Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy

doc 7 trang Thương Thanh 22/07/2023 1580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2016_2017_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NHÓM SINH 8 SINH HỌC 8 Năm học 2016- 2017 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Đặc điểm cấu tạo và các hoạt động của: + tim + cơ quan hô hấp + cơ quan tiêu hóa: khoang miệng, ruột non - Các thao tác sơ cứu khi: + chảy máu ở cổ tay + bị đuối nước ( phương pháp hà hơi thổi ngạt) 2. Kĩ năng - Làm bài, ý thức tự giác, độc lập trong kiểm tra - Giải thích thực tế về giữ gìn vệ sinh hệ cơ quan của cơ thể. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong giờ kiểm tra. - Giữ gìn vệ sinh các hệ quan trong cơ thể. II. Ma trận đề Các mức độ nhận biết Tổng Các chủ đề Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng (50%) (30%) (10%) cao(10%) 1) Tuần hoàn ½ câu (1đ) ½ câu (1đ) 2đ 2) Các cơ quan hô hấp, vệ sinh hô 1 câu (2đ) 2đ hấp 3) Tiêu hóa ở khoang miệng, ruột ½ câu(1đ) 1/2câu(1đ) 2đ non 4) Thực hành: Tập băng vết 1 câu (2đ) 2đ thương 5) Thực hành: Hà hơi thổi ngạt 1câu(2đ) 2đ Tổng 2,5 câu 1,5 câu 1 câu 5 câu (5đ) (3đ) (2đ) (10đ) Người ra đề Nhóm trưởng Tổ trưởng BGH
  2. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 Thời gian làm bài 45 phút- năm học 2016-2017 NHÓM SINH 8 Ngày kiểm tra: 7/12/2016 ĐÈ CHÍNH THỨC PHẦN I: LÝ THUYẾT (6 điểm) Câu 1(2 điểm) a) Hãy nêu cấu tạo trong của tim. b) Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Câu 2(2 điểm) a) Biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng diễn ra như thế nào? b) Thường ngày khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào? Câu 3(2 điểm): Chú thích các cơ quan trong hệ hô hấp của người: PHẦN II: THỰC HÀNH (4 điểm) Câu 4 (2 điểm):Băng bó vết thương chảy máu ở cổ tay (chảy máu động mạch), ta cần làm như thế nào? Câu 5 (2 điểm):Nêu các bước cấp cứu nạn nhân bị đuối nước (phương pháp hà hơi thổi ngạt). ( Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra)
  3. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM – BÀI THI HK I -MÔN SINH 8 (Năm học 2016-2017) Câu Nội dung Điểm Câu 1 a) - Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết. 0,25 2đ - Tim có 4 ngăn (2 tâm nhĩ và 2 tâm thất) 0,25 - Thành cơ tâm thất dày hơn cơ tâm nhĩ 0,25 - Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ- thất và giữa động mạch và tâm thất có van động mạch -> giúp máu lưu thông theo 1 chiều. 0,25 b) Vì mỗi chu kỳ co dãn của tim là 0,8s, trong đó pha dãn chung 0,4s -> thời gian đủ cơ tim phục hồi lại hoàn toàn. 1 Câu 2 a) 2 đ Biến đổi Các hoạt động Các thành phần Tác dụng của thức ăn tham gia tham gia hoạt động 0,25 - Tiết nước - Các tuyến nước - Làm ướt và mềm thức bọt. bọt. ăn. - Nhai. - Răng - Làm thức ăn nhỏ, mềm 0,25 Biến đổi và nhuyễn. lý học - Đảo trộn - Răng, lưỡi, các - Làm thức ăn thấm đều 0,25 thức ăn cơ môi và má. nước bọt. - Tạo viên - Răng, lưỡi, các - Tạo viên thức ăn vừa 0,25 thức ăn cơ môi và má nuốt. b) - Cháo thấm 1 ít nước bọt, 1 phần tinh bột trong cháo bị biến đổi 0,5 thành đường mantozơ dưới tác dụng của enzim amilaza. - Với sữa thấm 1 ít nước bọt sự tiêu hoá hoá học không diễn ra ở khoang 0,5 miệng do thành phần hoá học của sữa là Pr và đường đôi hoặc đường đơn Câu 3 1- Khoang mũi 0,4 2đ 2- Thanh quản 0,4 3- Khí quản 0,4 4- Lá phổi 0,4 5- Phế quản 0,4
  4. Câu 4 Bước1: dùng tay bóp mạnh vào động mạch cánh tay trong vòng vài phút. 0,5 2 đ Bước 2: buộc garo( dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí 0,5 gần sát nhưng cao hơn vết thương) Bước 3: sát trùng vết thương, đặt gạc hoặc bông lên miệng vết thương rồi 0,5 băng lại Bước 4: đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu 0,5 Câu 5 Bước 1: đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. 0,4 2đ Bước 2: bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay. 0,4 Bước 3: tự hít 1 hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và 0,4 thổi hết sức vào thổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc Bước 4: ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp 0,4 Bước 5: thổi liên tục 12- 20 lần/phút tới khi quá trình hô hấp được ổn 0,4 định. //
  5. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC NHÓM SINH 8 8 Thời gian làm bài 45 phút- năm học 2016- 2017 ĐÈ DỰ BỊ Ngày kiểm tra: 7/12/2016 PHẦN I: LÝ THUYẾT (6 điểm) Câu 1(2 điểm) a) Tim có cấu tạo như thế nào? b) Theo em, tim có hoạt động suốt đời hay không? Vì sao? Câu 2(2 điểm) a)Nêu cấu tạo ruột non của người. b)Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì? Câu 3(2 điểm): Chú thích các cơ quan trong hệ tiêu hóa của người: PHẦN II: THỰC HÀNH (4 điểm) Câu 4 (2 điểm) Băng bó vết thương chảy máu ở lòng bàn tay (chảy máu mao mạch và chảy máu tĩnh mạch), ta cần làm như thế nào? Câu 5 (2 điểm)Nêu các bước cấp cứu nạn nhân điện giật (phương pháp ấn lồng ngực). ( Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra)
  6. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM – BÀI THI HK I -MÔN SINH 8 (Năm học 2016-2017) Câu Nội dung Điểm Câu 1 a) - Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết. 0,25 2đ - Tim có 4 ngăn (2 tâm nhĩ và 2 tâm thất) 0,25 - Thành cơ tâm thất dày hơn cơ tâm nhĩ 0,25 - Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ- thất và giữa động mạch và 0,25 tâm thất có van động mạch -> giúp máu lưu thông theo 1 chiều. b) Có.Vì mỗi chu kỳ co dãn của tim là 0,8s, trong đó pha dãn chung 1 0,4s -> thời gian đủ cơ tim phục hồi lại hoàn toàn. Câu 2 a) -Thành ruột non có 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn 0,25 2 đ - Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng 0,25 - Lớp niêm mạc(sau đoạn tá tràng) có nhiều tuyến ruột tiết dịch 0,25 ruột và tế bào tiết chất nhầy - Tá tràng có dịch mật và dịch tủy đổ vào 0,25 b) đường đơn 6 cacbon, các axit amin, axit béo và glixêrin, các thành 1 phần cấu tạo của nucleotit, các vitamin, các muối khoáng và nước Câu 3 1- khoang miệng 0,4 2đ 2- thực quản 0,4 3- dạ dày 0,4 4- ruột 0,4 5- hậu môn 0,4 Câu 4 Bước 1: dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vòng vài phút 0,5 2 đ Bước 2: sát trùng vết thương 0,5 Bước 3: + khi vết thương nhỏ có thể dùng băng dán + khi vết thương lớn cho miếng bông vào giữa 2 miếng gạc rồi 0,5 đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại. 0,5 Câu 5 Bước 1: đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng 1 gối mềm để 0,5 2đ đầu hơi ngửa ra phía sau. Bước 2: cầm nơi 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân, sau đó dạng tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn 1 nhân 0,5 Bước 3: thực hiện liên tục 12-20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.