Đề kiểm tra học kì I - Tiết 84, 85 môn Ngữ văn – lớp 9

doc 6 trang thienle22 5000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Tiết 84, 85 môn Ngữ văn – lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_tiet_84_85_mon_ngu_van_lop_9.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Tiết 84, 85 môn Ngữ văn – lớp 9

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Năm học 2018-2019 Tiết: 84-85 Thời gian làm bài: 90 phút Nội Các mức độ đánh giá Tổng dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao điểm chính TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Thơ, Chép thơ, Ý nghĩa của Giải thích ý truyện tác giả, tác chi tiết, nghĩa nhan hiện đại phẩm, hình ảnh đề văn bản Việt hoàn cảnh thơ, biện Nam sáng tác, pháp nghệ nội dung thuật thơ nghệ thuật Số câu: Số câu: Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: Số điểm: 1,5 Số điểm: Số điểm: 5,5 Tỉ lệ Số điểm: 1 đ 1 đ Số điểm: % 3đ Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 10% 5 đ Tỉ lệ 30% Tỉ lệ 50% 2. Tiếng Sự liên kết Việt nội dung và hình thức đoạn văn Số câu: Số câu: 0,5 Số câu: Số điểm: Số điểm: 0,5 Tỉ lệ 1 đ Số điểm: % Tỉ lệ 10% 1 đ Tỉ lệ 10% 3. Văn Viết đoạn nghị văn nghị luận luận Số câu: Số câu: 2 Số câu: 2 Số điểm: Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ 4 đ 2 đ % Tỉ lệ 40% Tỉ lệ 40% Tổng số Số câu: Số câu: 3,5 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: câu: 1,5 Số điểm: Số điểm: Số điểm: 8 Tổng số Số điểm: 2 đ 4 đ 1 đ Số điểm: điểm: 3 đ Tỉ lệ 20% Tỉ lệ 40% Tỉ lệ 10% 10 Tỉ lệ Tỉ lệ 30% Tỉ lệ: % 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HKI - TIẾT 84-85 TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi có 01 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 001 Phần I (6 điểm) Cho câu thơ: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” Câu 1: Chép 10 câu tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. Cho biết đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2: Trong khổ thơ em vừa chép, chi tiết nào được tác giả nhắc đi, nhắc lại nhiều lần? Việc nhắc lại nhiều lần chi tiết này có ý nghĩa gì? Câu 3: Cho câu chủ đề: “Nếu khổ thơ trước là những kỉ niệm tuổi thơ đầy gian khổ, khó khăn thì ở khổ thơ này là những hình ảnh hiện thực thấm đẫm biết bao nghĩa tình sâu nặng trong suốt tám năm ròng cháu ở cùng bà.” Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một văn diễn dịch (khoảng 12 câu) để làm sáng tỏ nội dung câu văn đã cho. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động và một câu cảm thán( gạch chân và chú thích rõ). Câu 4: Từ hiểu biết của mình về bài thơ “Bếp lửa”, em có suy ngẫm gì về tình cảm gia đình (không quá 5 dòng)? Phần II (4 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” ( Trích “Làng” - Kim Lân ) Câu 1: Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn trích trên. Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo thế nào? Câu 2: Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải làng chợ Dầu? Câu 3: Từ văn bản trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ trong khoảng nửa trang giấy thi, về tình yêu Tổ quốc của người Việt trẻ tuổi hôm nay. HẾT
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HKI - TIẾT 84-85 TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi có 01 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 002 Phần I (6điểm): Cho đoạn thơ: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm” ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 9- Tập I) Câu 1. Những câu thơ trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Giải thích “Bếp Hoàng Cầm”? Việc đưa hình ảnh này vào thơ giúp em hiểu gì về tác giả? Câu 3. Hình ảnh mở đầu bài thơ là hình ảnh nào? Vì sao nói hình ảnh này là độc đáo? Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ vẻ đẹp của người lính lái xe trong khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định, 1 từ Hán Việt (gạch chân câu phủ định, từ Hán Việt). Phần 2 (4 điểm) “ Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở lắng tai nghe ra bên ngoài ” (Trích “Làng” - Kim Lân) Câu 1. Truyện ngắn “Làng” ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu 2. Đoạn văn chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Việc sử dụng hình thức ngôn ngữ này cho thấy tâm trạng của ông Hai như thế nào? Câu 3. Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân thể hiện tình yêu làng quê, đất nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân. Em hãy kể tên một văn bản của tác giả Hồ Chí Minh trực tiếp khẳng định lòng yêu nước của dân tộc ta? Chép chính xác hai câu văn đầu tiên của văn bản vừa kể nói lên điều đó? Câu 4. Từ các tác phẩm trên và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩ về lòng yêu nước. (Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi) HẾT
  4. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 9 Năm hoc: 2018-2019 Thời gian làm bài: 90 phút Đề 001: Phần I (6 điểm) Câu 1 (1,5 đ) Học sinh chép tiếp đúng được (0,5đ); Học sinh trả lời đúng tên tác phẩm: “Bếp lửa”(0,25đ); Tác giả: Bằng Việt (0,25 điểm); Nêu đúng hoàn cảnh ra đời bài thơ (0,5đ) Câu 2 (1 đ): Chi tiết được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ: Tiếng tu hú (4 lần) (0,25 đ) Ý nghĩa: Trong 11 câu thơ mà âm vang đến 4 lần tiếng chim tu hú ở những cung bậc khác nhau như: - Than thở, chia sẻ với cảnh ngộ quạnh hiu của 2 bà cháu (0,25 đ) - Khiến hình ảnh người bà thêm đậm nét và tình bà cháu thêm sâu lắng trong lòng đứa cháu khi hồi tưởng về bà kính yêu. (0,5 đ) Câu 3 (3 đ): Đoạn văn cần đảm bảo được các yêu cầu sau: * Hình thức: (1 đ) - Đúng đoạn văn diễn dịch: 0,25đ - Đủ số câu: 0,25 đ - Có và chỉ rõ câu cảm thán: 0,25đ - Có và chỉ rõ câu bị động: 0,25đ * Nội dung: (2,0 đ) - Từ mùi khói bếp, nhân vật trữ tình lại nhớ về tiếng chim tu hú trong suốt tám năm ròng của tuổi thơ - những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa quê hương. (0,5 đ) - Thật là hồn nhiên, trong sáng khi nhà thơ tâm tình với chim tu hú. Tiếng chim trong nỗi nhớ như giục giã, khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong. (0,5 đ) - Âm điệu tha thiết gợi ra tình cảnh vắng vẻ, côi cút, vời vợi nhớ thương của hai bà cháu. (0,25 đ) - Nhà thơ đang kể chuyện về bà mà như tách hẳn ra để trò chuyện trực tiếp với bà: “bà còn nhớ không bà ? (0,25 đ) + Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên, nuôi dưỡng cả tâm hồn lẫn thể chất cho cháu. (0,25 đ) + Cháu thương bà vất vả, lo toan, biết ngỏ cùng ai, chỉ có thể tâm tình với chim tu hú. Như vậy, bếp lửa đánh thức kỉ niệm tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người bà và có cả hình ảnh quê hương. (0,25 đ) Câu 4 (0,5đ): Học sinh có thể tự do phát biểu suy nghĩ cá nhân nhưng nếu có được một trong các ý sau là cho điểm: - Gia đình là nơi ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành, là nơi cho ta sự bình yên, sự yêu thương vô bờ, thiêng liêng, bất diệt. (0,25đ) - Là nơi chắp cánh ước mơ, là nơi neo đậu khi ta mệt mỏi (0,25đ) Phần II (4 điểm) Câu 1 (1 đ): Câu nghi vấn(0,5đ)
  5. + Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? + Chúng nó bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Tác dụng: Góp phần tạo nên ngôn ngữ độc đáo của nhân vật: Tạo nên ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, góp phần thể hiện chiều sâu tâm trạng của nhân vật ông Hai.(0,5đ) Câu 2 (1đ): - Nếu đặt tên là “Làng chợ Dầu” thì câu chuyện chỉ kể về cuộc sống và con người ở một làng quê cụ thể Ý nghĩa tác phẩm sẽ hạn hẹp.(0,25đ) - Đặt tên “Làng”, tiếng gọi gần gũi, thân quen, cụ thể với bất kỳ một ai Ý nghĩa nhan đề có sức khái quát cao, giúp ta hiểu rõ hơn giá trị của truyện ngắn (0,25đ) => Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy (0,5đ) Câu 3 (2đ): * Về hình thức: (0,5đ) Đúng dạng bài nghị luận xã hội, khoảng nửa trang giấy thi, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. * Về nội dung: (1,5đ) HS có thể lập luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ: + Giải thích về lòng yêu nước : 0,25 đ + Biểu hiện của lòng yêu nước của người Việt trẻ trong nhận thức, trong hành động như: lao động, học tập .:1.0đ + Liên hệ bản thân .:0,25đ Đề 002 Phần I (6 điểm) Câu 1. (0,5 đ) - Nêu đúng tên tác phẩm : 0,25 điểm - Nêu đúng tên tác giả : 0,25 điểm Câu 2. (1,0 đ) - Giải thích “ Bếp Hoàng Cầm” : 0,5 điểm. - Tác giả là người có sự quan sát tinh tế, am hiểu đời sống chiến trường, thích khám phá những điều mới lạ (0,5 điểm). Câu 3. (1,5 đ) - Hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính : 0,25 điểm - Giải thích : + Được miêu tả rất thực, thực đến trần trụi.: 0,25 điểm + Giải thích nguyên nhân cũng rất thực bằng các câu thơ giống với văn xuôi, có giọng điệu tự nhiên .: 0,25 điểm + Bom đạn chiến tranh càng khiến những chiếc xe méo mó, biến dạng .: 0,25 điểm - Ý nghĩa: + Sự ác liệt của chiến tranh, vẻ đẹp của người lính lái xe : 0,25 điểm + Sự quan sát tinh tế, am hiểu đời sống chiến trường, thích khám phá những điều mới lạ : 0,25 điểm Câu 4. (3,0 đ) Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Hình thức: (1 đ) - Đúng đoạn văn TPH: 0,25đ
  6. - Đủ số câu: 0,25 đ - Có và chỉ rõ câu phủ định: 0,25đ - Có và chỉ rõ từ Hán Việt: 0,25đ * Nội dung (2,0 đ): - Khai thác những tín hiệu nghệ thuật: điệp ngữ, ẩn dụ để làm rõ tình đồng đội, tâm hồn lãng mạn sôi nổi trẻ trung, ý chí quyết tâm .của người lính: 2 điểm Phần II (4 điểm): Câu 1. Nêu đúng hoàn cảnh ra đời: 0,5 điểm. Câu 2.( 0.75 đ) - Ngôn ngữ độc thoại nội tâm : 0,25 điểm. - Tâm trạng lo lắng căng thẳng, sợ hãi . của ông Hai : 0,5 điểm. Câu 3. ( 0.75 đ) - Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: 0,25 điểm. - Chép chính xác: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta : 0,5 điểm. Câu 4: (2đ) Học sinh trình bày suy nghĩ: * Về hình thức: (0,5đ) Đúng dạng bài nghị luận xã hội, khoảng nửa trang giấy thi, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. * Về nội dung: (1,5đ) HS có thể lập luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ: + Giải thích về lòng yêu nước : 0,25 điểm + Biểu hiện của lòng yêu nước trong đấu tranh, lao động, học tập .: 1.0 điểm + Liên hệ bản thân .: 0,25 điểm