Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn 9 - Tiết 75 - Trường THCS Dương Xá

doc 9 trang thienle22 5370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn 9 - Tiết 75 - Trường THCS Dương Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_ngu_van_9_tiet_75_truong_thcs_duong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn 9 - Tiết 75 - Trường THCS Dương Xá

  1. PHÒNG GD – ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn 9 - Tiết 75 LỚP 9E Năm học: 2018 - 2019 Đề 1 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM: (2điểm) : Cho đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nhĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng cất nó đi, cháu buồn chết mất. Còn người ai chả “ thèm” hả bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với cháu thế đấy.” ( Theo SGK NV9- tậpI- tr 170) 1.Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? A. Làng B. Lặng lẽ Sa Pa C. Chiếc lược ngà D. Cố hương 2. Ai là tác giả của tác phẩm nói trên? A. Nguyễn Khoa Điềm C. Kim Lân B. Nguyễn Quang Sáng D. Nguyễn Thành Long 3. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tác giả của văn bản được trích ở trên? A. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. B. Rất am hiểu về cuộc sống nông thôn và người nông dân. C. Tập trung vào hai đề tài lớn: công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và phong trào đấu tranh của nhân dân liên khu V. D. Truyện ngắn của ông giầu chất thơ. 4. Trên đây là những suy nghĩ của anh thanh niên về điều gì? A. Về quan điểm đối với nghề nghiệp C. Về quan điểm đối với cuộc đời. B. Về quan điểm tình yêu, hạnh phúc. D. Về quan điểm lí tưởng sống. 5. Trong đoạn trích trên sử dụng loại ngôn ngữ nào? A. Ngôn ngữ đối thoại. C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm. B. Ngôn ngữ độc thoại. D. Kết hợp cả ba loạ ngôn ngữ đó 6. Ai đóng vai trò là người kể chuyện trong truyện ngắn này? A. Ông hoạ sĩ già. C. Người kể tự giấu mình đi B. Bác lái xe. D. Cô kĩ sư trẻ. 7. Dòng nào dưới đây không phải là những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này? A. Tạo tình huống tự nhiên, hợp lí. B. Cách kể truyện tự nhiên có kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. C. Xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc. D. Giọng văn nhẹ nhàng, bàng bạc giàu chất thơ. 8. Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được miêu tả bằng cách nào? A. Tự giới thiệu về mình. B. Được tác giả miêu tả trực tiếp C. Hiện ra qua cách đánh giá, cái nhìn của nhân vật khác D. Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ.
  2. II/ TỰ LUẬN ( 8điểm) : 1. Em hãy chép chính xác những khổ thơ nói về mối quan hệ của con người và vầng trăng trong quá khứ trong bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy. (theo SGK Ngữ văn 9 - tập I ). 2. Nêu vắn tắt hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 3. Khi viết câu mở đoạn cho đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ em vừa chép ở trên, một học sinh viết: “ Qua hai khổ thơ đầu của bài “Ánh trăng”, Nguyễn Duy đã cho người đọc thấy được mối quan hệ ân tình giữa người và trăng trong quá khứ.” Hãy coi câu trên là câu chủ đề của đoạn văn, hãy hoàn thành đoạn văn bằng cách viết tiếp khoảng 10 câu theo phép lập luận diễn dịch hoặc tổng phân hợp, có sử dụng câu ghép. 4. Trong chương trình em đã học rất nhiều bài thơ viết về trăng. Em hãy chép một câu thơ viết về trăng và cho biết câu thơ ấy nằm trong tác phẩm nào? của tác giả nào
  3. PHÒNG GD – ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn 9 - Tiết 75 LỚP 9E Năm học: 2018 - 2019 Đề 2 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM: (2điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: “ - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng chợ Dầu. - Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lại hỏi: - À, thày hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão cứ ràn ra, chảy ròng ròng trên hai gò má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.” ( Theo SGK NV9- tậpI- tr 170) 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? A. Làng B. Lặng lẽ Sa Pa C. Chiếc lược ngà D. Cố hương 2. Ai là tác giả của tác phẩm nói trên? A. Nguyễn Duy B. Kim Lân C.Huy Cận D. Nguyễn Thành Long 3. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tác giả của văn bản được trích ở trên? A. Là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn. B. Rất am hiểu về cuộc sống nông thôn và người nông dân. C. Chủ yếu viết về đề tài người nông dân và những sinh hoạt ở làng quê. D. Truyện ngắn của ông giầu chất thơ. 4. Mục đích của việc ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì? A. Để tỏ lòng yêu thương đặc biệt đối với đứa con út của mình. B. Để giãi bày và tỏ lòng mình với làng Dầu và sự thuỷ chung với kháng chiến, với cụ Hồ. C. Để tâm sự với thằng Húc. D. Để mong thằng Húc hiểu được nỗi lòng của ông. 5. Trong đoạn trích trên sử dụng loại ngôn ngữ nào? A. Ngôn ngữ đối thoại. C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm. B. Ngôn ngữ độc thoại. D. Kết hợp cả ba loại ngôn ngữ đó 6. Truyện “ Làng” được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai. D. Ngôi thứ hai số ít. 7. Dòng nào nêu nhận xét không phù hợp với những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? A. Xây dựng tình huống truyện đặc sắc. B. Sử dụng chính xác ngôn ngữ nhân vật quần chúng. C. Miêu tả sinh động diễn biến tâm lí nhân vật. D. Giọng văn trau truốt, mượt mà, giàu màu sắc trữ tình. 8. Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay trở về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?
  4. A. Vì ông yêu làng nhưng làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng lớn hơn tình yêu làng. B. Vì giặc Tây đã đốt cháy nhà ông nên ông không còn chỗ để quay về. C. Vì ông không ưa những tên kì mục hay hào lí hay áp bức dân ở làng ông. D. Vì ông muốn tìm một cuộc sống mới no đủ hơn cái làng quê nghèo của ông. PHẦN II: TỰ LUẬN ( 8điểm) 1. Em hãy chép chính xác khổ thơ nói về cơ sở của tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. (theo SGK Ngữ văn 9 - tập I ). 2. Nêu vắn tắt hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 3. Khi viết câu mở đoạn cho đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ em vừa chép ở trên, một học sinh viết: “ Qua hai khổ thơ đầu của bài “Đồng chí”, Chính Hữu đã cho người đọc thấy được những cơ sở tự nhiên và cũng chân thành nhất của tình đồng chí.” Hãy coi câu trên là câu chủ đề của đoạn văn, hãy hoàn thành đoạn văn bằng cách viết tiếp khoảng 10 câu theo phép lập luận diễn dịch hoặc tổng phân hợp, có sử dụng câu ghép. 4. Trong chương trình em đã học một bài thơ viết về tình đồng chí đồng đội. Em hãy chép hai câu thơ viết về tình đồng chí, đồng đội và cho biết câu thơ ấy nằm trong tác phẩm nào? của tác giả nào?
  5. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KT 45 PHÚT TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn 9 - Tiết 75 LỚP: 9E NĂM HỌC: 2018 - 2019 GV: Nguyễn Thu Trang Thời gian làm bài: 45 phút. A/ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: I/ TRẮC NGHIỆM: 2 ĐIỂM: Mỗi câu trả lời đúng được: 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đê Mức B D B A A C C C 1 tối Đề đa A B D B A B D A 2 Mức không Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời đạt II/ TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM: Câu Đề Mức không Mức chưa đạt Mức tối đa đạt 1 1 0đ:không 0,5đ: Chép còn sai 1đ: Chép chính xác, đúng và đủ theo chép hoặc chính tả hoặc thiếu yêu cầu: Khổ 1,2 bài "Ánh trăng" chép sai yêu câu. cầu hoặc chép sai quá nhiều lỗi. 2 0đ:không 0,5đ: Chép còn sai 1đ: Chép chính xác, đúng và đủ theo chép hoặc chính tả hoặc thiếu yêu cầu: Khổ 1 bài "Đồng chí" chép sai yêu câu. cầu hoặc chép sai quá nhiều lỗi. 2. 1 0đ: Nêu sai 0,5đ: Nếu thiếu 1 1đ: Nêu đủ, đúng : HCST hoặc nội dung thông tin - Viết năm 1978, 3 năm sau ngày đất không làm bài về HCST nước hoàn toàn giải phóng, khi tác giả đang sống và làm việc tại Tp Hồ Chí Minh. 2 0đ: Nêu sai 0,5đ: Nếu thiếu 1 1đ: Nêu đủ, đúng : HCST hoặc nội dung thông tin - Viết năm 1948, đầu thời kì kháng không làm bài về HCST chiến chống Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch biên giới năm 1947. 3. 1 0đ: Không 2đ: đủ ý nhưng 5đ: Bài làm phải đảm bảo các yêu làm bài hoặc phân tích còn sơ cầu:
  6. làm lạc đề; sài; mắc nhiều lỗi * Về hình thức: làm quá sơ từ. câu, diễn đạt, - Đúng mô hình đoạn (diễn dịch) sài. chính tả; chưa sử -Sử dụng yêu cầu tiếng Việt (có câu dụng yêu cầu phụ ghép), hoặc sử dụng - Lập luận chặt chẽ, lời văn mạch lạc. không gạc chân; * Về nội dung: chưa đúng mô hình - giọng kể thủ thỉ, tâm tình -> câu đoạn văn. chuyện trong một thời gian dài. - Điệp ngữ "với" + phép liệt kê -> con người lặn ngụp trong không gian khoáng đạt ngập tràn ánh trăng. - Phép nhân hóa -> Trăng là bạn tri kỉ sẻ chia gian lao nơi chiến trường. - Tính từ được đảo lên đầu câu -> tình cảm giữa người và trăng tự nhiên, mộc mạc chân thành - TTT "ngỡ" -> Khẳng định MQH gắn bó giữa trăng và người trong Qk và dự báo sự biến chuyển trong tình cảm 2 0đ: Không 2đ: đủ ý nhưng 5đ: Bài làm phải đảm bảo các yêu làm bài hoặc phân tích còn sơ cầu: làm lạc đề; sài; mắc nhiều lỗi * Về hình thức: làm quá sơ từ. câu, diễn đạt, - Đúng mô hình đoạn (diễn dịch) sài. chính tả; chưa sử -Sử dụng yêu cầu tiếng Việt (có câu dụng yêu cầu phụ ghép), hoặc sử dụng - Lập luận chặt chẽ, lời văn mạch lạc. không gạc chân; * Về nội dung: chưa đúng mô hình - Cấu trúc đối xứng -> sự tường đồng đoạn văn. về cảnh ngộ -> hình thành tc giai cấp - Hình ảnh AD -> sự đồng tâm về ý chí, lí tưởng - Từ "chung" -> sự sẻ chia gian lao. - Câu thơ "Đồng chí!": Cấu tạo đặc biệt, vang lên như một lời phát hiện, lời khẳng định, một bản lề khép lại ý thơ cơ sở về tình đ/c và mở ra ý thơ: sức mạnh và vẻ đẹp của tình đ/c 4 1 0đ: Không có 0,5đ: Có thể sai 1đ: Chép đúng câu thơ yêu cầu: câu trả lời thơ hoặc sai tên tác - Thuyền ta lái gió với buồm trăng hoặc trả lời giả, tác phẩm ( Bài Đoàn thuyền đánh cá - Huy sai Cận) - Hoặc các bài thơ khác đã học: Cảnh khuya; Rằm tháng giêng: Hồ Chí Minh
  7. 2. 0đ: Không có 0,5đ: Có thể sai 1đ: Chép đúng câu thơ yêu cầu: câu trả lời thơ hoặc sai tên tác - Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời hoặc trả lời giả, tác phẩm Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy sai ( Bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) B. KẾT QUẢ KIỂM TRA Giỏi Khá TB Yếu Kém Sĩ ( 9 - 10 ) (7 - <9 ) ( 5 - <7) ( 3 - <5) ( 0 - <3 ) Lớp Vắng số SL % SL % SL % SL % SL % 9E 37 0 C. NHẬN XÉT 1. Nhận xét về đề bài: Phù hợp với đối tượng HS. 2. Nhận xét về bài làm của học sinh: * Ưu điểm: - Đa số có ý thức chuẩn bị bài - Có kĩ năng viết đoạn; và trả lời các câu hỏi nhỏ - Một số bài làm phân tích tốt, diễn đạt mạch lạc * Tồn tại: - Vẫn còn mắc các lỗi về: + Bố cục chưa đủ ba phần + Tách đoạn còn tùy tiện hoặc không tách đoạn + Lỗi về câu: sai ngữ pháp ( Đặc biệt là thiếu chủ ngữ); diễn đạt còn chưa thoát ý hoặc tối nghĩa; sử dụng văn nói nhiều + Lỗi sử dụng từ, chính tả vẫn còn mắc nhiều. - Một số bài viết còn sơ sài, chưa đủ ý, chưa có kĩ năng phân tích. - Còn có một số HS còn chưa có ý thức làm bàì. 3. Giải pháp khắc phục: - Làm các Bt về chữa lỗi câu, lỗi diền đạt, lỗi sử dụng từ. - Viết lại các đoạn văn mắc lỗi
  8. D/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng độ/Chủ đề cao TN TL TN TL TN TL TN TL I. VB - Phát hiện - Xác định Lặng lẽ Sa tên VB, tên được nội Pa / Làng tác giả, thông dung đ.v tin về tác giả. - Vai trò của - Xác định ngôi kể. được ngôi kể. -Đặc sắc NT Số câu- 5 3 8 số điểm 1,25 0,75 2 tỉ lệ % 12,5% 7,5% 20% II. VB Ánh - Nhớ được - Viết đoạn - Liên hệ trăng/ tên văn bản, văn có sử các TP Đồng chí tên tác giả, dụng yêu cùng chủ năm sáng tác cầu TV đề - Chép chính xác được thơ Số câu- 3 1 1 5 số điểm 2,5 5 0,5 8 tỉ lệ % 25% 50% 5% 80% Tổng 8 3 1 1 13 3,75 0,75 5 0,5 10 37,5% 7,5% 50% 5% 100%