vận dụng Vận Điểm hiểu dụng Cao Phần I: -Ngữ liệu: -Nhận biết thể -Khái quát -Nhận xét, đoạn trích loại/PTBĐ/ từ chủ đề/ nội đánh giá VB nhật loại/ BPTT/ dung về tư dụng. được sử dụng chính/ vấn tưởng/ “Chuẩn bị trong VB. đề chính/ quan hành trang -Thu thập mà VB đề điểm/ tình vào thế kỷ thông tin cập. cảm, thái mới” – Vũ trong VB. -Hiểu được độ của tác Khoan. ý nghĩa. giả/ thể của hình hiện trong ảnh/ chi VB. tiết/ -Rút ra BPTT/ bài học về trong VB. tư tưởng/ -Hiểu được nhận thưc quan điểm/ tư tưởng, - Viết của tác đoạn văn giả. trình bày suy nghĩ của bản thân. Phần II: -Ngữ liệu: - Nhớ hoàn - Hiểu ý - Viết - Vận Bài “ Sang cảnh sáng tác nghĩa nhan đoạn văn dụng thu” ( Hữu đề/ ý nghĩa trình bày kiến Thỉnh) hình ảnh suy nghĩ, thức thơ cảm nhận Tiếng của bản Việt thân. theo yêu cầu Tổng Số câu 4 2 2 1 8 cộng Số điểm 4,0đ 3,0đ 2,0đ 1,0đ 10,0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  2. Phßng GD & §T Gia L©m ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2018-2019 Tr­êng THCS §a Tèn MÔN : NGỮ VĂN 9- TIẾT: 135,136 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: (5,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : “ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai cũng phải thừa nhận ra rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.” (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan-Ngữ văn 9, tập II, NXBGD VN 2015) Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. (0,5 điểm) Nêu xuất xứ văn bản chứa đoạn văn trên? Câu 3 (1,0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” Câu 4 (1,0 điểm) Theo tác giả hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới là gì?Tại sao ? Câu 5: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Phần II (5 điểm): Trong bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh đã viết: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Câu 1(1đ) Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ? Có thể đặt tên cho bài thơ là Thu sang hay là Mùa thu được không ? Vì sao ? Câu 2(0,5đ) Em có nhận xét gì về hình ảnh của thiên nhiên trong hai câu thơ khi đất trời chuyển giao từ cuối hạ sang đầu thu? Câu3(3,5) Bằng một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu theo cách lập luận tổng phân hợp, em hãy trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình về bài thơ Sang thu để thấy được cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh trong thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một câu bị động. (Gạch dưới phép thế và câu bị động).
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN Câu/ Nội dung trả lời Điểm \ ý 1 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận. 0,5 PHẦN 1 2 Xuất xứ: Bài viết đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001 và được in 0,5 (5đ) vào tập “Một góc nhìn của Trí thức”, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002. 3 Thành phần biệt lập : Có lẽ - Thành phần biệt lập tình thái 1,0 4 Theo tác giả, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. -Vì 1,0 từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Và trong nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội. a/ Đảm bảo thể thức của một đoạn văn (đủ số câu theo yêu cầu) 0,25 5 b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt 0,25 Nam đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. c/ Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác 1,0 lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo những ý sau: - Bước sang thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất chính là con người. - Vì vậy, việc tu dưỡng của bản thân mỗi người, của thế hệ trẻ Việt Nam là vô cùng quan trọng: + Tu dưỡng về đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh + Học tập rèn luyện để có kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập + Giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc + Trách nhiệm của bản thân. d/ Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,25 nghị luận. e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. PHẦN 2 1 Câu 1 : (5đ) +Hoàn cảng sáng tác : Năm 1977 trích từ tập thơ : Từ chiến hào 0,5 đến thành phố
  4. 2 +Thu sang hay Mùa thu đều nói đến sự hiện hữu quá rõ rệt của mùa thu trên từng cảnh vật, thiên nhiên. Lúc đó là giữa thu hoặc cuối thu . 0,5 - Còn “Sang thu” là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết và mùa thu bắt đầu có những tín hiệu đầu tiên- >Trước những sự thay đổi mơ hồ chưa rõ rệt ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được. Vì vậy với bài thơ này chỉ có thể đặt tên là Sang thu. 3 Câu 2: + Nắng, mưa là hai hình ảnh ( đối tượng) của thiên nhiên. Nó 0,25 thường dữ dội và mạnh mẽ nhất là vào mùa hạ. + Vẫn còn, vơi dần : Là các từ chỉ mức độ giảm dần; Tác giả kết 0,25 hợp các từ chỉ mức độ giảm dần với các hình ảnh thiên nhiên của mùa hạ để giúp người đọc nhận ra mùa hạ đang nhạt dần, mùa thu đang tới. 4 Câu 4 3,5 * Về hình thức + Kiến thức Tiếng Việt:1,5đ - Hình thức đoạn văn quy nạp, độ dài 12 – 15 câu liên kết với nhau (đoạn quá số câu, chưa đủ số câu trừ 0.25 đ) -Tiếng Việt: Phép thế , câu bị động (gạch chân ) (1đ) *Về nội dung: (2 đ) đoạn văn đảm bảo các ý sau : - Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ qua mọi sự biến chuyển mơ hồ từ cuối hạ đầu thu : + Hương ổi chín đậm nồng nàn lan tỏa trong không gian . +Làn gió se lạnh của thời tiết chớm thu . + Làn sương sớm + Các từ “bỗng, phả , hình như” : Những tín hiệu mơ hồ chưa rõ rệt của chớm thu được nhà thơ cảm nhận bằng sự tổng hợp của các giác quan. -Sự tinh tế trong cảm nhận ở khổ thơ thứ hai qua các hình ảnh : + Sông dềnh dàng + Chim vội vã + Đám mây vắt nửa mình. -> Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc đã biến đám mây thành một dải lụa mềm mại , “vắt nửa mình sang thu”. Đám mây một nửa còn vấn vương mùa hạ còn một nửa đã sang với mùa thu. Đám mây là hình ảnh của không gian hữu hình nhưng lại có thể kết nối hai mùa thời gian vô hình: Hạ và Thu. - Sự tinh tế trong cảm nhận không gian sang thu qua khổ thơ thứ ba: + Nắng + Mưa + Sấm
  5. + Hàng cây -> Hình ảnh thiên nhiên kết hợp với các từ chỉ mức độ giảm dần để giúp người đọc nhận ra mùa hạ đang nhạt dần, mùa thu đang tới. Khổ thơ còn mang ý nghĩa ẩn dụ : Sấm là hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa ẩn dụ cho những vang động bất thường của ngoại cảnh. Hàng cây đứng tuổi là hàng cây đã trải qua nhiều bão going. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho sự từng trải, vững vàng của con người khi đã trưởng thành, trải qua nhiều biến cố ->Tóm lại việc sử dụng các từ ngữ hình ảnh sáng tạo cùng với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của một thi sĩ giúp người đọc cảm nhân được khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên đất trời thật đẹp.