Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

docx 5 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 2140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_9_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

  1. # PHÒNG GD-ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2021-2021 MÔN: GDCD 9 THỜI GIAN: 45 PHÚT ĐỀ CHÍNH THỨC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hs củng cố lại kiến thức cơ bản đã học gồm các nội dung: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân; Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân; Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. 2. Kỹ năng - Biết sống có đạo đức và làm việc theo hiến pháp và pháp luật để từ đó rút ra bài học cho bản thân. - Hiểu và biết vận dụng những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân. 3. Phẩm chất - Hình thành cho học sinh phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực qua các việc làm cụ thể như: Sông tuân theo đạo đức, hiến pháp và pháp luật, chăm chỉ học tập, làm bài kiểm tra trung thực. 4. Năng lực - Tự học: Biết tự nghiên cứu bài học ở nhà, - Giải quyết vấn đề sáng tạo, ngôn ngữ: Vận đụng kiến thức đã học trình bày bài kiểm tra sáng tạo, trình bày câu chữ lưu loát. - Giao tiếp và Hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp để ôn tập đề cương để làm tốt bài thi. - Nhận thức hành vi: Nhận thức được hành vi của bản thân đúng hoặc sai để biết điều chỉnh sống đúng pháp luật. Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân. - Đánh giá hành vi: Biết đánh giá hành vi của người khác về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, từ đó ủng hộ những việc làm đúng pháp luật và phê phán, lên án những việc làm trái với pháp luật. II. Phương pháp - Tự luận 70% - Trắc nghiệm 30% III. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Giáo án, ma trận, đề và đáp án 2. Học sinh - Học bài.
  2. IV. Ma trận đề thi cuối học kì 2 môn giáo dục công dân 9 Mức độ Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Chủ đề Vận dụng thấp Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Bài 15: Vi Nhận biết được Biết được các Hiểu được Hiểu VPPL là phạm pháp hành vi nào vi đặc điểm của VPPL Hình gì? luật và trách phạm dân sự? từng loại sự, VP Kỉ luật nhiệm pháp Biết có mấy loại VPPL? là gì? lí của công vi phạm pháp dân luật? Số câu: 02 0.5 02 0.5 05 Số điểm: 0.5 1,5 0,5 1.5 4.0 Tỉ lệ % 5 15 5 15 40 Bài 16: Nhận biết các Hiểu vì sao Vận dụng kiến Quyền tham việc làm thể Hiến pháp thức đã học để gia quản lí hiện và không quy định công giải quyết tình nhà nước, thể hiện quyền dân có quyền huống thực tiễn quản lí xã tham gia quản lí tham gia quản hội của công nhà nước và lí Nhà nước, dân quản lí xã hội quản lí xã của công dân. hội? Hiểu đó vừa là quyền vừa là trách nhiệm của công dân. Số câu: 02 02 1.0 05 Số điểm: 0,5 0,5 3.0 4.0 Tỉ lệ % 5 5 30 40 Bài 17: Nhận biết được Hiểu được Nghĩa vụ bảo hành vi bảo vệ Hiểu được trách nhiệm vệ tổ quốc và làm hại đến hoạt động của học sinh Tổ quốc. chính sách phải làm gì hậu phương để BVTQ? có ý nghĩa gì? Hiểu thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Số câu: 02 02 01 05 Số điểm: 0,5 0,5 1.0 2.0 Tỉ lệ% 5 5 10 20 Số câu: Số câu:06 Số câu: 0.5 Số câu:06 Số câu:01 Số câu:01 Số câu:01 Số câu: 15 Tổng điểm: Số điểm: 1.5 Số điểm: 1.5 Số điểm: 1.5 Số điểm:1.5 Số điểm: 3.0 Số điểm: 1,0 Tổng: 10 Tỉ lệ %: Tỉ lệ %: 15 Tỉ lệ %: 15 Tỉ lệ %: 15 Tỉ lệ %:15 Tỉ lệ %: 30 Tỉ lệ: 10 Tỉ lệ %:100 V. Đề kiểm tra I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm). Hãy chọn đáp án đúng nhất. Câu 1. Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? A. Bầu cử đại biểu quốc hội. B. Nộp thuế theo đúng quy định. C. Bảo vệ môi trường.D. Vượt khó trong học tập. Câu 2. Việc làm nào sau đây không thể hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc? A. Tìm cách trì hoãn việc chấp hành lệnh gọi nghĩa vụ quân sự. B. Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi gây nguy hại cho quốc gia. C. Tham gia tập luyện quân sự ở trường học. D. Vận động người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự. Câu 3. Vi phạm pháp luật hình sự là
  3. A. Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến các mối quan hệ xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự. B. Hành vi vi phạm đến các quan hệ tài sản, được quy định trong bộ luật hình sự. C. Hành vi vi phạm đến các quan hệ lao động, công vụ, được quy định trong bộ luật hình sự. D. Hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự. Câu 4. Hoạt động chính sách hậu phương quân đội là hoạt động A. “đền ơn đáp nghĩa” gia đình có công với cách mạng. B. thực hiện nghĩa vụ quân sự. C. của đội dân phòng đảm bảo an ninh địa phương. D. từ thiện cho bà con vùng sâu vùng xa. Câu 5. Đối với người dân Việt Nam, bảo vệ Tổ quốc là A. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác. B. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. C. Bảo vệ độc lập, bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa và Nhà nước tư sản. D. Bảo vệ đất đai, nhà ở và tài sản thuộc sở hữu cá nhân. Câu 6. Tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội vừa là quyền vừa là A. điều kiện để Nhà nước cưỡng chế công dân. B. trách nhiệm của công dân đối với nhà nước và xã hội. C. điều mà mọi công dân không muốn thực hiện. D. cơ sở để nhà nước áp đặt mọi công dân. Câu 7. Việc làm nào dưới đây không phải tham gia quyền quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân? A. Bầu cử đại biểu quốc hội. B. Biểu quyết khi được nhà nước trưng cầu ý dân. C. Đăng kí sở hữu tài sản cá nhân. D. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước. Câu 8. Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội? A. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình. B. Để công dân quyết định toàn quyền của Nhà nước. C. Để không ai bị phân biệt đối xử. D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ. Câu 9. Có mấy loại vi phạm pháp luật? A. 2 B. 4. C. 5D. 3. Câu 10. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự? A. Từ chối không nhận quyền thừa kế tài sản. B. Vi phạm quy định về an toàn lao động của ty. C. Trộm cắp xe máy người khác. D. Tự ý cho người khác mượn xe đạp. Câu 11. Lứa tuổi gọi nhập ngũ là A. từ đủ 20 tuổi đến hết 25 tuổi.B. từ đủ 18 tuổi đến hết 30 tuổi.
  4. C. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.D. từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi. Câu 12. Theo em, Vi phạm kỉ luật nghĩa là gì? A. Là hành vi nguy hiểm, mang tính chất tội phạm hình sự. B. Là hành vi vi phạm xảy ra ở cơ quan nhà nước. C. Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động hành chính bảo vệ. D. Là hành vi vi phạm thường xảy ra ở học sinh. II. Phần tự luận (7,0 điểm). Câu 13. (3.0 điểm). Vi phạm pháp luật là gì? Nêu khái niệm và cho ví dụ của từng loại vi phạm pháp luật? Câu 14. (3.0 điểm). Tình huống: Trong buổi hoạt động Trải nghiệm sáng tạo do Liên đội tổ chức vào sáng thứ 2 ngày 26 tháng 4 năm 2021 về chủ đề “Luật trẻ em năm 2016”, bạn Nhi lớp 9a1 (thành viên BCH Liên đội) rất muốn tham gia ý kiến về nội dung “Quyền và bổn phận của trẻ em” do các em khối 6 và 7 trình bày nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được tham gia góp ý kiến không? Theo em, bạn Nhi có được quyền tham gia góp ý kiến không? Vì sao? Bạn Nhi có thể tham gia ý kiến bằng cách nào? Việc tham gia đóng góp ý kiến của Nhi thể hiện quyền gì của công dân? Câu 15. (1.0 điểm). Để góp phần bảo vệ Tổ quốc học sinh cần phải làm gì? VI. Đáp án Phần trắc nghiệm (3,0 điểm) Tổng câu trắc nghiệm: 12. 001 965 1 A C 2 A D 3 D B 4 D C 5 B A 6 B B 7 C A 8 D B 9 B A 10 A C 11 C D 12 C D II. Phần tự luận (7,0 điểm). Mã đề 001 Câu 13: (3.0 điểm). Gợi ý làm bài: TL: - Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - VPPL hình sự (tội phạm): Là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự. Ví dụ: Cướp của, giết người, buôn ma túy
  5. - VPPL hành chính: là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phài là tồi phạm. Ví dụ: Đi xe vượt đèn đỏ. - VPPL dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản, ) và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ. Ví dụ như: quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ - VP kỉ luật: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. Ví dụ: Đi học trễ, xem tài liệu Câu 14: (3.0 điểm). Gợi ý làm bài: TL: - Theo em, bạn Nhi vẫn quyền được tham gia đóng góp ý kiến vì bạn Nhi là một công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bạn ấy được hưởng quyền cơ bản của công dân. - Để tham gia đóng góp ý kiến, Nhi có thể tham gia bằng 02 cách: + Một là: Nhi có thể phát biểu trực tiếp tại cuộc họp BCH Liên đội. + Hai là: gián tiếp thực hiện bằng cách thông qua GVCN (anh/ chị phụ trách) ý kiến với Liên đội. - Việc tham gia đóng góp ý kiến của Nhi như vậy thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Mà ở đây cụ thể bạn Nhi đang đóng góp ý kiến xây dựng cho Liên đội mình. Câu 15: (1.0 điểm) Gợi ý làm bài: TL: - Để thục hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, học sinh chúng ta cần ra sức phấn đấu học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự; tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học, nới cư trú; sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự. Duyệt của chuyên môn Duyệt của tổ chuyên môn Người ra đề Hồ Hoài Phước Võ Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Bích Tuyết TL: