Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 9 - Tiết 85, 86

doc 5 trang thienle22 4230
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 9 - Tiết 85, 86", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_9_tiet_85_86.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 9 - Tiết 85, 86

  1. Phßng GD & §T Gia L©m MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2018-2019 Tr­êng THCS §a Tèn MÔN : NGỮ VĂN 9- TIẾT: 85,86 Thời gian làm bài: 90 phút NỘI DUNG Mức độ cần đạt (Tự luận) Nhận biết Thông Vận dụng Vận Điểm hiểu dụng Cao Phần I: -Ngữ liệu: -Hoàn cảnh -Khái quát đoạn thơ sáng tác/ chủ đề/ “Bếp lửa” nghĩa của từ nội dung .- Viết (Bằng chính/ vấn đoạn văn Việt) đề trình bày chính/ suy nghĩ, mà VB đề cảm nhận cập. của bản -Hiểu được thân. ý nghĩa. của hình ảnh/ chi tiết/ BPTT/ trong VB. -Hiểu được quan điểm/ tư tưởng, của tác giả. Phần II: -Ngữ liệu: -Nhận biết thể Khái quát -Nhận xét, - Vận Đoạn trích loại/PTBĐ/ chủ đề/ đánh giá dụng trong”Lặ từ loại/ nội dung về tư kiến ng lẽ Sa BPTT/ chính/ vấn tưởng/ thức Pa” được sử dụng đề quan Tiếng (Nguyễn trong VB. chính/ điểm/ tình Việt Thành -Thu thập mà VB đề cảm, thái theo yêu Long) thông tin cập. độ của trong VB. -Hiểu được tác giả/ cầu quan thể hiện điểm/ tư trong VB. tưởng, -Rút ra của tác bài học giả. về tư
  2. tưởng/ nhận thưc - Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân Tổng Số câu 4 2 2 1 8 cộng Số điểm 4,0đ 3,0đ 2,0đ 1,0đ 10,0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  3. Phßng GD & §T Gia L©m ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2018-2019 Tr­êng THCS §a Tèn MÔN : NGỮ VĂN 9- TIẾT: 85,86 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: (5,5 điểm) Đọc kĩ phần văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa! Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ, Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi, Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! ( Bếp lửa- Bằng Việt) 1. (0,5 đ). Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Bếp lửa”? 2. (1,0 đ). Em hiểu thế nào về cụm từ “biết mấy nắng mưa” ở đầu đoạn thơ? Hãy tìm một thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa”? 3. (1,0 đ). Vì sao trong đoạn thơ trên tác giả nói bếp lửa “kì lạ và thiêng liêng”? 4. (3,0 đ). Mở đầu đoạn văn phân tích đoạn thơ trên, một học sinh viết: “Đoạn thơ là những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ đối với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng.” Coi đây là câu mở đoạn, viết tiếp phần thân đoạn (khoảng 10 câu) để hoàn thành đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch, trong đoạn văn đó có sử dụng ít nhất một câu ghép (gạch chân dưới câu ghép). Phần II (4,5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. (“ Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long) 1. (1,0 đ). Đây là cuộc trò chuyện giữa những nhân vật nào? Vì sao nhân vật “cháu” lại có cảm giác “thật hạnh phúc”? 2. (1đ). Chỉ ra một câu có sử dụng cách dẫn trực tiếp và một câu sử dụng cách dẫn gián tiếp trong đoạn văn trên (gạch chân, chỉ rõ lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp). 3. (2đ). Từ suy nghĩ của nhân vật “cháu” ở đoạn văn trên, cùng những hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lối sống đẹp của tuổi trẻ hôm nay? 4.(0,5đ) Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 viết về người lao động và ghi rõ tên tác giả.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN 9 Phần I (5.5 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 Hoàn cảnh sáng tác : Năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học 0.5 (0.5 đ) ngành Luật ở nước ngoài. - - Cụm từ “biết mấy nắng mưa” trong câu thơ đầu đoạn : không 0.5 chỉ nói về những ngày nắng ngày mưa đời bà từng trải qua mà còn nói tới những vất vả nhọc nhằn mà bà từng nếm trải ( đói nghèo, Câu 2 bom đạn, thay con nuôi cháu ) (1.0 đ) - Một câu thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa” :Ví dụ: “Dãi 0.5 nắng dầm mưa”, “năm nắng mười mưa” ( Chấp nhận mọi phương án đúng mà hs đưa ra). - - Bếp lửa của bà kì lạ vì nó cháy lên trong mọi cảnh ngộ, 0.5 không gì dập tắt được. Câu 3 - - Bếp lửa thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ và sáng mãi lên những 0.5 (1.0 đ) tình cảm thiêng liêng, cao quý trong cuộc đời mỗi con người: tình bà cháu, tình cảm gia đình, quê hương, đất nước. Học sinh hoàn thành đoạn Mở đoạn: đạt yêu cẩu về nội dung, hình thức. 0.5 Thân đoạn: Biết bám sát vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ, nhận xét để làm rõ những suy 2.0 nghĩ sâu sắc, tình cảm chân thành. Đoạn văn cần tập trung vào các ý: + Suy ngẫm về cuộc đời vất vả, khó nhọc và công việc nhóm lửa của bà. Bà không chỉ nhóm bếp lửa- công việc khởi đầu một ngày mà còn khơi dậy, thắp lên trong tâm hồn trong những tình cảm cao đẹp . + Bếp lửa trở nên kì lạ và thiêng liêng. Và người bà cũng là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho các thế hệ - ngọn lửa của sự Câu 4 sống, của niềm yêu thương, tin tưởng. (3.0 đ) + Từ đó, người cháu càng thấm thía công ơn của bà, càng thương bà. Chú ý phân tích: hình ảnh hoán dụ nắng mưa, từ láy “lận đận”, điệp từ “nhóm”, câu cảm thán, hình ảnh bếp lửa # Đúng ý, diễn đạt được song ý chưa thật sâu. 1,5đ # Kể lể, dài dòng, còn mắc vài lỗi diễn đạt 1đ # ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt 0,5đ # Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém 0,25đ 0,5 - Có câu ghép ( đúng, có gạch dưới ). Đoạn văn quá dài (quá ngắn) hoặc nhiều đoạn (sai kiểu đoạn) trừ 0,5 đ
  5. Câu PHẦN II (4,5 điểm): Câu 1: HS nêu được: 1 đ - Cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên và ông họa sĩ 0,5 - Nhân vật anh thanh niên có cảm thấy “thật hạnh phúc” vì lập được 0,5 thành tích, góp phần phát hiện đám mây khô giúp không quân ta hạ được máy bay phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đó là niềm hạnh phúc được cống hiến, làm việc cho đất nước Câu 2 HS chỉ ra được: 1 đ - Câu có lời dẫn gián tiếp: Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát 0,5 hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. - Câu có lời dẫn trực tiếp: Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm 0,5 cháu mà lắc“Thế là một – hòa nhé!”. Câu 3 Hs phải đảm bảo những yêu cầu về: 2 đ - Nội dung: 1.5 + Nhận thức đúng lối sống đẹp (sống có mục đích, lí tưởng, sống cống hiến ), + Thấy được vai trò, biểu hiện của lối sống đẹp. + Phê phán những lối sống sai lệch (sống không có lí tưởng, ích kỉ, hưởng thụ ). + Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân. - Hình thức: là một bài văn nghị luận có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định 0,5 Lưu ý: Khuyến khích hs có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Phần liên hệ cần chân thành. Không cho điểm đoạn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Nếu bài quá dài hoặc quá ngắn hoặc không đúng hình thức bài văn trừ 0,5 Câu 4 Hs nêu được tác phẩm, tác giả 0,5 0,5 “Đoàn thuyền đánh cá”( Huy Cận)