Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Phù Đổng

docx 6 trang thienle22 5790
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Phù Đổng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_ngu_van_9_truong_thcs_phu_dong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Phù Đổng

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút I.Thiết lập ma trận đề Mức độ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TỔNG Đơn vị TL TL TL TL kiến thức - Nhận biết dấu - Kể tên nhân vật -Viết đoạn văn nghị Trong phần viết đoạn câu, tác dụng đặc điểm cách gọi luận văn rút ra bài học cho 4 LẶNG LẼ tên bản thân SA PA - Giải thích cách gọi (5,0 đ) tên nhân vật 50% 1 2 1 Số câu (1,0 đ) (2,0 đ) (1,5 đ) 0,5 đ Số điểm 10% 20% 15% 5% Tỉ lệ % - Giải thích ý -Tìm tên tác phẩm -Viết đoạn văn nghị -Trong phần viết nghĩa từ cùng năm sáng tác luận đoạn văn: rút ra được ĐỒNG CHÍ tình cảm đồng đội 3 của những người (5,0 đ) lính. 50% 1 1 1 Số câu (1,0 đ) (0,5 đ) (3,0 đ) (0,5 đ) Số điểm 10 % 5 % 30% 5% Tỉ lệ % Tổng số câu 2 3 2 7 Tổng số 1,0 điểm 2,0 2,5 4,5 10 Tỉ lệ % 20 % 25 % 45% 10% 100% II. Đề bài Đề 1 PHẦN I ( 5 điểm) Cho đoạn trích sau: “- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta.- Người lái xe lại nói. Họa sĩ nghĩ thầm:“Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng!” Câu 1 (1 điểm) Đoạn trích trên sử dụng mấy dấu ngang cách? Tác dụng của việc sử dụng các dấu câu ấy với văn cảnh như thế nào? Câu 2 (1 điểm) Đoạn trích trên kể về những nhân vật nào trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”? Cách gọi nhân vật của tác giả không xưng tên riêng nhằm mục đích gì? Câu 3 (1 điểm) Tại sao người lái xe lại nói: “Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta”? Và tại sao họa sĩ nghĩ thầm “chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp” còn cô kĩ sư “chỉ “ô” lên một tiếng”?
  2. Câu 4 (2 điểm) Em hãy viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của mình về cách sống của thanh niên ngày nay. PHẦN II ( 5 điểm) Bài thơ “Đồng chí” có ba câu thơ cuối: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.” Câu 1 (1 điểm) Em hãy giải thích rõ và nêu tác dụng ý nghĩa đối với văn cảnh của từ “sương muối” và từ “chờ ” trong khổ thơ trên? Câu 2 (0,5 điểm) Hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 có thời điểm sáng tác cùng năm với bài thơ “Đồng chí”(ghi rõ tên tác giả)? Câu 3 (3,5 điểm) Viết đoạn quy nạp khoảng 12 câu trình bày những cảm nhận của em về chủ đề: Ba câu kết thúc bài thơ “Đồng chí” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ”, trong đó có sử dụng một câu bị động và phép thế? (gạch chân và chú thích rõ câu bị động và phép thế) III. Đáp án biểu điểm đề 1 PHẦN I: 5 điểm Câu 1 (1,0 điểm) - Đoạn trích trên sử dụng hai dấu ngang cách. - Tác dụng của việc sử dụng các dấu câu ấy với văn cảnh: +Dấu ngang cách trong câu: “-Bác và cô lên với anh ấy một tí.” đánh dấu trước lời thoại của nhân vật (người lái xe) nói với ông họa sĩ và cô kĩ sư với nhã ý mời mọi người lên nhà anh thanh niên. Qua lời mời này, tác giả tạo được một tình huống hợp lí và thú vị để các nhân vật tình cờ gặp nhau một cách ngẫu nhiên. Lời của người lái xe nói trở nên thân tình, tỏ rõ sự cảm kích cũng như tình cảm yêu mến với “anh ta” (anh thanh niên). +Dấu ngang cách thứ hai ở trước câu: “-Người lái xe lại nói.” đánh dấu trước thành phần phụ chú (chú thích rõ thêm ý) cho phần trước đó Câu 2 (1,5 điểm) - Đoạn trích trên kể về những nhân vật trong truyện “Lặng lẽ Sa-pa” là: Nhân vật anh thanh niên; nhân vật người lái xe; nhân vật bác họa sĩ; nhân vật cô kĩ sư. - Cách gọi nhân vật của tác giả không xưng tên riêng mà gọi bằng từ ngữ chỉ nghề nghiệp gắn với giới tính và tuổi tác nhằm mục đích làm nổi bật chủ đề chính của truyện ca ngợi sự cống hiến thầm lặng của những con người yêu lao động, yêu cuộc sống. Thể hiện sâu sắc thái độ sống của một thế hệ con người luôn luôn nhiệt huyết hăng say góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Câu 3.(1,5 điểm) - Người lái xe nói: “Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta” vì: người lái xe đã quen biết anh thanh niên từ trước, đồng thời muốn giới thiệu với ông họa sĩ về anh thanh niên. Lời nói trên thể hiện rõ tình cảm yêu mến của người lái xe với anh thanh niên và cảm nhận được vẻ đẹp ở “anh ta” nên phỏng đoán trước nguồn cảm hứng nghệ thuật sẽ nảy nở khi ông họa sĩ gặp anh thanh niên.
  3. - Ông họa sĩ nghĩ thầm “chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp” vì: ông họa sĩ chưa gặp anh thanh niên bao giờ và chỉ nghe kể về “anh ta” qua lời của người lái xe. Hơn nữa, anh thanh niên- một chàng trai còn rất trẻ, lại ở một mình nơi đỉnh núi cao 2600m nên anh có thể không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên hoặc chưa ngăn nắp . - Còn cô kĩ sư “chỉ “ô” lên một tiếng” vì: cô ngạc nhiên ngỡ ngàng khi cô vừa mới đặt chân đến nơi anh ở thấy anh thanh niên đang hái hoa. Có lẽ hình ảnh về anh thanh niên trước mắt cô khiến cô thán phục và cảm thấy thích thú, ngưỡng mộ . Câu 4. (2 điểm) Viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của mình về cách sống của thanh niên ngày nay. Đoạn văn đủ số lượng 1 trang giấy thi, đủ bố cục 3 phần. Nội dung mạch lạc, sáng tỏ, không lặp ý, lặp từ. Gắn với thực tiễn trong đời sống hàng ngày của giới trẻ trong cách sống cách nghĩ và làm việc, học tập PHẦN II: (5 điểm) Câu 1(1,0 điểm) -Giải thích rõ nghĩa từ và nêu tác dụng của từ: + “sương muối”: sương xuất hiện khi rét đậm rét hại, sương đọng thành hạt màu trắng gây ảnh hưởng-> gợi hoàn cảnh chiến đấu của người lính trong đêm rét buốt đầy thử thách khắc nghiệt hiểm nguy. +“chờ”: đứng một chỗ hoặc dừng lại một chỗ không di chuyển khỏi vị trí ->gợi thái độ chủ động sẵn sàng của người lính trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Làm nổi bật vẻ đẹp về phẩm chất anh dũng kiên cường của người lính trước kẻ thù. Câu 2.(0,5 điểm) Tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 có thời điểm sáng tác cùng năm với bài thơ “Đồng chí”(ghi rõ tên tác giả): Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân cùng sáng tác năm 1948, trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp rất khó khăn và ác liệt. Câu 3.(3,5 điểm) Viết đoạn quy nạp khoảng 12 câu trình bày những cảm nhận của em về chủ đề: Ba câu kết thúc bài thơ “Đồng chí” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn và phép thế? (gạch chân và chú thích rõ câu rút gọn và phép thế). - Đảm bảo đoạn văn có 12 câu, hình thức diễn đạt theo phép lập luận quy nạp; có câu rút gọn và phép thế; chú thích rõ câu và phép liên kết. - Nội dung cần khai thác nội dung và nghệ thuật của 3 câu thơ trên nhằm làm nổi bật 2 ý chính: + Bức tranh đẹp về tình đồng chí: gắn bó keo sơn đoàn kết bên nhau chung nhiệm vụ chiến đấu cùng vượt qua khó khăn gian khổ sống chết có nhau (rừng hoang, sương muối, đứng cạnh bên nhau, chờ giặc ) + Biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: tâm hồn lãng mạn, lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu tự do, yêu hòa bình ; ý chí kiên cường vượt khó vươn lên sống có lí tưởng, có niềm tin và nghị lực (súng/trăng )
  4. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút I.Thiết lập ma trận đề Mức độ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TỔNG Đơn vị TL TL TL TL kiến thức - Nhận biết nghệ - Xác định lời nhân -Viết đoạn văn nghị Trong phần viết đoạn thuật so sánh vật -> Hoàn cảnh luận văn sử dụng phép thế 4 LẶNG LẼ sống và làm việc của và lời dẫn trực tiếp. SA PA nhân vật. (5,0 đ) 50% 1 1 1 Số câu (0,5 đ) (1,0 đ) (3,0 đ) 0,5 đ Số điểm 0,5% 10% 30% 5% Tỉ lệ % - Tên tác giả tác -Xác định cấu tạo -Viết đoạn văn nghị -Trong phần viết hẩm và hoàn cảnh ngữ pháp, kiểu câu, luận đoạn văn: rút ra được ĐỒNG CHÍ sáng tác tác dung bài học bản thân. 3 - Xác định cơ sở tình (5,0 đ) đồng chí 50% 1 2 1 Số câu (1,0 đ) (2,0 đ) (1,5 đ) (0,5 đ) Số điểm 10 % 20 % 15% 5% Tỉ lệ % Tổng số câu 2 3 2 7 Tổng số 1,0 điểm 2,0 2,5 4,5 10 Tỉ lệ % 20 % 25 % 45% 10% 100% II.Đề bài Đề 2 PHẦN I: ( 5 điểm) Cho đoạn trích sau: “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sang. Rét bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sang. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới, Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc , mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.” ( Trích Lặng lẽ Sa-pa) Câu 1. (0,5 đ) Xác định một câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên? Câu 2 (1 đ) Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào?
  5. Câu 3. ( 3,5 đ) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phép lập luận qui nạp để trình bày cảm nhận về đoạn văn trên, có sử dụng phép thế và một câu có lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân rồi chú thích rõ cho phép thế và câu có lời dẫn trực tiếp) PHẦN II: ( 5 điểm) Đọc đoạn trích sau đây: “.Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đât cày lên sỏi đá, Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ, Đồng chí!” Câu 1. ( 1 đ) Em hãy cho biết tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên? Câu 2 (1 đ) Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của kiểu câu đó trong văn cảnh? Câu 3 ( 1 đ) Nêu ngắn gọn cơ sở hình thành tình đồng chí được tác giả miêu tả trong đoạn trong đoạn thơ trên? Câu 4 (2 đ) Từ cảm nhận về đoạn thơ trên, hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp bằng một đoạn văn có độ dài bằng 2/3 trang giấy thi. III. Đáp án biểu điểm đề 2 PHẦN I: 5 điểm Câu 1 (0,5đ) Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc , mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Câu 2 (1 đ) -Đoạn văn trên là lời của anh thanh niên nói với ông hoa sĩ và cô kĩ sư -Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy rất gian khổ và khó khăn, điều kên thời tết khắc nghiêt Câu 3 ( 3,5 đ) - Đảm bảo đoạn văn có 12 câu, hình thức diễn đạt theo phép lập luận quy nạp; có lời dẫn trưc tiếp và phép thế ( chú thích rõ). – Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư. – Những con người khiến tốn, giản dị, trung thực. Âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao ->Yêu công viêc. PHẦN II: ( 5 điểm) Câu 1. ( 1 đ) -Tác giả: Chính Hữu -Tác phẩm: Đồng chí - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ : 1948, thời kf đầu kháng chiến chống Pháp. Câu 2 (1 đ) -Câu đặc biệt.
  6. -Tác dụng của kiểu câu đó trong văn cảnh: Ngắn gon, súc tích, gửi gắm đươc tư tưởng chủ đề tác phẩm -> tình đồng chí . Câu 3 ( 1 đ) Cơ sở hình thành tình đồng chí - Họ xuất thân từ những người nông dân ( Chung giai cấp). - Tình yêu nước, ý chí chiến đấu,( Chung lí tưởng) - Chung khó khăn gian khổ - Chung kẻ thù Câu 4 (2 đ) Phát biểu suy nghĩ về một tình bạn đẹp Đoạn văn đủ số lượng 2/3 trang giấy thi, đủ bố cục 3 phần. Nội dung mạch lạc, sáng tỏ, không lặp ý, lặp từ. Gắn với thực tiễn trong đời sống hàng ngày của giới trẻ trong cách sống cách nghĩ và làm việc, học tập liên quan đến tình bạn