Đề kiểm tra giữa học kì I môn Toán, Tiếng Việt Khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Toán, Tiếng Việt Khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_toan_tieng_viet_khoi_5_truong.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Toán, Tiếng Việt Khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN GIỮA HỌC KÌ 1. KHỐI LỚP 5 NĂM HỌC 2019- 2020. ĐỀ 2 Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mạch kiến thức, câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD sáng tạo TỔNG kĩ năng và số TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL điểm Viết số thập Số 2 2 1 2 3 phân, giá trị theo câu vị trí chữ số Số 2 2 1 2 3 trong số thập điểm phân. Tìm thành Câu phần chưa biết số 1,6 3 7,8 với phân số, số tự nhiên So sánh số thập Số 1 1 phân câu Số 1 1 điểm Câu 5 số Đổi đơn vị đo Số 1 1 1 1 diện tích. câu Số 1 2 1 1 điểm Câu 2 9 số Giải bài toán Số 1 1 2 bằng cách “ Tìm câu tỉ số” hoặc “ Rút Số 1 1 2 về đơn vị” điểm Câu 4 10 số Số 5 3 1 2 3 1 5 Tổng câu Số 5 3 1 2 3 1 4 điểm DUYỆT CM An Bình, ngày 16 tháng 10 năm 2019 Khối trưởng Nguyễn Thị Thu Hương
- PHÒNGGIÁO DỤC THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA TOÁN GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2018-2019 - ĐỀ SỐ 2 Câu 1:(M1) (1đ): Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 7 5 viết dưới dạng số thập phân là: 100 a. 5,700 b. 5,07 c. 5,007 d. 5,70 3 b. Hỗn số 2 được chuyển thành phân số là? 4 11 9 10 14 a. b. c d. 4 4 4 4 Câu 2: (M1) (1 đ):Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. Số đo 19m2 5dm2 viết dưới dạng mét vuông là: a. 195 m2 b. 19,5m2 c. 19,05m2 d. 19,005m2 Câu 3: (M2)(1đ) : Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 5 .Trong các số dưới đây, chữ số 5 trong số nào có giá trị là ? 100 a. 12,056 b. 34, 58 c. 15,921 d. 0,135 Câu 4: (M2)(1đ): Điền số thích hợp vào chỗ chấm. Một thửa ruộng hình vuông có chu vi 400m. Diện tích thửa ruộng đó là: m2; ha Câu 5: (M2)(1đ): Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Các số thập phân 3,047; 0,347; 0,473; 3,74; 7,304 được viết theo thứ tự từ lớn đến bé là: a. 0,347; 0,473; 3,047; 3,74; 7,304. b. 0,347; 0,473; 3,74; 3,047; 7,304. c. 7,304; 3,047; 3,74; 0,473; 0,347. d . 7,304; 3,74; 3,047; 0,473; 0,347. Câu 6: (M1)(1đ): Viết các số thập phân có: a. Mười hai đơn vị, tám phần trăm: b. Hai trăm ba mươi sáu đơn vị, năm phần mười, tám phần nghìn: Câu 7: (M3)(1đ): Tìm x biết: 4 1 a. x b. x x 42 = 708 + 846 9 6 16 Câu 8: (M3)(1đ): Có bao nhiêu phân số bằng phân số mà mỗi phân số đều có tử số và 34 mẫu số là số có hai chữ số? Ghi các phân số đó ra. Có phân số. Các phân số đó là . Câu 9:(M3)(2đ): Một vườn hoa hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng là 40 m và 2 chiều rộng bằng chiều dài. 3 Hỏi diện tích của vườn hoa là bao nhiêu .m2 ; ha?
- 3 Câu 10: (M4)(1đ): Một phân số có mẫu số lớn hơn tử số là 15 và mẫu số gấp 3 lần tử 6 số. Tìm phân số đó. ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ 1 (ĐỀ 2) Mỗi câu đúng ghi 1 điểm 11 Câu 1: a. B. 5,07 , ( 0, 5) b. A. ( 0, 5) 4 2 Câu 2: c. 19,05m Đ , còn các đáp án khác ghi S Câu 3: A. 12,056 Câu 4: 10 000 m2 ; 1 ha Câu 5: D . 7,304; 3,74; 3,047; 0,473; 0,347. Câu 6 a. 12, 08 ( 0, 5) b. 236, 508 ( 0, 5) 4 1 Câu 7: a. x (0,5) b. x x 42 = 708 + 846 ( 0, 5) 9 6 4 1 x x x 42 = 1554 9 6 15 5 x x = 1554 : 42 54 18 x = 37 Câu 8: Bài giải Có 1 phân số. ( 0, 5) 32 Các phân số đó là ( 0, 5) 68 Câu 9: Bài giải Chiều rộng thửa ruộng là: 40 : ( 3 – 2) x 2 = 80 (m) ( 0,2 5) Chiều dài thửa ruộng là : 80 + 40 = 120 (m) ( 0,2 5) Diện tích thửa ruộng là: 120 x 80 = 96 00 (m2) = 0, 96 ha ( 0,25) Đáp số: 96 00 (m2) = 0, 96 ha ( 0,25) 3 21 Câu 10: 3 = ( 0, 25) 6 6 Bài giải Hiệu số phần bằng nhau là: Tử số là : 21 – 6 = 15 (phân) 15 : ( 21- 6) x 6 = 6 ( 0, 25) Tử số là : 15 : 15 x 6 = 6 Mẫu số là: Mẫu số là: 15 + 6 = 21 15 : ( 21 – 6) x 21 =21 ( 0, 25) 6 6 Vậy phân số cần tìm là Vậy phân số cần tìm là ( 0, 25) 21 21 ( Học sinh có thể giải 1 trong 2 cách GV tùy bài làm của học sinh để đánh giá) DUYỆT CM DUYỆT KHỐI An Bình, ngày 16 tháng 10 năm 2019 Người ra đề Nguyễn Thị Lai Nguyễn Thị Thu Hương
- Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường tiểu học Quang Trung ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN : TOÁN - KHỐI 5 (Đề 1) Ngày kiểm tra: / 10 / 2019 Câu 1:(M1) (1đ): Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 2 5 viết dưới dạng số thập phân là: 1000 A. 5,200 B. 5,020 C. 5,020 D. 5,002 4 b. Hỗn số 2 được chuyển thành phân số là? 5 32 14 10 2 A. B. C. D. 5 56 5 4 1000 Câu 2: (M1) (1 đ):Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. Số đo 8m2 5dm2 viết dưới dạng mét vuông là: A. 85 m2 B. 8,5m2 C. 8,05m2 D. 8,005m2 Câu 3: (M2)(1đ) : Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. a. Chữ số 5 trong số thập phân 8,125 có giá trị là? A. 5 B. 5 C. 5 D. 5 10 100 1000 10000 Câu 4: (M2)(1đ): Điền số thích hợp vào chỗ chấm. Một tấm bìa hình vuông có chu vi 64cm. Diện tích tấm bìa đó là: Câu 5: (M2)(1đ): Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Các số thập phân 26, 8; 26,178; 38,1 ; 35,309; 35,329; 35,314 được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: A. 26,178; 26,8; 35,309; 35,314; 35,329; 38,1. B. 26,8; 38,1; 26,178; 35,309; 35,314; 35,329. C. 38,1 35, 329; 35,314; 35,309; 26,8; 26,178. D. 26,8; 26,178; 35,309; 35,314; 35,329; 38,1. Câu 6: (M1)(1đ) Viết các số thập phân có: a. Hai đơn vị, năm phần trăm: b. Tám trăm đơn vị, hai phần trăm và hai phần nghìn. Câu 7: (M3)(1đ): Tìm x biết: 4 1 b. x b. x x 42 = 708 + 846 9 6 Câu 8: (M3)(1đ): Dệt 12 cái khăn mặt hết 540g sợi. Hỏi dệt 60 chiếc khăn mặt như thế hết bao nhiêu kg sợi? Câu 9:(M3)(1đ): Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 78 m, chiều rộng bằng 50m thu hoạch được 1950kg thóc. Hỏi thửa ruộng kế bên hình vuông, cạnh dài 40m có cùng năng suất thì thu được bao nhiêu tạ thóc? Câu 10: (M4)(1đ): : Một phân số có tổng của mẫu số và tử số là 88. Khi rút gọn phân số này ta được 4 . Hãy tìm phân số đó? 7 An Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2019 Duyệt chuyên môn: Duyệt khối: Người ra đề: Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Lai.
- HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ 1. MÔN: TOÁN - Lớp 5 NH: 2019 -2020 Mỗi câu đúng ghi 1 điểm Câu 1: a. D. 5,002 ( 0, 5) b. B. ( 0, 5) Câu 2: Ghi s vào A, B, D; Ghi đ vào C. 5,08m2 Câu 3: C. Câu 4: 256 m2 Câu 5: A. 26,178; 26,8; 35,309; 35,314; 35,329; 38,1. Câu 6: a. 2,05 ( 0, 5) b. 800,022 ( 0, 5) 4 1 Câu 7: a. x (0,5) b. x x 42 = 708 + 846 ( 0, 5) 9 6 4 1 x x x 42 = 1554 9 6 15 5 x x = 1554 : 42 54 18 x = 37 Câu 8: ( HS chọn 1trong 2 cách giải ) Cách 1: Bài giải 60 cái khăn gấp 12 cái khăn số lần là: 60 : 12 = 5 ( lần) ( 0,25 ) Dệt 60 cái khăn mặt như thế thì cần số sợi là l 540 x 5 = 2700 ( g) = 2,7kg ( 0, 5) Đáp số: 2,7kg ( 0, 25) Cách 2: Bài giải Dệt 1 cái khăn cần số sợi là: 540 : 12 = 45 (g) ( 0, 25) Dệt 60 cái khăn như thế hết số sợi là: 45 x 60 = 2700 (g) = 2,7kg ( 0, 5) Đáp số: 2,7kg ( 0, 25) Câu 9: Bài giải Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là: 78 x 50 = 3900 (m2) ( 0,25) Diện tích thửa ruộng hình vuông là: 40 x 40 = 1600 (m2) ( 0, 25) Số thóc thu được từ thửa ruộng hình vuông là: 1950 : 3900 x 1600 = 800 (kg) = 8 tạ ( 0, 25) Đáp số: 8 tạ ( 0,2 5) Câu 10: Bài giải Tử số là: 88 : (4+ 7) x 4 = 32 Mẫu số là: 88 – 32 = 56 Vậy phân số đó là: 32 56 An Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2019 Duyệt chuyên môn Duyệt khối: Người ra đề: Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Lai.
- Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường tiểu học Quang Trung Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt giữa học kì I- lớp 5. Năm học 2019- 2020 (Đề 1) Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4VD Mạch kiến thức, và số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng sáng tạo TỔNG kĩ năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn Số câu 2 2 1 1 6 bản: Tôi yêu buổi trưa Câu số 1,4 2,3 5 6 - Biết vì sao tác giả lại yêu buổi Số 1 1 1 1 4 trưa điểm -Hiểu ca ngợi người nông dân và lòng biết ơn của tác giả. 2 Kiến thức Số câu 1 1 1 1 4 tiếng Việt: Phân biệt Câu số 7 8 9 10 được từ trái nghĩa,từ 0,5 0,5 1 1 3 đồng âm trong câu Biết cách đặt Số câu có sử điểm dụng cặp trái nghĩa Số câu 3 3 2 2 6 4 Tổng Số 1,5 1,5 2,0 2,0 điểm 3,0 4,0 KHỐI TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hương
- BÀI ĐỌC THÀNH TIẾNG MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mựa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt. Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống thuốc. Theo Tô Hoài Câu 1: Mùa xuân có những cơn mưa gì? Câu 2: Những cơn mưa nào được nhắc đến trong bài? Câu 3: Em hãy tìm những hình ảnh miêu tả mưa xuân? Câu 4: Hình ảnh nào trong bài miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân? Câu 5: Mưa bụi được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh nào? Câu 6: Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được thể hiện qua hình ảnh của loài cây nào? BIỂN ĐẸP Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, . Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt. Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
- Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xam xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ, . Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên. (Vũ Tú Nam) 1. Khi nào thì “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên.” ? 2. Tác giả đã miêu tả những cảnh vật gì vào buổi chiều? 3. Trong bài, sự vật nào được so sánh với “ ánh sáng chiếc đèn sân khấu” ? 4. Theo tác giả Vũ Tú Nam, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc của biển phần lớn do những gì tạo nên ? BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ. Mặt trời nhô dần lên cao. Ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá. Hoàng Hữu Bội Câu1:Theo em bài văn tả cảnh ở đâu? Vào lúc nào? Câu 2 : Tìm từ ngữ tả âm thanh vang lên của tiếng gà gáy sáng? Câu 3: Tác giả miêu tả những cảnh gì nổi bật khi trời tảng sáng? Câu 4: trong đoạn 2 tác giả sử dụng những màu sắc nào để miêu tả cảnh vật? Câu 5: Cảnh bà con nông dân lao động rất vui được tác giả miêu tả trong câu văn nào? Câu 6: Khi mặt trời lên cao mọi người làm gì?
- Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường TH Quang Trung ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN : TIẾNG VIỆT - KHỐI 5 (Đề 1) Ngày kiểm tra: 01 / 11 / 2019 PHẦN I: ĐỌC THÀNH TIẾNG Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài văn: Mưa bụi, mưa phùn, mưa xuân; Biển đẹp; Buổi sáng mùa hè trong thung lũng và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra. ( GV ghi rõ tên bài đọc, đoạn đọc, vào từng phiếu cho HS bốc thăm đọc, trả lời để đánh giá từng em) PHẦN II: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 1. ĐỌC THẦM BÀI VĂN: TÔI YÊU BUỔI TRƯA Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích. Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi ngưòi ghét : buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất. Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi ngưòi có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè ! (Nguyễn Thuỳ Linh) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1. (M1) (0,5đ)Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người yêu buổi sáng vì lí do gì ? A. Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó vì có màn sương lãng mạn. B. Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó vì có sự sống đang hồi sinh. C. Buổi sáng, nhiều người yêu nó vì có bầu không khí trong lành mát mẻ. D. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh và không khí trong lành mát mẻ. Câu 2. (M1): Thời điểm bạn nhỏ yêu thích nhất trong bài là thời điểm nào? (0,5đ) A. Những buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. B. Những buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa. C. Buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật đến êm tai. D. Những buổi trưa mùa đông ấm áp. Câu 3. (M1) Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì ? (0,5đ) A. Buổi chiều ngọn gió mát nhẹ thổi, có khói bếp với làn sương lam. B. Có hoàng hôn những vệt sáng đỏ, có những ngọn gió mát nhẹ thổi.
- C. Có hoàng hôn những vệt sáng đỏ, có khói bếp với làn sương lam. D. Ngọn gió mát nhẹ thổi, có vệt sáng đỏ kì quái, có khói bếp với sương lam. Câu 4. (M2): Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì? (0,5đ) A. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô để đốt. B. Nhờ buổi trưa mùa hè nắng như đổ lửa này mà mọi người được ấm no. C. Bạn nhỏ hiểu được nổi nhọc nhằn của cha mẹ và những người nông dân. D. Nhờ buổi trưa mùa hè mà thóc được hong khô. Câu 5. ( M3) Em hãy nêu nội dung của bài đọc.(1 đ) Câu 6: .(M4): Nghĩa của từ đi thóc trong bài là gì? (1đ) . Câu 7. (M1) (0,5 đ):Thành ngữ nào không đồng nghĩa với thành ngữ: Một nắng hai sương ? A. Thức khuya dậy sớm. B. Cày sâu cuốc bẫm. C. Đầu tắt mặt tối. D. Dầm mưa dãi nắng. Câu 8. (M2): Tìm các từ chỉ thiên nhiên có trong bài văn trên (0, 5đ) Câu 9: (M3):Từ nước trong câu nào là từ đồng âm khác nghĩa? Gạch chân dưới từ nước trong câu đó? (1đ) A. Mùa mưa, nước sông chảy rất xiết. B. Thương con vàng, cu Khánh khóc nước mắt chảy như mưa. C. Ông mới đi dăm nước cờ là đối thủ đã chịu thua. Câu 10. ( M4): Tìm cặp từ trái nghĩa có trong bài đọc. Đặt câu với từ đó, (1đ) PHẦN 2: KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm). 1. Chính tả: Nghe - viết (2 điểm) Bài: Biển đẹp Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buỏi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặn đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc. 2. Tập làm văn : Chọn một trong ba đề( 8 điểm) a. Tả một cơn mưa. b. Em hãy tả cảnh trường em. c. Tả cảnh đẹp ở địa phương. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ I- KHỐI 5 NĂM HỌC 2019- 2020 (Đề 1) I. Kiểm tra đọc thành tiếng.( 3 điểm). Học sinh bốc thăm phiếu để đọc và trả lời câu hỏi. *Đánh giá: - Học sinh đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu(115chữ/ 1 phút), giọng đọc có biểu cảm. (1đ)
- - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) (1đ) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc.(1đ) II. Đọc hiểu: (7 điểm) ( câu 1,2,3,4,7,8 mỗi câu đúng được 0,5đ; các câu còn lại mỗi câu đúng được 1đ) Câu 1: D. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh và không khí trong lành mát mẻ. Câu 2: B. Những buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa. Câu 3: D. Ngọn gió mát nhẹ thổi, có vệt sáng đỏ kì quái, có khói bếp với sương lam. Câu 4: C. Bạn nhỏ hiểu được nổi nhọc nhằn của cha mẹ và những người nông dân. Câu 5: Ca ngợi người nông dân một nắng hai sương và lòng biết ơn của tác giả đối với họ. Câu 6: Dùng chân rê trên mặt sân có thóc đang phơi để trở đều cho thóc chóng khô. Câu 7: A.Thức khuya dậy sớm.(chỉ sự chịu khó. Các thành ngữ còn lại chỉ sự vất vả) Câu 8: buổi trưa , buổi sáng, buổi chiều, sương, bầu không khí, gió, hoàng hôn, sương lam, mùa đông, mùa xuân, mùa hè, mùa thu, nắng vàng. ( tìm được 6 từ trở lên được 0,5đ; còn dưới 6 từ thì thì giáo viên tùy số từ để ghi điểm) Câu 9: C. Ông mới đi dăm nước cờ là đối thủ đã chịu thua. Câu 10: yêu/ ghét Ví dụ: Em yêu hòa bình và ghét chiến tranh. Ông em rất yêu thương các cháu, ông không ghét bỏ đứa nào. I. Kiểm tra viết chính tả.( 2 điểm) Nghe viết đoạn văn chọn ngoài sách Tiếng Việt khoảng 95chữ/ 15 phút *Đánh giá: - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, đúng kiểu, cỡ chữ , trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp.(1đ) - Viết đúng chính tả (sai không quá 5 lỗi) (1đ) II. Kiểm tra viết đoạn, bài văn.( 8 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau: - Bố cục đủ ba phần, trình tự diễn đạt hợp lí, xác định đúng trọng tâm đề bài. - Hình thức diễn đạt, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả. hành văn trôi chảy, miêu tả tự nhiên, tình cảm chân thật. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. -Tùy theo mức độ sai sót giáo viên cho các mức điểm dưới 3. An Bình ngày 16 tháng 10 năm 2019 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Phạm Thị Thảo