Đề kiểm tra định kì cuối kì II môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

doc 6 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 1600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối kì II môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_8_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối kì II môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

  1. # PHÒNG GD THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ THI ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: GDCD - Lớp 8 Thời gian 45 phút(Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: 1. Về kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức đã học về: - Quyền tự do ngôn luận, Hiến pháp, - Làm cơ sở để đánh giá HS trong học kì II 2. Về kỹ năng: Rèn luyện và củng cố các kĩ năng tự học, giải quyết vấn đề, vận dụng, liên hệ thực tế 3. Về thái độ: Có thái độ làm bài nghiêm túc. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực đặc thù: Tư duy, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể. - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực và trách nhiệm. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận. - Tỉ lệ: Trắc nghiệm khách quan 30%; Tự luận 70%. III. BẢNG MA TRẬN: Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Chủ đề Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TL 1.Quyền tự do Biết Xác định Vận ngôn luận được hành vi dụng những thể hiện kiến nội quyền tự thức dung do ngôn đã học liên luận, tuổi giải quan phải chịu quyết đến trách được quyền hình sự tình tự do trước huống ngôn pháp luật về luận. quyền tự do ngôn luận Số câu: 6 2 1 9 Số điểm: 1,5 0,5 2,5 4,5 Tỷ lệ: 15% 5% 25% 45%
  2. 2. Hiến pháp Nêu Hiểu một Xác định Liên hệ nước Cộng được số nội được những nêu được hòa xã hội chủ khái dung liên căn cứ khẳng những bản nghĩa Việt niệm và quan đến định Hiến Hiến Pháp Nam nội Hiến pháp là đạo đã được dung pháp luật cơ bản ban hành từ Hiến của Nhà khi thành Pháp nước có hiệu lập Nhà năm lực pháp lí nước đến 2013 cao nhất nay trong hệ thống pháp luật Việt Nam Số câu: 1 4 1 1 7 Số điểm: 1,5 1,0 2,0 1,0 5,5 Tỷ lệ: 15% 10% 20% 10% 55% Tổng số câu: 7C 5C 3C 1C 16 Tổng số điểm: 3,0đ 3,0đ 3,0đ 1,0đ 10,0đ Tỷ lệ: 30% 30% 30% 10% 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ THI ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: GDCD - Lớp 8 Thời gian 45 phút(Không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Thứ ngày tháng 5 năm 2021 Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đề 001 Điểm Lời nhận xét của giáo viên A. Phần trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm): Chọn đáp án đúng nhất: (Học sinh trả lời bằng cách điền vào bảng sau.) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Câu 1. Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền nào? A. Tự do lập hôi B. Tự do biểu tình C. Tự do báo chí D. Tự do hội họp. Câu 2. Quyền tự do ngôn luận được quy định chủ yếu trong các văn bản nào? A. Hiến pháp và Bộ luật Hình sự B. Hiến pháp và Luật Báo chí C. Hiến pháp và Luật truyền thông D. Hiến pháp và Bộ luật Dân sự. Câu 3. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, công dân phải làm gì để phát huy quyền làm chủ của mình, góp phần xây dựng Nhà nước và quản lý xã hội? A. Tìm hiểu quy định của pháp luật. B. Nắm vững quy định của pháp luật. C. Tuân theo quy định của pháp luật. D. Xem xét quy định của pháp luật. Câu 4. Nhà nước có trách nhiệm như thế nào để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí? A. Khuyến khích B. Bảo vê. C. Tạo điều kiện thuận lợi D. Hướng dẫn Câu 5. Công dân không được sử dụng quyền tự do ngôn luận trong trường hợp nào? A. Góp ý kiến vào dự thảo luật. B. Góp ý kiến trong cuộc họp ở tổ dân phố. C. Kiến nghị với đại biểu hội đồng nhân dân trong cuộc họp tiếp xúc cử tri. D. Đưa thông tin liên quan đến bí mật quốc gia. Câu 6. Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? A. Phải theo qui định của pháp luật B .Không theo qui định của pháp luật. C. Không theo khuôn khổ nào D. Tự do phát biểu. Câu 7. Nội dung nào sau đây không thuộc những vấn đề nền tảng được quy định trong Hiến pháp? A. Chế độ chính trị. B. Bản chất nhà nước. C. Tổ chức bộ máy nhà nước. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 8. Cơ quan nào có quyền lập ra Hiến pháp? A. Quốc hội B. Ủy ban thường vụ Quốc hội. C. Chính phủ. D. Hội đồng nhân dân. .Câu 9. Trong Hiến pháp, một trong những vấn đề có tính chất nền tảng được xác định là: A. quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. B. quyền khiếu nại. C. quyền tố cáo. D. quyền tự do ngôn luận. Câu 10. Việc khẳng định nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thể hiện vấn đề nền tảng nào được quy định trong Hiến pháp?
  4. A. Chế độ chính trị. B. Chế độ kinh tế. C. Chính sách văn hóa, xã hội. D. Quyền và nghĩa vụ cơ bán của công dân. Câu 11. Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận A. Phao tin đồn nhảm trong khu vực dân cư. B. Tuyên truyền mê tín dị đoan. C. Cho đăng bài viết nhằm vu khống người khác. D. Phổ biến kinh nghiệm của mình trong sản xuất để trao đổi, học tập. Câu 12 . Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Từ đủ 13 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi. C. Từ đủ 15 tuổi. D. Từ đủ 16 tuổi. B. Phần tự luận: (7,0 điểm): Câu 1 (1,5 điểm). Hiến pháp là? Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 nói về vấn đề gì? Câu 2: (2,0 điểm). Căn cứ vào đâu để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam ? Câu 3(1,0 điểm). Từ khi thành lập Nhà nước đến nay, nước ta đã ban hành mấy bản Hiến Pháp. Kể tên?? Câu 4(2,5 điểm).Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, bạn Hải cho rằng: chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của Pháp luật thì khi đó chúng ta mới thực sự có quyền tự do ngôn luận. Em có đồng ý với quan điểm của bạn Hải không? Tại sao? BÀI LÀM
  5. PHÒNG GD THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ THI ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: GDCD - Lớp 8 Thời gian 45 phút(Không kể thời gian giao đề) V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: A. Phần trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm): (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B C C D A D A A A D D B. Phần tự luận: (7,0 điểm): Câu Nội dung Điểm Khái niệm và nội dung của Hiến pháp: Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn pháp khác đều được xây dựng, ban hành trên 0,75 1 cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp (1,5đ) Nội dung của Hiến Pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước : bản chất nhà 0,75 nước, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. Căn cứ để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước - Căn cứ thứ nhất: +Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật. Các quy định của Hiến pháp 0,5 là nguồn , là căn cứ pháp lý cho tất cả các ngành luật. + Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến 0,5 2 pháp. Các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều bị bãi bỏ. (2,0đ) - Căn cứ thứ hai: + Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo thủ tục 0,5 đặc biệt, được quy định trong điều 147 của Hiến pháp . + Điều 147: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán 0,5 thành . Từ khi thành lập Nhà nước đến nay, nước ta đã ban hành 5 bản Hiến pháp: 0,25 • 1. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946. 3 0,25 • 2. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959. (1,0đ) • 3. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980. 0,25 • 4. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. • 5. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 0,25 Giải quyết tình huống: Mỗi học sinh sẽ có cách nhân xét riêng về quan điểm của Hải nhưng phải thấy 0,5 được đó là quan điểm không đúng Vì : 4 - Quyền tự do ngôn luận không phải là muốn phát ngôn như thế nào cũng được 1,0 (2,5đ) mà cần phải tuân thủ theo một số quy định của pháp luật -Tuân theo những quy định của pháp luật vừa mạng lại lợi ích cho mình nhưng 1,0 đồng thời cũng mang lại lợi ích cho người khác và toàn xã hội.
  6. GV ra đề Duyệt của tổ chuyên môn: Duyệt của chuyên môn Nguyễn Thị Thủy Võ Thị Thu Hiền Hồ Hoài Phước TL: