Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hùng Vương (Có đáp án)

doc 8 trang Thủy Hạnh 12/12/2023 1910
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hùng Vương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_9_nam_hoc_2017_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hùng Vương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT TX BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-NH:2017-2018 TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG MÔN HÓA HỌC 9 ĐỀ BÀI: HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN -MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Nhằm đánh giá mức độ nhận thức của hs về: -Ôxit +Biết được tính chất hóa học của oxit,khái quát về sự phân loại ôxit + Giải toán theo PTHH liên quan đến tính chất hóa học của oxit -Axit + Biết được tính chất hóa học của axit + Giải toán theo PTHH liên quan đến tính chất hóa học của axit, tính nồng độ ,thể tích chất khí ở đktc -Bazơ +Biết được tính chất hóa học của bazơ,bazơ tan ,bazơ không tan +Giải toán theo PTHH liên quan đến tính chất hóa học của bazơ -Muối + Biết được tính chất hóa học của muối +Nhận biết được một số muối - Giải toán theo PTHH liên quan đến tính chất hóa học của muối ,tính nồng độ ,thể tích chất khí ở đktc -Kim loại +Biết được tính chất hóa học của kim loại +Giải toán theo PTHH liên quan đến tính chất hóa học của muối ,tính nồng độ ,thể tích chất khí ở đktc -Phi kim + Biết được tính chất hóa học của Phi kim +Giải toán theo PTHH liên quan đến tính chất hóa học của phi kim ,thể tích chất khí ở đktc 2/Kĩ năng: Nhận biết, lập luận, phán đoán, tính toán, giải toán theo PTHH, lập công thức hóa học 3/ Thái độ: -Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề -Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học, trung thực, tự giác trong thi cử.
  2. II-MA TRẬN: KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng: 40% Cộng Cấp độ 30% 30% Cấp độ thấp Cấp độ cao Tên Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL (nội dung, chương ) Chủ đề 1 Nắm vững Hiểu Vận Tính chất tính chất hóa được dụng hóa học học h/c vô cơ TCHH tinh của hợp của C%, chất vô cơ h/c vô CM cơ Số câu Câu Câu Câu Số câu:7 Số điểm 1,2,3 5,6 9,10 1,75đ= Tỉ lệ % 0,7đ 0,5đ 0,5đ 17,5% 7,5% 5% 5% Chủ đề 2 Nắm vững Vận Tính chất tính chất hóa dụng hóa học học của sắt Hiểu được tính của kim TCHH của m,v loại –phi kim loại kim Số câu Câu 4 Câu Câu Câu Câu Số câu:7 Số điểm 0,25đ 13 7,8 14 11,12 5,25đ= Tỉ lệ % 2đ 0,5đ 2đ 0,5đ 2,5% 20% 5% 20% 5% 52,5% Chủ đề 3 Có kĩ năng Bài tập giải bài tập tính theo hóa học:tinh PTHH có m,v liên quan đến nồng độ dung dịch Số câu Câu Số câu:1 Số điểm 16 Tỉ lệ % 2đ 2đ=20%
  3. 20% Chủ đề 4: Vận dụng tính Thực chất hóa học của hành thí kim loại –phi kim nghiệm để giải thích hiện tượng trong thí nghiệm Số câu Câu 15 Số câu:1 Số điểm 1đ 1đ=10% Tỉ lệ % 10% Tổng số Số câu : 5 Số câu: 5 Số câu :6 Số câu Số điểm :3 Số điểm:3 Số điểm :4 câu:16 Tổng số 30% 30% 40% Số điểm điểm:10 Tỉ lệ % 100%
  4. PHÒNG GD & ĐT TX BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-NH:2017-2018 TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG MÔN HÓA HỌC 9 I/ TRẮC NGHIỆM ( 3đ) Khoanh vào đáp án đúng nhất -mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là A.K2O B. P2O5 C. CO2 D. SO3 Câu 2 : Trong các nhóm chất sau, nhóm nào toàn là bazơ tan trong nước? A.KOH,NaOH,Mg(OH)2,Fe(OH)2 . B.KOH,NaOH,Ba(OH)2,Ca(OH)2 . C.KOH,NaOH,Fe(OH)3,Zn(OH)2 . D.Zn(OH)2,NaOH,Ba(OH)2,Fe(OH)3 . Câu 3: Dung dịch BaCl2 tác dụng với dd K2SO4 hiện tượng quan sát được là: A.Có kết tủa trắng. B.Có kết tủa xanh lơ C. Có kết tủa nâu đỏ D. Có sủi bọt khí Câu 4:Cho một đinh sắt vào dung dịch CuSO4,hiện tượng quan sát được là: A.Có kết tủa xanh lơ, dung dịch màu xanh lam nhạt dần B.Có một lớp kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt,dung dịch màu xanh lam nhạt dần C.Có xuất hiện kết tủa trắng ,dung dịch màu xanh lam nhạt dần D. Có xuất hiện kết tủa nâu đỏ,dung dịch màu xanh lam nhạt dần Câu 5: Dãy oxit nào sau đây đều phản ứng với nước? A.K2O, BaO, CO2 B.Na2O,CaO, SiO2 C.Na2O, BaO, CO C.CuO, SiO2,CaO Câu 6: Chất nào dưới đây không tác dụng với dd Ba(OH)2? A.MgCl2 B.FeCl3 C.CuSO4 D.BaCl2 Câu 7: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là A.Zn, Mg, Cu B. Zn, Mg, Fe C. Zn, Mg, Ag D. Cu, Mg, Al Câu 8: Kim loại nào dưới đây tác dụng với dung dịch NaOH ? A. Mg B. Al C. Fe D. Cu Câu 9:Trung hòa 200 g dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là: A. 200g B. 300g C. 400g D. 500g Câu 10: Cho 15,5 gam Na2O tác dụng với nước tạo ra 0,5 lit dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là A.0,125M B. 0,25M C. 0,5M D. 1M Câu 11: Cho 13 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl.Thể tích khí H2 thu được ở đktc là A.0,448 lit B. 4,480 lit C. 0,896 lit D. 8,960 lit Câu 12: Đốt cháy hết 11,2 gam bột sắt trong khí clo dư. Khối lượng khí clo đã tham gia phản ứng là A. 21,3 gam. B. 14,2 gam. C. 2,13 gam. D. 1,42 gam
  5. I/ TỰ LUẬN (7đ) Câu 13:(2,0đ) Nêu tính chất hóa học của sắt? Mỗi tính chất hóa học viết 1 PTHH Câu 14:(2,0đ)Viết phương trình hóa học hoàn thành chuyển đổi sau Mg MgCl2 Mg(NO3)2 Mg(OH)2 MgO Câu 15:(1,0đ) a/ Giải thích vì sao Clo ẩm có tính tẩy màu? b/ Nêu hiện tượng viết PTHH: Thả một mẫu Na vào cốc nước có vài giọt dung dịch phenolphtalein. Câu 16:(2,0đ) Hòa tan hết 5,4 g Al vào 600 gam dung dịch HCl tạo ra muối nhôm và khí H2. a/Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đã dùng? b/ Tính thể tích H2 sinh ra đktc? c/Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng? ( Biết:C=12, O=16, Mg = 40, H = 1, Cl = 35,5 Na =23, Al = 27 , Zn =65, Fe = 56, K=39) -Hết-
  6. PHÒNG GD & ĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM- HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC 9 Năm học :2017-2018 PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 P/án A B A B A D B B D D B A PHẦN II TỰ LUẬN (7đ) Câu 13 Học sinh nêu đúng mỗi tính chất hóa học :0,25 đ-Viết đúng mỗi 2,0 đ PTHH :0,25đ -Fe tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao tạo ra oxit sắt từ to 3Fe + 2O2 → Fe3O4 -Fe tác dụng với phi kim khác ở nhiệt độ cao tạo ra muối to 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 -Fe tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng tạo ra muối sắt hai và giải phóng khí H2 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 -Fe tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn sắt tạo muối sắt hai và kim loại mới cao tạo ra muối Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu *Sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội Câu 14 Học sinh viết đúng mỗi phương trình 0,5đ 2,0 đ 1/ Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 2/ MgCl2 + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2AgCl 3/ Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaNO3 t0 4/ Mg(OH)2  MgO + H2O Câu 15 a/ Khí clo ẩm có tính tẩy màu vì khi cho khí clo vào nước sẽ có phản 0,25đ 1,0đ úng hoá học Cl2 + H2O HCl + HClO 0,25đ HClO HCl + [O] Mà [O] hoạt động hoá học mạnh nên khí clo ẩm có tính tẩy màu b/ Thả một mẫu Na vào cốc nước có vài giọt dung dịch phenolphtalein: 0,25đ Mẫu Na tan có bọt khí xuất hiện,dung dịch từ không màu hóa đỏ PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 0,25đ Câu 16 nAl = 5,4/27=0,2mol 0,25đ (2,0đ) PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 0, 5đ (mol) 0,2 0,6 0,2 0,3 a/Nồng độ phần trăm của dd HCl đã dùng là : 0, 5đ
  7. C%= 0,6.36,5 .100%= 3,65% 600 b/Thể tích CO2 sinh ra ở đktc là: VH2 = 0,3.22,4 = 6,72 lit 0,25đ c/Khối lượng AlCl3 sinh ra là: mAlCl3= 0,2 .133,5= 26,7 g 0,5đ