Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

doc 7 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 1100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_khoi_4_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I - KHỐI 4. Năm học 2019- 2020 Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số Bài: Bàn tay người nghệ sĩ. câu 2 2 1 1 4 2 Xác định được chi tiết, nhân Câu 1,2, 8,10 vật, hình ảnh trong bài. Nêu số 1; 2 4; 5 8 10 4,5 đúng ý nghĩa chi tiết, hình ảnh trong văn bản. Số 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 2,0 Hiểu đúng ý chính của đoạn. điểm Giải thích các chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp. Liên hệ một số chi tiết trong văn bản với thực tiễn để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. 2 Kiến thức: Tiếng việt - Nhận biết được danh từ, Số 1 1 1 1 2 2 động từ, tính từ. Xác định được câu bộ phận câu đã học. - Biết dùng thành ngữ, tục ngữ Câu với tình huống cho trước. số 3 6 7 9 3,6 7,9 -Viết được đoạn văn theo yêu cầu cho trước có sử dụng mẫu câu: Ai làm gì? Số 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 2,0 điểm Tổng số câu 3 3 2 2 6 4 Tổng số điểm 1,5 1,5 2,0 2,0 3,0 4,0 Buôn Hồ ngày 8 tháng 12 năm 2019 Duyệt của chuyên môn. Duyệt của tổ khối Phan Thị Mơ
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 – 2020. KHỐI 4. MÔN TIẾNG VIỆT. Ngày kiểm tra: Thứ sáu, 27/12/2019 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) (Thời gian khoảng 3 -5 phút ) Gv yêu cầu học sinh đọc bài: Đánh tam cúc trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung đọc. ĐÁNH TAM CÚC Ấy là lúc mọi công việc bề bộn đã xong. Tết đã qua được một ngày. Bánh chưng, chè kho, cỗ bàn, quần áo, đi chúc Tết, tất cả đã đâu vào đấy một cách vui vẻ. Bấy giờ, dưới ánh đèn phấn ấm cúng, trên chiếc ổ rơm còn thơm mùi lúa đồng, trong khói nhang thơm ngát, chị tôi mới bóc cỗ tam cúc còn mới ra và nói: Nào Bao giờ cũng thế, chị ngồi một góc ổ rơm, tôi ngồi ghé bên cạnh để được lây cái hương thơm từ người chị, tóc chị tỏa ra mùi bồ kết, mùi nước lá mùi già, mùi xà phòng thơm thoảng từ tấm áo phin nõn trắng tinh chị chỉ mặc trong ba ngày Tết và thứ hương gì mà tôi không hiểu nổi, chỉ biết từ đôi vai tròn của chị, từ cái miệng tươi như hoa Con tượng vàng béo múp míp. Con mã điều trông hơi giống con dê. Con tốt đỏ đi đất, đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong. Con xe có hình hộp Con chui sấp, con lật ngửa Tiếng gọi một, gọi đôi, lúc tứ tử trình làng Mỗi lúc được ăn “kết”, chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại càng thêm vui vẻ. Lại có lúc “cả làng” cười phá lên vì tướng bà bị té re làm cho ba gian nhà như mở hội và hương vị Tết càng nồng ấm, đúng là vui như Tết, mặc cho ngoài trời tối đen như mực, thỉnh thoảng vang kí cốp tiếng guốc ai về muộn. Tiền đánh tam cúc chỉ là mấy que tăm hoặc mấy que diêm, có khi là mấy cùi cau khô long hạt, vậy mà mọi người say mê lạ. Càng chơi, má chị tôi càng hồng lên. Có lẽ vì hơi ấm của ổ rơm, của ánh đèn, của khói nhang, của tiếng cười, của mùa xuân, của ánh mắt ai nhìn trộm làm chị xao xuyến một điều gì Tết qua đi. Ổ rơm dẹp lại. Chị cho tôi cỗ bài còn mới. Bọn trẻ con chúng tôi cũng đánh tam cúc, mặc dầu mỗi ngày nó thiếu dần đi một vài cây, đánh lung tung, gọi lung tung, chẳng biết đứa nào được, đứa nào thua, vẫn vui dù không thể bằng tết có chị tôi bên cạnh. Tôi đã mong biết bao nhiêu lại đến Tết sang năm, chờ chị tôi đến tối mùng một, giở cỗ bài mới không biết chị mua từ lúc nào và nói: Nào Theo Băng Sơn
  3. Câu 1: Cậu bé và chị gái đánh tam cúc vào thời gian nào? Tại sao chọn thời gian đó để chơi? (Vào tối Mùng Một Tết. Vì lúc đó mọi cộng việc bề bộn của ngày Tết đã xong). Câu 2: Có những quân bài nào được kể đến trong cỗ bài tam cúc? (Con tượng vàng - con mã điều – con tốp đỏ - con pháo – con xe – con tướng bà). Câu 3: Người thắng cuộc được thưởng gì? (Tiền làm từ que tăm, que diêm, mấy cùi cau khô long hạt). Câu 4: Câu chuyện cho em biết điều gì? (Những kỉ niệm thuở ấu thơ về trò chơi đánh tam cúc của tác giả.) 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) (Thời gian khoảng 35 - 40 phút) Đọc thầm bài “Bàn tay người nghệ sĩ ” và làm bài tập. BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. Theo Lâm Ngũ Đường Dựa vào nội dung bài tập đọc em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (Câu 1; 2; 3; 4) Câu 1: M1 (0.5đ). Từ nhỏ, Trương Bạch đã yêu thích gì? A. Thiên nhiên B. Đất sét C. Đồ ngọc D. Con giống Câu 2: M1 (0.5đ). Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc? A. Sự tinh tế B. Sự chăm chỉ C. Sự kiên nhẫn D. Sự gắng công
  4. Câu 3: M1 (0.5đ) Nối từ ngữ cột A với từ loại ở cột B cho phù hợp: A B Trương Bạch Động từ Tuyệt trần Tính từ Nặn Danh từ Mĩ mãn Câu 4: M2 (0,5 đ). Khi có người nhờ anh tạc tượng, Trương Bạch có suy nghĩ gì? A. Tự nhủ, mình sẽ có việc làm rồi đây. B. Việc này quá dễ, mình sẽ làm xong ngay. C. Ta sẽ làm ngay cho xong, chẳng cần suy nghĩ gì. D. Sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn. Câu 5: M2 (0.5đ) Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì? A. Pho tượng cực kì mỹ lệ. B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo. C. Pho tượng như toát lên sự ung dung. D. Pho tượng sống động đến lạ lùng. Câu 6: (M2) (0.5đ). Câu Tục ngữ thích hợp để khuyên nhủ bạn hãy giữ vững mục tiêu đã chọn: A. Thua keo này, bày keo khác. B. Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lận tròn vành mới thôi! C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Thất bại là mẹ thành công. Câu 7: (M3) ( 1đ). Tìm một câu kể Ai làm gì? có trong bài “Bàn tay người nghệ sĩ ”, gạch một gạch dưới chủ ngữ và hai gạch dưới vị ngữ trong câu em vừa tìm được. Câu 8: (M3) (1đ): Nội dung bài “Bàn tay người nghệ sĩ ” nói lên điều gì? Câu 9: (M4) (1 đ) Viết một đoạn văn khoảng (3 đến 5 câu) kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn: Câu 10: (M4) (1đ). Theo em trong học tập cũng như trong cuộc sống, để thành công em cần phải làm gì? II.Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả: (Nghe - viết) (2điểm) ( Thời gian viết bài khoảng 15 - 20 phút) Bài viết: Theo chân Bác Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
  5. Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa. Có rào râm bụt đỏ hoa quê Như cổng nhà xưa Bác trở về Có bốn mùa rau tươi tốt lá Như những ngày cháo bẹ măng tre. Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn. Tố Hữu 2.Tập làm văn: (8 điểm) (Thời gian làm bài khoảng 30- 35 phút) Hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích. Buôn Hồ, ngày 10 tháng 12 năm 2019 Duyệt của chuyên môn Duyệt của tổ khối Người ra đề Phan Thị Mơ Khuất Thị Thúy Phượng
  6. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT HỌC KỲ 1-KHỐI 4 NĂM HỌC 2019 – 2020 I. KIỂM TRA ĐỌC: 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc rõ ràng có độ lớn vừa đủ nghe tốc độ đọc đạt hơn 110 tiếng/phút. Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. Đạt 2/3 yêu cầu trên và tốc độ 100 – 110 tiếng/phút (0,5 điểm). Đạt 0 - 1 yêu cầu, tốc độ dưới 100 tiếng/phút: 0 điểm. - Đọc đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, chỗ tách các cụm từ: có thể còn từ 0 đến 3 lỗi: 1 điểm; Còn từ 4 đến 5 lỗi là 0,5 điểm; Còn trên 5 lỗi là 0 điểm. - Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. Trả lời đúng đáp án nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ 0,5 điểm, trả lời không đúng đáp án của câu hỏi 0 điểm. 2. Đọc hiểu: (7 điểm) Hiểu văn bản 4 điểm; Kiến thức tiếng việt: 3 điểm. Câu 1: A. Thiên nhiên (0,5 điểm) Câu 2 : C. Sự kiên nhẫn (0,5 điểm) Câu 3: M1 (0.5đ) Nối từ ngữ cột A với từ loại ở cột B cho phù hợp: A B Trương Bạch Động từ Tuyệt trần Tính từ Nặn Danh từ Mĩ mãn Câu 4 : D. Sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn. (0,5 điểm) Câu 5 : A – S; B – Đ; C – S; D – Đ (0,5 điểm) Câu 6: B. Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lận tròn vành mới thôi! (0,5 điểm) Câu 7: (1đ).Ví dụ: Cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Câu 8: HS nêu đúng nội dung bài (1điểm) - Bài văn nói lên Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi nhờ sự say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình. Câu 9: Viết được đoạn văn (3 đến 5 câu) theo yêu cầu (0,5 điểm) Xác định được câu kể Ai làm gì? (0.5 điểm)
  7. Ví dụ: Hằng ngày, em thường dậy sớm. Em ra sân tập thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Mẹ đã chuẩn bị bữa ăn sáng. Em cùng cả nhà ăn sáng. Bố chải đầu rồi đưa em đến trường Câu 10 : Vận dụng được bài học vào bản thân mình (1điểm) VD: - Em cần kiên trì trong học tập, hay trong công việc hàng ngày để đạt kết quả cao. - Em chăm chỉ kiên nhẫn không ngại khó, ngại khổ trước những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống có như vậy mới đạt được kết quả như mong muốn. -Trong học tập cũng như trong cuộc sống em cần chăm chỉ, say mê làm việc cũng như học tập để đạt kết quả cao hơn. - Em cần kiên trì học tập làm việc, học hỏi bạn bè thầy cô để thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. (Tùy vào câu trả lời của các em GV linh động chấm.) II. KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả: 2 điểm -Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm) -Viết đúng chính tả không mắc quá 3 lỗi: 1 điểm. 2. Phần tập làm văn: (8 điểm) Hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích. - Phần ý, nội dung 5 điểm cho đoạn bài, bài văn nêu đủ các ý theo yêu cầu của đề bài. + Mở bài: 0,5 điểm. + Thận bài: 4 điểm. + Kết bài 0,5 điểm) - Phần kĩ năng 3 điểm: + 1 điểm cho kĩ năng viết chữ đúng kiểu, cỡ chữ và viết đúng chính tả. + 1 điểm cho kĩ năng dùng từ đặt câu đúng. + 1 điểm cho phần kĩ năng vượt trội ở một trong số các lĩnh vực sau: về ý, cách dùng từ đặt câu, tạo hình ảnh, thể hiện cảm xúc. Buôn Hồ, ngày 10 tháng 12 năm 2019 Duyệt chuyên môn Duyệt của tổ khối Người ra đáp án Khuất Thị Thúy Phượng