Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

docx 7 trang Thương Thanh 22/07/2023 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2018_2019_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 7 Năm học: 2018 – 2019 Ngày kiểm tra: 7 /12/2018 MÃ ĐỀ THI SỐ 001 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Trả lời các câu hỏi sau bằng cách tô đậm vào chữ cái đứng trước phương án đúng vào phiếu làm bài: Câu 1: Nhà Trần được thành lập vào năm nào? A. Năm 1223 B. Năm 1224 C. Năm 1225 D. Năm 1226 Câu 2: Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ nào? A. Chế độ quân chủ trung ương tập quyền B. Chế độ chiếm hữu nô lệ C. Chế độ dân chủ D. Chế độ chủ nghĩa xã hội Câu 3: Thời Trần, cơ quan nào đảm nhiệm việc viết sử ? A. Quốc sử viện B. Tôn nhân phủ C. Thái y viện D. Hà đê sứ Câu 4: Thời Trần cả nước được chia làm bao nhiêu lộ? A. 10 lộ B. 12 lộ C. 13 lộ D. 14 lộ Câu 5: Nhà Trần đã ban thái ấp cho những ai? A. Qúy tộc, vương hầu B. Công chúa, hoàng tử C. Quan lại D. Nông dân Câu 6:Thời Trần, ai là người đã biên soạn bộ Đại Việt sử kí? A. Lê Văn Hưu B. Lê Hữu Trác C. Trần Nguyên Hãn D. Hồ Nguyên Trừng Câu 7: Thời Trần, cấm quân được tuyển chọn từ đâu? A. Từ những trai tráng khỏe mạnh trong cả nước B. Từ những trai tráng khỏe mạnh trong các lộ phủ C. Từ những trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần (Tức Mặc, Nam Định) D. Từ những thanh niên trai tráng khỏe mạnh trong làng, xã Câu 8: Bộ luật thời Trần được bổ sung thêm nội dung nào? A. Cấm giết mổ trâu, bò B. Bảo vệ người phụ nữ C. Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quyết định cụ thể việc mua bán ruộng đất D. Bảo vệ giai cấp thống trị
  2. Câu 9: Thời Trần, ai là người đứng đầu các phủ? A. Chánh phó An phủ sứ B. Tri phủ C. Tri châu, chi huyện D. Xã quan Câu 10:Về luật pháp, thời Trần bộ luật nào được ban hành? A. Hình thư B. Quốc triều hình luật C. Hồng Đức D. Gia Long Câu 11: Tại sao, vua Trần lại để chuông lớn ở thềm điện Long Trì? A. Người dân ai có điều oan uổng đều có thể đánh chuông mời vua ra xét xử B. Báo động cho triều đình khi có giặc ngoại xâm C. Triệu tập quý tộc, quan lại trong triều đình lúc cần thiết D. Báo động cho lính bảo vệ triều đình khi có biến cố Câu 12: Tại sao nhà Trần mở Hội nghị Diên Hồng? A. Để bàn cách đánh giặc B. Để bàn cách giảng hòa C. Để tập hợp lực lượng D. Để động viên tinh thần Câu 13: Thời Trần, quân các lộ ở đồng bằng gọi là: A. Chính binh B. Phiên binh C. Hương binh D. Tân binh Câu 14: Thời Trần, tầng lớp nào là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội? A. Nông nô B. Nông dân C. Nông nô, nô tì D. Nô tì Câu 15: Thời Trần, về quân sự tác phẩm nổi tiếng nào đã đánh dấu bước phát triển lí luận, quân sự của Đại Việt? A. Binh thư yếu lược B. Hịch Tướng sĩ C. Binh pháp D. Đại Việt sử kí Câu 16: Thời Trần, Tôn nhân phủ có vai trò gì? A. Đảm nhiệm việc viết sử B. Coi việc chữa bệnh trong cung vua C. Trông coi, đốc thúc việc đắp đê D. Nắm sự vụ của họ hàng tôn thất Câu 17: Ở Trung Quốc, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện, xã hội phong kiến suy yếu vào thời nào? A. Tống Nguyên B. Đường C. Minh Thanh D. Hán Câu 18: Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á vào thời nào? A. Thời Hán B. Thời Đường C. Thời Tống D. Thời Nguyên Câu 19: Thời Trần, ai là người chế tạo ra súng thần cơ? A. Trần Hưng Đạo B. Hồ Nguyên Trừng C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Quốc Toản Câu 20: Thời Trần, súng thần cơ được chế tạo vào thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XIII B. Đầu thế kỉ XIV C. Giữa thế kỉ XIV D. Cuối thế kỉ XIV
  3. II. Phần tự luận (5điểm) Câu 1(2 điểm): Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ (năm 1258)? Câu 2(3 điểm): Nhà Trần đã làm gì để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng ? Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần? ( Học sinh làm bài vào phiếu bài làm)
  4. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ KIÊM TRA HỌC KÌ I NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 7 Năm học: 2018 - 2019 Ngày kiểm tra: 7/12/2018 Thời gian: 45 phút I. Mục tiêu cần đạt 1. 1. Kiến thức : - Kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh trọng tâm là: Ba lần kháng chiến chống quân Xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), nước Đại Việt ở thế kỉ XIII, sự phát triển kinh tế, Văn hóa thời Trần, Trung Quốc thời phong kiến 2. Kỹ năng: - - Rèn được kĩ năng tái hiện, trình bày, liệt kê, ghi nhớ sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử - - Vận dụng kiến thức đã học để làm bài. 3. Thái độ: - - Tự hào về bề dày lịch sử dân tộc. - Trân trọng những thành quả mà các cư dân cổ đại đã xây dựng và để lại cho chúng ta hôm nay - - - Thái độ làm bài nghiêm túc. II. Ma trận : Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao Nội dung I. Trắc Biết được: - Hiểu được nghiệm: nội dung - Nước Đại - Thời gian pháp luật Việt ở thế thành lập thời Trần kỉ XIII của nhà Trần, sự phát triển kinh tế, văn hóa - Trung - Đặc điểm Quốc thời cơ bản về phong kiến xã hội phong kiến ở Trung Quốc - Sự phát - Nét chính - Hiểu được triển kinh về sự phát cách xây tế, văn hóa triển kinh dựng bộ thời Trần tế, văn hóa máy nhà thời Trần nước, cách tuyển chọn
  5. quân đội thời Trần Số câu 12 câu 8câu 20 câu Số điểm 3 2 5 Tỉ lệ % 30% 20% 50% II.Tự luận - Ba lần -Trình bày kháng chiến được diễn chống quân biến cuộc xâm lược kháng chiến Mông- lần thứ nhất Nguyên chống quân xâm lược Mông Cổ -Nước Đại - Nắm được -Nhận xét Việt ở thế các biện về tình hình kỉ XIII pháp nhà quân đội Trần xây nhà Trần dựng quân đội và phát triển kinh tế Số câu 1 câu 1 câu + 1 1ý/ câu 2 câu ý/câu Số điểm 2 2 1 5 Tỉ lệ % 20% 20% 10% 50% Tổng: Số câu 13 câu 8 câu + 1ý/ 1ý/câu 22câu câu Số điểm 5 4 1 10 Tỉ lệ % 50% 40% 10% 100% III Duyệt ma trân đề Nhóm trưởng Tổ trưởng chuyên môn BGH duyệt Nguyễn Thị Tơ Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa
  6. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIÊM TRA HỌC KÌ NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 7 Năm học: 2018 - 2019 Ngày kiểm tra: 7/12/2018 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp D A A B A A C C B B A A A D A D D B B D án II. Tự luận (5điểm): Câu Nội dung Điểm 1 • Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ (năm 1258) - Tháng 1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta thì bị ta chặn lại ở phòng tuyến do Trần Thái Tông chỉ huy. 0.5 - Triều đình tạm thời rời kinh thành Thăng Long, xuôi về Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam). Tại Thăng Long, ta thực hiện kế: “vườn không nhà trống” 0.5 - Quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long trống vắng, chúng lâm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng. Nắm được thời cơ, ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. 0.5 - Ngày 29-1-1258, quân Mông Cổ rời khỏi Thăng Long.Trên đường rút chạy, chúng bị quân của nhà Trần truy kích. 0.5 2 • Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng: - Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua. 0.5 - Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chính sách: “Ngụ binh ư nông” và theo chủ trương: “Quân lính cốt tinh 0.5 nhuệ, không cốt đông”. - Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp, luyện tập võ nghệ thường xuyên 0.5 - Nhà Trần còn cử tướng giỏi đóng giữ các vùng hiểm yếu. Vua Trần thường xuyên đi tuần tra việc phòng bị ở các nơi này. 0.5
  7. • Nhận xét về quân đội thời Trần: - Quân đội nhà Trần được tổ chức một cách quy củ, hoàn 0.5 chỉnh - Quân đội còn được xây dựng theo chủ trương: “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội 0.5 Ghi chú: Căn cứ vào đối tượng học sinh và mức độ làm bài thực tế, dựa vào thang điểm trên giáo viên có thể điều chỉnh và cho các điểm còn lại. III. Duyệt đề Người ra đề Tổ trưởng CM BGH Trương Thị Thảo Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa