Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

docx 5 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 2230
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_6_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

  1. # PHÒNG GD-ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: GDCD 6 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hs củng cố lại kiến thức cơ bản đã học gồm các nội dung: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền bảo đảm an tòn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 2. Về kỹ năng - Thực hiện tốt quyền công dân của mình, sông tuân theo đạo đức, hiến pháp và pháp luật. - Biết tự bảo vệ quyền của mình và quyền của người khác. 3. Về phẩm chất - Hình thành cho học sinh phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực qua các việc làm cụ thể như: Sông tuân theo đạo đức, hiến pháp và pháp luật, chăm chỉ học tập, làm bài kiểm tra trung thực. 4. Năng lực - Tự học: Biết tự nghiên cứu bài học ở nhà, - Giải quyết vấn đề sáng tạo, ngôn ngữ: Vận đụng kiến thức đã học trình bày bài kiểm tra sáng tạo, trình bày câu chữ lưu loát. - Giao tiếp và Hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp để ôn tập đề cương để làm tốt bài thi. - Nhận thức hành vi: Nhận thức được hành vi của bản thân đúng hoặc sai để biết điều chỉnh sống đúng pháp luật. Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân. - Đánh giá hành vi: Biết đánh giá hành vi của người khác về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, từ đó ủng hộ những việc làm đúng pháp luật và phê phán, lên án những việc làm trái với pháp luật. II. Phương pháp - Tự luận 70% - Trắc nghiệm 30% III. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Giáo án, ma trận, đề và đáp án 2. Học sinh - Học bài.
  2. IV. Ma trận đề kiểm tra Mức độ Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Bài 16: Quyền Nhận biết Hiểu và Vận được pháp luật các hành vi ứng xử dung bảo hộ về tính xâm hại và dúng mực kiến thức mạng, thân không xâm đã học để thể, sức khỏe, hại đến giải danh dự và TM,SK, thích. nhân phẩm DD, NP người khác. Số câu 02 02 01 05 Số điểm 0,5 0,5 1.0 2.0 Tỉ lệ % 5 5 10 20 Bài 17: Quyền Biết quyền Biết Hiểu Hiểu thế bất khả xâm BKXP về một nghĩa và nào là bất phạm về chỗ ở chỗ ở quy số hiểu được khả xâm định tại hành hình phạt phạm về điều mấy vi xứng đáng chỗ ở? Hiến pháp xâm cho những 2013. phạm hành vi vi Biết hành đến phạm về vi vi phạm chỗ ở quyền bất về quyền người khả xâm bất khả khác. phạm về xâm phạm chỗ ở. về chỗ ở. Số câu 02 0.5 02 0.5 05 Số điểm 0.5 1.5 0.5 1.5 4.0 Tỉ lệ 5 15 5 15 40 Bài 18: Quyền Biết được Hiểu được Vận bảo đảm an quyền nằm trách dụng toàn, bí mật ở điều nhiệm của kiến thức thư tín, điện mấy, hiến công dân đã học để thoại, điện tín. pháp năm khi thực giải mấy. Nhận hiện quyền quyết biết hành này. tình vi vi phạm Hiểu huống pháp luật quyền bất trong về quyền khả xâm thực tiễn. bảo đảm, phạm về bí mật thư chỗ ở là tín, điện quyền cơ thoại, điện bản của tín. công dân. Số câu 02 02 01 05 Số điểm 0.5 0.5 3.0 4.0 Tỉ lệ 5 5 5 40 Số câu: 06 0.5 06 0.5 01 01 15 Tổng điểm: 1.5 1.5 1.5 1.5 3 1.0 10 Tỉ lệ: 15 15 15 15 30 10 100 %
  3. V. Đề kiểm tra: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 ĐIỂM). Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Hành vi nào sau đây vi phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm? A. Không xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác. B. Chửi bới người khác một cách thậm tệ. C. Phê phán những hành vi vi phạm. D. Giúp đỡ người khác. Câu 2. Để thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín chúng ta phải làm gi? A. Chỉ cần bảo vệ quyền của mình. B. Tự ý lấy điện thoại của người khác xem tin nhắn. C. Bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác. D. Ủng hộ các hành vi vi phạm đến quyền bí mật riêng tư của người khác. Câu 3. Hành vi nào sau đây không xâm phạm đến tính mạng, thân thể, nhân phẩm của người khác? A. Đánh người gây thương tích. B. Vu khống người khác. C. Bố mẹ phê bình con khi con mắc lỗi. D. Bắt giam người không có lí do. Câu 4. Hằng ngày Hà đi học thường bị một nhóm con trai lớn trêu ghẹo, bắt nạt. Cách ứng xử đúng của Hà là: A. Sợ hãi không giám đi học. B. Không có phản ứng gì C. Mắng và cãi nhau với đám con trai D. Tỏ thái độ phản đối và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết. Câu 5. Những người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? A. Là tội phạm nguy hiểm. B. Phạt tiền những ít. C. Không bị xử lí D. Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm, hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Câu 6. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì? A. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được Nhà được bảo đảm an toàn và bí mật. Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. B. Nhà nước không chịu trách nhiệm khi công dân bị lộ bí mật cá nhân. C. Mọi người có quyền xem điện thoại người khác. D. Nếu không thấy ai ở đó thì mình có thể xem hoặc bóc thư ra xem. Câu 7. Công dân có quyền được nhà nước bảo vệ bí mật, thư tín, điện thoại, điện tín là A. quyền chính trị quan trọng nhất. B. quyền cơ bản của công dân. C. quyền được giải trí của công dân.
  4. D. quyền quan trọng nhất của công dân. Câu 8. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được quy định tại điều mấy, hiến pháp năm mấy? A. Điều 20, hiến pháp năm 2013.B. Điều 19, hiến pháp năm 2013. C. Điều 22, hiến pháp năm 2013.D. Điều 21, hiến pháp năm 2013. Câu 9. Hành vi, việc làm nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Thắng canh chừng cho bạn của mình leo cổng vào nhà hàng xóm trộm mận. B. Phát hiện nhà hàng xóm bị cháy, a Hùng leo rào vào nhà để tắt nguồn điện tránh lây qua nhà hàng xóm. C. Bà Tâm cho cơ quan chức năng vào khám nhà khi có lệnh khám nhà của viện kiểm sát. D. Sau khi ra khỏi nhà, Thanh luôn khóa cửa, ngõ cẩn thận. Câu 10. Hành vi xem trộm điện thoại đã vi phạm quyền nào trong những quyền sau? A. Quyền học tập. B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền phát triển. Câu 11. Khi thân thể, tính mạng, danh dự của mình bị người khác xâm phạm em sẽ làm gì? A. Biết tự bảo vệ mình, báo cho thầy cô, cha mẹ, tố cáo những người có hành vi vi phạm đến mình. B. Để cho người khác thực hiện hành vi vi phạm. C. im lặng không phản ứng. D. Sợ hãi, trốn vào phòng ngồi một mình, không dám ra ngoài. Câu 12. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở được quy định tại điều mấy Hiến pháp 2013? A. Điều 22 B. Điều 21 C. Điều 20 D. Điều 24 II. CÂU HỎI TỰ LUẬN (7.0 ĐIỂM) Câu 13. (3.0 điểm). Tình huống: Lan và Hằng chơi thân với nhau, một hôm Lan vào phòng thư của trường và thấy một lá thư của Hằng nên Lan đã nhận hộ. Trên đường về Lan đã bóc lá thư ra để xem vì nghĩ mình là bạn thân của Hằng nên mở ra xem sẽ không sao cả. - Theo em, việc làm của bạn Lan đúng hay sai? - Em sẽ làm gì khi thấy Lan đọc trộm thư của Hằng? Câu 14. (3.0 điểm). Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Em hãy kể 06 hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác? Câu 15. (1.0 điểm). Theo em, đối với mỗi con người thì quyền gì là quý giá nhất? Khi thấy các bạn trong trường gây gỗ, đánh nhau em cần phải làm gì?
  5. VI. Đáp án Tổng câu trắc nghiệm: 12 001 320 1 B C 2 C D 3 C B 4 D C 5 D A 6 A C 7 B D 8 C A 9 A B 10 B D 11 A A 12 A B Tổng câu tự luận: 3. Mã đề 001 Câu 13. (3.0 điểm). Gợi ý làm bài: TL: - Việc làm của Lan là sai. - Em sẽ giải thích cho bạn Lan không được đọc thư của Hằng khi bạn hằng chưa cho phép. Vì đó là việc làm vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại. Câu 14. (3.0 điểm). Gợi ý làm bài: TL: - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng. Không ai được xâm phạm, tự ý vào chỗ ở của người khác, trừ trường hợp pháp luật cho phép. - 06 hành vi xâm phạm đến chỗ ở của người khác như: Tự ý khám xét chỗ ở của người khác, tự ý vô lục lọi đồ nhà người khác, Leo hàng rào vào hái trộm xoài nhà người khác (Học sinh có thể lấy những ví dụ khác theo suy nghĩ). Câu 15. (1.0 điểm). Gợi ý làm bài: TL: - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, than thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất đối với mỗi người. - ý 2: HS xử lí tình huống theo hiểu biết của mình. DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA TỔ GIÁO VIÊN RA ĐỀ Hồ Hoài Phước Võ Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Bích Tuyết TL: