Đề kiểm tra Hình học Lớp 8 - Tiết 25 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 4 trang Thương Thanh 01/08/2023 550
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hình học Lớp 8 - Tiết 25 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hinh_hoc_lop_8_tiet_25_nam_hoc_2018_2019_co_dap.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Hình học Lớp 8 - Tiết 25 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT THANH TRÌ ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TẢ THANH OAI Môn: Hình học 8 – Tiết 25 Năm học: 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHẴN Bài 1 (2đ). Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: 1) Tứ giác ABCD có Aµ 1200 ; Bµ 800 ; Cµ 1000 thì: A/ Dµ 400 B/ Dµ 600 C/ Dµ 900 D/ Dµ 1500 2) Một hình thang có đáy lớn 16cm, đáy bé 10cm. Độ dài đường trung bình của hình thang đó là: A/ 52cm B/ 26cm C/ 13cm D/ 6cm 3) Trong các tứ giác sau, tứ giác có các cạnh đối song song là: A/ Hình thang B/ Hình thang cân C/ Hình chữ nhật D/ Hình bình hành 4) Trong các hình sau, hình không có tâm đối xứng là: A/ Hình thang B/ Hình tròn C/ Hình bình hành D/ Hình thoi Bài 2 (8đ). Cho tam giác DEM vuông tại E, gọi A là trung điểm của cạnh DM, qua A kẻ đường thẳng song song với EM cắt cạnh DE tại B. a) Chứng minh: tứ giác ABEM là hình thang? (2,5đ) b) Lấy C đối xứng với B qua A. Tứ giác BDCM là hình gì? Vì sao? (1,5đ) c) Chứng minh: BM = CE. (1,5đ) d) Gọi N là điểm đối xứng của E qua A. Chứng minh: N, C, M thẳng hàng. (1đ) e) Tam giác DEM cần thêm điều kiện gì để tứ giác DEMN là hình vuông? (1đ) (Vẽ hình, ghi GT – KL đúng được 0,5đ) Bài 3 (Dành cho HS lớp 8A1). Một tam giác ABC vuông cân tại A. Một đường thẳng d đi qua A và không cắt đoạn thẳng BC. Gọi M là trung điểm của BC. Gọi H, K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ B và C đến đường thẳng d. Chứng minh rằng tam giác MHK là tam giác vuông cân. Chúc các em làm bài thi tốt !
  2. PHÒNG GD & ĐT THANH TRÌ ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TẢ THANH OAI Môn: Hình học 8 – Tiết 25 Năm học: 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ LẺ Bài 1 (2đ). Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: 1) Tứ giác ABCD có Aµ 700 ; Bµ 1100 ; Cµ 600 thì: A/ Dµ 500 B/ Dµ 700 C/ Dµ 1400 D/ Dµ 1200 2) Một hình thang có đáy lớn 12cm, đáy bé 8cm. Độ dài đường trung bình của hình thang đó là: A/ 4cm B/ 10cm C/ 20cm D/ 40cm 3) Trong các tứ giác sau, tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là: A/ Hình thang cân B/ Hình bình hành C/ Hình chữ nhật D/ Hình thang 4) Trong các hình sau, hình không có trục đối xứng là: A/ Hình thang cân B/ Hình bình hành C/ Hình vuông D/ Hình thoi Bài 2 (8đ). Cho tam giác MNK vuông tại N, gọi E là trung điểm của cạnh MK, qua E kẻ đường thẳng song song với NK cắt cạnh MN tại H. a) Chứng minh: tứ giác EHNK là hình thang? (2,5đ) b) Lấy D đối xứng với H qua E. Tứ giác MHKD là hình gì? Vì sao? (1,5đ) c) Chứng minh: HK = ND. (1,5đ) d) Gọi I là điểm đối xứng của N qua E. Chứng minh: I, D, K thẳng hàng. (1đ) e) Tam giác MNK cần thêm điều kiện gì để tứ giác MNKI là hình vuông? (1đ) (Vẽ hình, ghi GT – KL đúng được 0,5đ) Bài 3 (Dành cho HS lớp 8A1). Một tam giác ABC vuông cân tại A. Một đường thẳng d đi qua A và không cắt đoạn thẳng BC. Gọi M là trung điểm của BC. Gọi H, K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ B và C đến đường thẳng d. Chứng minh rằng tam giác MHK là tam giác vuông cân. Chúc các em làm bài thi tốt !
  3. PHÒNG GD & ĐT THANH TRÌ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TẢ THANH OAI Môn: Hình học 8 – Tiết 25 Năm học: 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHẴN Bài Nội dung Điểm Bài 1(2đ) 1) B 2) C 3) C – D 4) A Mỗi ý 0,5đ Bài 2 (8đ) - Vẽ hình, ghi GT – KL đúng D N 0,5đ a) Tứ giác ABEM có: 0,75đ (2,5đ) AB // EM (gt) 1đ => tứ giác ABEM là hình thang (dhnb) 0,75đ B C b) Tứ giác BDCM có: A (1,5đ) AB = AC = BC : 2(vì C đối xứng B qua A) 0,5đ AD = AM = DM : 2 (gt) 0,5đ => tứ giác BDCM là hình bình hành (dhnb) E M 0,5đ c) + c/m tứ giác BCME là hình chữ nhật 1đ (1,5đ) + Suy ra: BM = CE (t/c hình chữ nhật) 0,5đ d) + c/m: MN // DE vì tứ giác DEMN là hình bình hành. 0,5đ (1đ) + CM // DE vì CM // DB (tứ giác BDCM là hình bình hành) 0,25đ => MN trùng CM (theo tiên đề Ơclit) => M, C, N thẳng hàng 0,25đ e) + c/m tứ giác DEMN là hình chữ nhật. 0,5đ (1đ) + Để hcn DEMN là hình vuông cần DE = EM  DEM cân tại E 0,5đ Bài 3 (Dành cho lớp 8A1) Kẻ MI  HK tại I + c/m: HI = IK và MI = (BH + CK) : 2 + c/m: BK + CK = HK => MI = HK : 2 + c/m: HMK vuông cân do MI vừa là đường cao vừa là trung tuyến và MI = HK : 2
  4. PHÒNG GD – ĐT THANH TRÌ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Trường THCS Tả Thanh Oai Môn: Hình học 8 – Tiết 25 Năm học: 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Vận dụng ở Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng mức cao hơn Chủ đề 1: Nhận ra tổng Tổng các góc của Sử dụng tính các góc của tứ giác, Đường chất đường TB tứ giác để trung bình của để tính toán. tính toán. tam giác. Số câu Số câu:2 Số câu :1 Số câu :1 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 0,5 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ = 10% Chủ đề 2: - Chứng minh Các tứ giác đặc các tứ giác Sử dụng Nhận ra tính biệt: hình thang, Nhận dạng các đặc biệt. thành thạo chất của các hình thang cân, tứ giác đặc - Suy luận dấu hiệu nhận tứ giác đặc hình bình hành, biệt. các tính chất biết của các tứ biệt. hình, hình của các tứ giác đặc biệt vuông giác Số câu Số câu: 5 Số câu :1 Số câu :1 Số câu :2 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 7,0 Số điểm: 0,5 Số điểm: 2 Số điểm: 3,5 Số điểm: 1 Tỉ lệ % Tỉ lệ = 70% Nhận biết số Chủ đề 3: Hiểu tính chất lượng trục Đối xứng trục, đối của hai điểm đối xứng của xứng tâm. đối xứng 1 hình Số câu Số câu: 2 Số câu :1 Số câu :1 Số điểm Số điểm: 2,0 Số điểm: 0,5 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ = 20% Tổng số câu Số câu: 3 Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 9 Tổng số điểm Số điểm: 1,5 Số điểm: 4,0 Số điểm: 3,5 Số điểm: 1,0 Số điểm: 10,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 35% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 100%