Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

docx 17 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 1950
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối học kì II Lớp 5 - Năm học 2020- 2021 Mức 2 Mức 4VD Số câu Mức 1 Mức 3 Mạch kiến thức, Thông sáng tạo TỔNG và số Nhận biết Vận dụng kĩ năng hiểu điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản: Số câu 2 2 1 4 1 Con đường - Nắm được nội dung Câu số 1,2 4,5 9 chính của đoạn Số điểm - Biết được tâm sự của Con đường vào 1,0 1,0 1,0 2,0 1,0 các thời điểm khác nhau trong ngày. 2 Kiến thức Tiếng Số câu 1 1 2 1 3 Việt: Tìm từ đồng nghĩa thay thế từ đã Câu số 3 6 7,8 10 cho. Xác định vế câu; tác dụng của dấu phẩy trong câu 0,5 3,5 ghép. Viết câu văn Số điểm 0,5 0,5 2,0 1,0 miêu tả có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa. Số câu 3 2 1 2 2 5 5 Tổng Số điểm 1,5 1,0 0,5 2,0 2,0 2,5 4,5 DUYỆT CHUYÊN MÔN KHỐI TRƯỞNG Võ Thị Minh Tâm Nguyễn Thị Thu Hương
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 Ngày kiểm tra: Thứ / / 5 / 2021 PHẦN I: Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt: A. Đọc thành tiếng: B. Đọc thầm và làm bài tập: CON ĐƯỜNG Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến! Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi. Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích. Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc! (Hà Thu) II. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng : Câu 1: (M1- 0,5 đ) Nhân vật xưng tôi trong bài là ai? A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng. B. Một con đường nhỏ. C. Cô công nhân quét dọn vệ sinh. D. Chú bảo vệ con đường. Câu 2: (M1- 0,5 đ) Khi nào con đường thấy mình trẻ lại? A. Khi nghe tiếng bước chân của các bác tập thể dục. B. Khi có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ. C. Khi có đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy. D. Khi có các anh chị công nhân quét dọn. Câu 3: (M1- 0,5 đ) “Tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ.” Thay từ được gạch chân trong câu trên bằng từ nào phù hợp nhất? A. ngắm nhìn. B. ngắm xem. C. xem. D. Trông
  3. Câu 4: (M2- 0,5 đ) Bài văn viết theo trình tự thời gian nào? A. Từ sáng đến trưa C. Từ sáng đến chiều. B. Từ sáng đến đêm khuya D. Từ chiều đến đêm khuya. Câu 5: (M2- 0,5 đ) Nối với ý trả lời đúng ở cột A với cột B A B Buổi sáng Thời gian con đường thấy thư thái, dễ chịu là Buổi trưa Buổi chiều Buổi tối Câu 6: (M2- 0,5 đ) Đánh dấu × vào ô trống Trong đoạn cuối bài có: A. 4 câu ghép B. 3 câu ghép C. 2 câu ghép D. 1 câu ghép Câu 7: (M3- 1 đ) Trong câu ghép “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” Có vế câu: Xác định các vế câu: Vế 1: Vế 2: Câu 8: (M3- 1đ) Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép sau: “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” - Dấu phẩy thứ nhất: - Dấu phẩy thứ hai: Câu 9: (M3- 1đ) Em hãy nêu nội dung chính của đoạn 1 bài văn: Con đường. Câu 10: (M4- 1đ)Viết một câu văn miêu tả có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa về con đường. PHẦN II: Chính tả - Tập làm văn: A. Chính tả: Nghe – viết: Bài: Đóm Đóm và Giọt Sương Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con rầy nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên
  4. cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “ Ôi! bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”. Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Theo Truyện Cổ tích ngày nay B. Tập làm văn: Chọn một trong ba đề sau a) Tả một con vật mà em yêu thích. b) Tả một đêm trăng đẹp. c) Tả một cô giáo đã từng dạy em và để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM 1. Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (3 điểm) a) HS bốc thăm các bài chọn ngoài đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/ phút, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm; đạt hai trong ba yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến một yêu cầu: 0 điểm b) Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ: có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-5 lỗi: 0,5 điểm, có trên 5 lỗi:0 điểm c) Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm: trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm 2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm; các câu còn lại làm đúng mỗi câu đạt 1 điểm. Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: B Câu 5: Buổi sáng Câu 6: 1 câu ghép  Câu 7: A. Có 2 vế câu Vế 1: Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy. Vế 2: tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Câu 8: - Dấu phẩy thứ nhất: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu. - Dấu phẩy thứ hai: Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu 9: Con đường tự giới thiệu về bản thân mình. Câu 10: Ví dụ: Con đường mềm như dải lụa uốn mình dưới hàng cây xanh. Con đường mịn màng như dải lụa. Con đường như dải lụa dài vô tận. Con đường như một người bạn thân của em ( Tùy bài làm của học sinh nếu đúng vẫn ghi điểm tối đa) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm) (khoảng 15 phút) - Bài viết không sai lỗi chính tả, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng (2 điểm) - Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm (bất kể lỗi gì), sai lỗi giống nhau trừ điểm 1 lần. - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách các chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,25 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (khoảng 35 phút) a. Yêu cầu cần đạt:
  5. - Thể loại và bố cục: Viết đúng thể loại văn Tả người; Tả cảnh; Tả con vật có đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài với nội dung từng phần phù hợp. Độ dài bài viết khoảng 12 câu trở lên. - Trình tự: Tả bao quát, tả cụ thể. - Cách diễn đạt: Dùng từ ngữ phù hợp, đặt câu gãy gọn, lời văn rõ ràng, mạch lạc, viết đúng ngữ pháp, - Hình ảnh, cảm xúc, sáng tạo: Biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa. Ý tưởng phong phú, với nhiều câu văn hay, sinh động, có sức gợi tả, - Trình bày: Không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết dễ đọc, bài làm sạch sẽ. b. Biểu điểm: - Điểm 7 - 8: Bài làm đạt trọn vẹn cả 5 yêu cầu trên. - Điểm 4 – 6,5: Đạt cả 5 yêu cầu nhưng giọng văn thiếu hấp dẫn hoặc đạt được các yêu cầu 1,2,3,5 nhưng cách viết đơn điệu, không làm nổi bật các hình ảnh tiêu biểu được tả, sai từ 5 đến 8 lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,75 – 3,5: Giám khảo căn cứ và yêu cầu thang điểm đã cho để vận dụng khi chấm cụ thể từng bài làm của học sinh. - Điểm 0 : Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng không làm bài. An Bình, ngày 28 tháng 4 năm 2021 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thanh Vân
  6. Trường tiểu học Quang Trung Thứ ngày tháng năm 2021 Họ và tên: Lớp: 5A Bài kiểm tra cuối học kì 2 Môn : Tiếng Việt Điểm Lời nhận xét của giáo viên . PHẦN I: Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt: A. Đọc thành tiếng: B. Đọc thầm và làm bài tập: CON ĐƯỜNG Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến! Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi. Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích. Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc! (Hà Thu) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng( câu 1,2,3,4) Câu 1: Nhân vật xưng tôi trong bài là ai? A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng. B. Một con đường nhỏ. C. Cô công nhân quét dọn vệ sinh. D. Chú bảo vệ con đường. Câu 2: Khi nào con đường thấy mình trẻ lại? A. Khi nghe tiếng bước chân của các bác tập thể dục. B. Khi có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ. C. Khi có đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy. D. Khi có các anh chị công nhân quét dọn. Câu 3: “Tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ.”
  7. Thay từ được gạch chân trong câu trên bằng từ nào phù hợp nhất? A. ngắm nhìn. B. ngắm xem. C. xem. D. Trông Câu 4: Bài văn viết theo trình tự thời gian nào? A. Từ sáng đến trưa C. Từ sáng đến chiều. B. Từ sáng đến đêm khuya D. Từ chiều đến đêm khuya. Câu 5: Nối với ý trả lời đúng ở cột A với cột B A B Buổi sáng Thời gian con đường thấy thư thái, dễ chịu là Buổi trưa Buổi chiều Buổi tối Câu 6: Đánh dấu × vào ô trống Trong đoạn cuối bài có: A. 4 câu ghép B. 3 câu ghép C. 2 câu ghép D. 1 câu ghép Câu 7: Trong câu ghép “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” Có vế câu: Xác định các vế câu: Vế 1: Vế 2: Câu 8: Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép sau: “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” - Dấu phẩy thứ nhất: - Dấu phẩy thứ hai: Câu 9: Em hãy nêu nội dung chính của đoạn 1 bài văn: Con đường. Câu 10:Viết một câu văn miêu tả có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa về con đường.
  8. PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG    MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II KHỐI LỚP 5 - NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN: TOÁN Số câu và Mức 1 Mức 2 Mức 3 Vận Mức 4 V d Tổng Mạch kiến thức, số điểm, Nhận biết Thông dụngTT tình huống câu số hiểu mới TN TNK TNK kĩ năng TL TNKQ TL TNKQ TL TL TL KQ Q Q Số học: Kiến thức Số câu ban đầu về số thập 2 1 1 3 1 phân; thực hiện các Số điểm phép tính với số thập 2,0 1,0 1,0 3,0 1,0 phân; làm được một trong ba dạng toán về tỉ số phần trăm. Câu số 1,2 4 6 Đại lượng và đo đại Số câu 1 1 1 1 lượng: Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 Chuyển đổi các đại lượng đo đã học. Câu số 3 5 Yếu tố hình học: Số câu 1 1 1 1 Số điểm Tính diện tích, thể 1,0 1,0 1,0 1,0 tích một số hình đã Câu số 7 8 học. Giải toán có lời văn: Số câu 1 1 2 Giải bài toán về Số điểm 1,0 1,0 2,0 chuyển động đều Câu số 9 10 Số câu 3 1 1 2 1 1 5 5 Số điểm Tổng 3,0 1,0 1,0 2 1 1 5,0 5,0 Câu số 1,2 ,5 4 7;8 9 10 ,3 Duyệt của chuyên môn Khối trưởng
  9. Nguyễn Thị Thu Hương PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG    ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN: TOÁN - LỚP 5 Ngày kiểm tra: Thứ ngày tháng 5 năm 2021 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: ( câu 1, 2, 6) Bài 1. (M1) Số thập phân gồm 7 đơn vị; 5 phần trăm; 2 phần nghìn được viết là: A. 7,520 B. 7,052 C. 7,025 D. 7,502 Bài 2. (M1) Số thập phân 1,25 được viết dưới dạng tỉ số phần trăm là: A. 0,125% B. 1,25% C. 12,5% D. 125% Bài 3. (M1) Đúng ghi Đ sai ghi S vào trước ô trống: Từ 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút có: □ 10 phút □ 20 phút □ 30 phút □ 40 phút Bài 4. (M2): Đặt tính rồi tính. a) 145 + 2,45 b) 52,8 - 23,495 c) 40,25 x 3,7 d) 85,75 : 3,5 Bài 5. ( M2 ): Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) 5,68 km = m b) 115 giây = phút giây c) 4,25 m2 = dm2 d) 6m3 80dm3 = m3 Bài 6. (M3) 15% của số x là 30. Vậy số x là: A. 200 B. 150 C. 50 D. 20 Bài 7: (M3) Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật chứa 5000 lít nước. Biết rằng trong lòng bể người ta đo được chiều dài của bể là 2,5 m; chiều rộng 10 dm. Hỏi chiều cao của mực nước là bao nhiêu mét? □ 1 m □ 2 m □ 1dm □ 3 dm Bài 8: (M3) Một mảnh đất hình thang có đáy lớn 120 m, đáy bé 80 m. Chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, trung bình 100 m2 thu được 65 kg thóc. Hỏi cả thửa ruộng thu được bao nhiểu tấn thóc? Bài 9. (M3) Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 6 giờ 30 phút với vận tốc 45km/giờ để đi về B. Quãng đường AB dài 180km; biết rằng dọc đường người đó có dừng xe để đổ xăng mất 15 phút. Vậy người đó đến B lúc
  10. Bài 10: (M4) Hai bến sông A và B cách nhau 54 km. Một ca nô xuôi dòng từ bến A đến bến B hết 2 giờ, nhưng khi ngược dòng từ B về A thì hết 3 giờ. Tính vận tốc của dòng nước chảy? An Bình, ngày 24 tháng 4 năm 2021 Duyệt của chuyên môn: Duyệt của khối: Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Lai PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG    ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II LỚP 5 - NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN: TOÁN Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời (kết quả) đúng (câu 1;2; 6)và hoàn thành các câu(3; 4; 5;7;8;9;10) sau theo yêu cầu. (Mỗi câu đúng 1 điểm) Bài 1. (M1) B. 7,052 Bài 2. (M1) D. 125% Bài 3. (M2) S; S; S; Đ Bài 4. (M2): Kết quả tính là: a) 145 b) 52,8 c) 40,25 d) 85,75 3,5 + 2,45 - 23,495 x 3,7 157 24,5 147,45 29,305 28 175 175 12 075 00 148,925 Bài 5. ( M2): Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) 5680 m b)1 phút 55 giây c) 425 dm2 d) 6,08 m3 Bài 6. A. 200 Bài 7. 2 m Bài 8. Bài giải Chiều cao của thửa ruộng hình thang là: ( 120 + 80 ) : 2 = 100 (m) Diện tích thửa ruộng hình thang là: ( 120 + 80 ) x 100 : 2 = 10 000 (m2) Số thóc thu được trên cả thửa ruộng đó là: 65x (10 000 : 100) = 6500 (kg) 6500 kg = 6,5 tấn
  11. Đáp số: 6,5 tấn Bài 9. 10 giờ 45 phút Bài giải Thời gian xe máy đi từ A đến B là : 180: 45 = 4 giờ Thời gian xe máy đi từ A đến B kể cả thời gian nghỉ là : 4 giờ + 15 phút = 4 giờ 15 phút Người đi xe máy đến B lúc : 6 giờ 30 phút + 4 giờ 15 phút = 10 giờ 45 phút Đáp số : 10 giờ 45 phút Bài 10. Bài giải Tổng vận tốc của ca nô và của dòng nước là: 54 : 2 = 27 ( km/giờ) Hiệu vận tốc của ca nô và của dòng nước là: 54 : 3 = 18 ( km/giờ) Vận tốc của dòng nước chảy là: ( 27 – 18 ) : 2 = 4,5 ( km/giờ) Đáp số: 4,5 ( km/giờ) An Bình, ngày 24 tháng 4 năm 2021 Duyệt của chuyên môn: Duyệt của khối: Người ra đề: Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Lai PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II Mức 1 Mức 2 Mức 3 M4Vận Số câu, dụng cao Tổng Mạch nội dung số điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Sự biến đổi của Số câu 2 1 3 chất Số điểm 1,0 1,0 2,0 Câu số 1,2 5 2. Sử dụng năng Số câu 1 1 1 2 1
  12. lượng Số điểm 0,5 1,0 1,0 1,5 1,0 Câu số 3 6 10 3. Sự sinh sản của Số câu 1 1 2 4 động vật và thực vật Số điểm 0,5 1,0 2,0 3,5 Câu số 4 7 8,9 4.Tài nguyên và Số câu 1 1 2 môi trường Số điểm 1,0 1,0 2,0 Câu số 11 12 Tổng Số câu 4 3 2 2 1 9 3 Số điểm 2,0 3,0 2,0 2,0 1,0 7,0 3,0 Môn Khoa học - Lớp 5- Năm học 2020 - 2021 KHỐI TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hương PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 - KHỐI 5 NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: KHOA HỌC Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng ở các câu số 1,2 Câu 1. (M1) Hiện tượng nào dưới đây gọi là hỗn hợp? (0,5 điểm) A. Trộn cát với đường B. Để nước bốc hơi C. Hòa tan muối với nước. D. Đun sôi nước lọc Câu 2: (M1) Sự biến đổi hóa học sẽ xảy ra trong trường hợp nào sau đây: (0,5điểm) A. Lấy xi măng trộn với cát B. Cho vôi sống vào nước C. Xé giấy thành những mảnh vụn D. Thổi thủy tinh Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng ( câu 3,4,5) Câu 3: (M1)Yếu tố nào dưới đây làm ô nhiễm môi trường đất? (0,5 điểm) □.Mặt trời □. Mặt trăng
  13. □. Ánh sáng mặt trời □. Chất thải Câu 4: (M1) Chồi có thể mọc ra từ vị trí nào trên lá của cây bỏng? (0,5 điểm) □. Mép lá □.Cuống lá □. Gân lá □. Mép lá Câu 5: (M2) Sự chuyển thể nào xảy ra trong quá trình chưng cất nước? (1điểm) □.Nóng chảy và đông đặc . □ . Bay hơi và ngưng tụ. □.Nóng chảy và bay hơi . □. Đông đặc và ngưng tụ. Đúng ghi Đ sai ghi S vào trước mỗi ý sau (câu 6,7) Câu 6. ( M2) Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là: (1 điểm) □. Gió. □ . Mặt trời. □. Mặt trăng . □. Cây xanh Câu 7: (M2) Hươu mẹ dạy hươu con tập chạy khi nào? ( 1điểm) □. Khi hươu con mới sinh ra. □. Khi hươu con được khoảng 10 ngày tuổi □. Khi hươu con được khoảng 20 ngày tuổi □. Khi hươu con được khoảng 1tháng tuổi Câu 8: ( M3) Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong nội dung sau: Hoa là cơ quan của những loài thực vật có hoa. Cơ quan đực gọi là Cơ quan sinh dục cái gọi là (1 điểm) Câu 9: (M3) Hãy điền tên giai đoạn còn thiếu trong mỗi sơ đồ dưới đây: (1điểm) Câu 10: (M3) Năng lượng nước chảy có thể dùng để làm gì? (1điểm) Câu 11: ( M3) Theo em việc phá rừng ồ ạt dẫn đến những hậu quả gì? (1điểm) Câu 12:(M4) Em hãy cho biết vì sao phải bảo vệ môi trường ? (1điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu: 1,2,3,4 làm đúng 0,5đ; các câu còn lại làm đúng được 1đ Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: □. Chất thải Câu 4: □. Mép lá Câu5 : □ . Bay hơi và ngưng tụ. Câu 6: S; Đ (Mặt trời); S ; S
  14. Câu 7: S; S; Đ ; S Câu 8: sinh sản, sinh dục, nhị, nhụy Câu 9 : Nhộng; trứng; sâu Câu 10: Sử dụng năng lượng nước chảy để chuyên chở hàng hóa xuôi dòng nước,làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao, làm quay tua bin các máy phát điện ở nhà máy thủy điện. Câu 11: Theo em việc phá rừng ồ ạt dẫn đến những hậu quả gì? - Khí hậu bị thay đổi lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. - Đất bị xóí mòn trở nên bạc màu. - Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng Câu 12: Chúng ta phải bảo vệ môi trường vì: - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. - Môi trường là nơi cung cấp mọi thứ cho cuộc sống của con người nếu ta không bảo vệ sẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, - Ngoài ra khi môi trường bị ô nhiễm còn dẫn tới tình trạng suy thoái đất đai khiến cho động thực vật sẽ chết dần chết mòn. Sau đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và cuối cùng môi trường bị phá hủy An Bình, ngày 24 tháng 4 năm 2021 CHUYÊN MÔN Tổ khối duyệt Người ra đề Nguyễn Thị Lai Nguyễn Thị Thu Hương PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG MA TRẬN ĐỀ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 HỌC KÌ 1- NĂM HỌC 2020 – 2021 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4:VD Mạch kiến thức, Số câu Nhận biết hiểu Vận dụng sáng tạo TỔNG kĩ năng số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Hơn 80 năm chống Số câu 1 1 TDP xâm lược và KC Câu số 1 chống Pháp (1945- 1954) Số điểm 1.0 1.0 2. Xây dựng CNXH ở Số câu 1 1 2 Miền Bắc và ĐT TN Câu số 2 3 nước nhà (1954 - 1975) Số điểm 1.0 1.0 2.0 3. Xây dựng chủ nghĩa xã Số câu 1 1 hội trong cả nước (1975 - Câu số 4 nay) Số điểm 1.0 1.0 4. Lịch sử địa phương Số câu 1 1
  15. Câu số 5 Số điểm 1.0 1.0 Số câu 1 1 1 1 5. Địa lí vị trí địa lí, dân Câu số 6 9 số Việt Nam Số điểm 1.0 1.0 1.0 1.0 6. Điều kiện tự nhiên, Số câu 2 2 dân cư, kinh tế các châu Câu số 7,8 lục trên thế giới. Số điểm 2.0 2.0 Số câu 1 1 7. Địa lí kinh tế địa Câu số 10 phương. Số điểm 1.0 1.0 Số câu 3 3 3 1 6 4 Tổng Số điểm 3.0 3.0 3.0 1.0 6.0 4.0 Khối trưởng Nguyễn Thị Thu Hương PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II -NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ, LỚP 5 Ngày kiểm tra: tháng 5 năm 2021 I. PHẦN LỊCH SỬ Câu 1. (M1) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Sự kiện lịch sử nào đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, lập lại hoà bình ở miền Bắc? A. Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947. B. Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950. C. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Câu 2. (M1) Phong trào” Đồng khởi” diễn ra vào thời gian nào? A. Cuối năm 1959- đầu năm 1960 B. Đầu năm 1959-cuối năm 1960 C. Cuối năm 1960- đầu năm 1961 D. Đầu năm 1960-cuối năm 1961 Câu 3: (M2) Nối các sự kiện ở cột A với mốc thời gian ở cột B để có câu trả lời đúng
  16. A B 1. Khánh thành nhà máy Cơ khí Hà Nội A. 26-04-1975 2. Lễ ký Hiệp định Pa-ri. B. 6- 11- 1979 3. Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu C. 27-01-1973 4.Khởi công nhà máy thủy điện Hòa Bình D. 19-5-1959 E. Tháng 4 năm 1958 Câu 4. (M3) Vì sao nói ngày 25- 4 – 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta? Câu 5. (M3) Di tích lịch sử - văn hóa là gì? Ở Đắc Lắc có bao nhiêu di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng? II. PHẦN ĐỊA LÍ Câu 6.(M1) Khoanh vào chữ cái trước ý đúng: Nước ta nằm ở bán đảo nào? Thuộc khu vực nào của châu Á? □ Bán đảo Đông Dương thuộc Bắc Á. □ Bán đảo Triều Tiên thuộc Đông Nam Á. □ Bán đảo Đông Dương thuộc Đông Nam Á. □ Bán đảo Đông Dương thuộc Tây Nam Á. Câu 7: (M2) Hãy nối tên châu lục ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp A. Là châu lục lạnh nhất thế giới, động vật tiêu biểu là chim cánh cụt. 1. Châu Phi B. Khí hậu nóng và khô. Có hoang mạc Xa – 2. Châu Nam Cực ha – ra lớn nhất thế giới. 3. Châu Mĩ C. 2/3 diện tích là đồng bằng. Khí hậu ôn đới, mùa đông tuyết bao phủ. 4. Châu Âu D. Trải dài trên nhiều đới khí hậu. Có rừng rậm A- ma – dôn lớn nhất thế giới. Câu 8. (M2) Điền chữ thích hợpvào chỗ ( ) trong nội dung sau: a. Châu Đại Dương nằm ở vùng gồm lục địa và b. Lục địa Ôxtrâylia có khí hậu phần lớn diện tích là và Câu 9: (M3) Em hãy nêu đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta? Để khắc phục tình trạng mất cân đối dân cư giữa các vùng, Nhà nước ta đã làm gì? Câu 10. (M4) Em hãy kể tên một số ngành kinh tế chính ở địa phương mà em biết? Giải thích tại sao những ngành kinh tế đó lại phát triển ở địa phương em?
  17. HƯỚNG DẪN CHẤM Mỗi câu trả lời đúng được 1đ Câu 1 2 3 6 7 Đáp án C A 1-E; 2-C; 3-A; 4-B A 1-B; 2- A; 3- D; 4-C Câu 4: Nói ngày 25- 4 – 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta vì: - Ngày này là ngày toàn dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ. - Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước, nhân dân được thực hiện quyền làm chủ của mình. Câu 5: - Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Tính đến tháng 3 năm 2017 ở Đắc Lắc có 25 di tích được xếp hạng. Câu 8: Điền chữ thích hợp vào chỗ ( ) trong nội dung sau cho thích hợp. a, Châu Đại Dương nằm ở vùng trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương gồm lục địa Ôxtrâylia và các đảo, quần đảo. b, Lục địa Ôxtrâylia có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van. Câu 9: - Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. Khoảng 3 dân số nước ta sống ở nông thôn. 4 - Nhà nước ta tạo việc làm tại chỗ. Thực hiện chuyển dân từ các vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng vùng kinh tế mới. Câu 10: - Ngành trồng trọt cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, hồ tiêu, cao su và các loại cây ăn quả như: sầu riêng, bơ, mít, chăn nuôi bò, dê, lợn, gà - Do địa phương nằm ở vùng có đất ba zan rộng, màu mỡ, có nguồn thức ăn dồi dào - Cà phê, tiêu là mặt hàng xuất khẩu. - Các loại cây ăn quả thích hợp với khí hậu và đất đai ở địa phương. ( Tùy bài làm của học sinh mà đánh giá) An Bình ngày 22 tháng 4 năm 2021 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Thu Hương Phạm Thị Hà