Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn 9 - Tiết 74 - Trường THCS Dương Xá

doc 8 trang thienle22 2810
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn 9 - Tiết 74 - Trường THCS Dương Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_ngu_van_9_tiet_74_truong_thcs_duong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn 9 - Tiết 74 - Trường THCS Dương Xá

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ Văn 9 -Tiết 74 Đề số 1 NĂM HỌC 2018-2019 Thời gian làm bài 45 phút ĐỀ BÀI: I. Trắc nghiệm : (2 điểm) Nhớ lại truyện Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long và trả lời câu hỏi sau Câu 1: Câu văn “ Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm.” Sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh C. Nhân hóa B. Hoán dụ D. Liệt kê. Câu 2: Nếu viết : Những nét hớn hở trên mặt người lái xe, câu văn sẽ mắc lỗi gì ? A. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ B. Thiếu vị ngữ D. Thiếu trạng ngữ Câu 3: Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy ? A. Hớn hở C. Xôn xao B. Tươi tốt D. Vui vẻ Câu 4: Câu “ Anh nói nữa đi .”được xếp vào kiểu câu gì xét theo mục đích nói ? A. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán B. Câu cầu khiến D. Câu trần thuật Câu 5: Câu “ Còn hai mươi phút thôi . ” được xếp vào loại câu nào xét về cấu tạo? A. Câu đơn C. Câu đặc biệt B. Câu ghép D. Câu rút gọn Câu 6 : Câu văn “ Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kỳ lạ.” thuộc loại câu nào? A. Câu đơn C. Câu ghép có từ nối B. Câu đặc biệt D. Câu ghép không có từ nối Câu 7: “Những nét hớn hở trên mặt người lái xe” là cụm từ gì? A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ Câu 8 : Chọn cách giải thích đúng nhất cho từ cô độc ? A. Chỉ có một mình, tách khỏi mọi liên hệ chung quanh B. Chỉ có một mình, được mọi người giúp đỡ C. Chỉ có một mình, không nương tựa được vào đâu D. Chỉ có một mình, khao khát liên hệ với mọi người II. Phần tự luận (8đ) Câu 1:(2đ). Đọc truyện cười “Đánh quân ngũ sách” và trả lời câu hỏi: Lính huyện đi tuần đêm, bắt được đám đánh tổ tôm. Sáng hôm sau đem lại công đường để tâng công. Quan chưa biết việc gì, cứ bảo nọc ra đánh. Lính cầm roi hỏi: - Bẩm quan, đánh bao nhiêu ạ? Quan đang dở ngủ, dở thức mơ màng đến quân bài đánh cho cụ Thượng lúc gà gáy bảo:
  2. - Đánh quân ngũ sách. a. Trong truyện cười trên, phương châm hội thoai nào đã bị vi phạm ? b. Trong trường hợp trên, nếu tuân thủ phương châm hội thoại thì viên quan cần phải trả lời lính huyện như thế nào? Hãy viết lại câu đó. Câu 2: (2đ) Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa vì sao tác giả Nguyễn Thành Long không đặt tên cho tất cả các nhân vật mà chỉ gọi họ là anh thanh niên, bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư ? Em hãy giải thích. Câu 3: (4đ) : Trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết : “ Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi lại đi trời xanh thêm ”. a. Từ chông chênh thuộc loại từ nào ? b. Em hãy viết một đoạn văn theo mô hình diễn dịch, độ dài (8 -10câu) cảm nhận của em về hai câu thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán( chỉ rõ). HẾT
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ Văn 9 -Tiết 74 Đề số 2 NĂM HỌC 2018-2019 Thời gian làm bài 45 phút ĐỀ BÀI: I. Trắc nghiệm : (2 điểm) Nhớ lại truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và trả lời câu hỏi sau. Câu 1: Phép so sánh được thể hiện ở những từ ngữ in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì? “ Còn anh, anh đứng sững laijddos,nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.” A. Nhấn mạnh nỗi buồn của anh Sáu C. Nhấn mạnh sự ngạc nhiên của anh Sáu B. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của anh Sáu D. Nhấn mạnh sự nghi ngờ của anh Sáu Câu 2: Nếu viết : Những nỗi đau dớn trên khuôn mặt anh”, câu văn sẽ mắc lỗi gì ? A. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ B. Thiếu vị ngữ D. Thiếu trạng ngữ Câu 3: Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy ? A. Tươi tốt C. Xôn xao B. Lạnh lùng. D. Vui vẻ Câu 4: Câu “ Thì má kêu đi” được xếp vào kiểu câu gì xét theo mục đích nói? A. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán B. Câu cầu khiến D. Câu trần thuật Câu 5: Hai câu văn “ Thu! Con.” được xếp vào loại câu nào xét về cấu tạo? A. Là hai câu đơn C. Là hai câu đặc biệt B. Là hai câu ghép D. Là hai câu rút gọn Câu 6 :Trong câu“Con kêu rồi mà người ta không nghe » ,“ người ta” thay thế cho ai? A. Mẹ bé Thu C. Anh Sáu B. Người kể chuyện D. Anh Sáu và người cùng về Câu 7: “ Những nỗi đau dớn trên khuôn mặt anh ” là cụm từ gì? A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ Câu 8 : Từ nào sau đây có thể thay thế một cách thích hợp nhất cho từ lặp bặp? A. Lắp bắp C. Liến láu B. Láu táu D. Ngập ngừng II. Phần tự luận (8đ) Câu 2: (2đ). Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt: So sánh sự việc xảy ra: “ Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh”
  4. với lời người bà dặn cháu trong bài thơ“Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”, ta thấy có một phương châm hội thoại bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Lí giải ý nghĩa sự không tuân thủ phương châm hội thoại đó? Câu 2:(2đ). Vì sao trong khi giao tiếp, chúng ta thường gọi những người không quen biết bằng các từ: ông, bà, bác, anh, chị và xưng mình là con, cháu, em ?Hãy giải thích? Câu 3: (4đ) : Trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết : “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim ”. a. Hình ảnh “ trái tim” trong câu thơ được tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? b. Em hãy viết một đoạn văn theo mô hình diễn dịch, độ dài (8 -10câu) cảm nhận của em về hai câu thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán( chỉ rõ).
  5. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA 45 PHÚT TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ Văn 9 -Tiết 74 NĂM HỌC 2018-2019 Thời gian làm bài 45 phút I. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Đề số 1 I. Trắc nghiệm : Câu Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Đáp án D B B B C C A A II. Tự luận: Câu 1: -Mức tối đa( 2đ) a. Phương châm về lượng đã không được tuân thủ (0,5đ) b.Nếu đúng viên quan sẽ phải trả lời về số roi những người chơi tổ tôm bị đánh (0,5đ). - Vì đang nghĩ đến chuyện cờ bạc nên quan lại trả lời theo hướng chơi bạc - đánh một quân bài, vì vậy người đọc mới bật cười (0,5đ). Viết đúng câu trả lời (0,5đ). - Mức chưa tối đa:(1,5đ) HS đạt một số yêu cầu trên nhưng nêu ra còn sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt, trả lời chưa trúng ý - Không đạt : Không làm hoặc lạc đề, nêu sai nội dung, không đúng yêu cầu của đề Câu 2: Mức tối đa 2đ: - Đây là dụng ý nghệ thuật tác giả muốn khẳng định có nhiều người thanh niên, có nhiều kĩ sư, nhà nghiên cứu như các nhân vật trong truyện nếu đặt tên riêng truyện nói tới chỉ một số người.1đ - Dụng ý của tác giả muốn nói tới nhiều người. Họ là những người vô danh họ lặng lẽ âm thầm cống hiến cho đất nước (1đ). - Mức chưa tối đa: 1,5đ: HS đạt một số yêu cầu trên nhưng nêu ra còn sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt. - Không đạt: Không làm hoặc lạc đề, nêu sai nội dung, không đúng yêu cầu của đề. Tùy theo bài làm GV cho điểm cho HS cho thích hợp. Câu 3: a. Hình ảnh “trái tim” tác giả sử dụng BPTT hoán dụ (0,5đ) b. * Các tiêu chí về nội dung đoạn văn - Mức tối đa:(3đ) HS biết khai thác từ yếu tố nghệ thuật: biện pháp nghệ thuật hoán dụ + Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn + Ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt - Mức chưa tối đa:(2đ): HS đạt các yêu cầu trên nhưng phân tích còn sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt
  6. - Không đạt : Không làm hoặc lạc đề, phân tích sai nội dung, không đúng yêu cầu của đề. * Các tiêu chí về hình thức - Mức tối đa (1đ) : Đúng mô hình đoạn văn, có sử dụng câu cảm thán hợp lý. - Mức chưa tối đa :( 0,5đ) Đôi chỗ còn viết tắt, hoặc trình bày cẩu thả, bẩn. - Mức không đạt : trình bày quá cẩu thả, không đúng mô hình, không có câu cảm thán . Đề số 2 I. Trắc nghiệm : Câu Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Đáp án B B A B C C A D II. Tự luận: Câu 1: - Mức chưa tối đa (2đ)HS phải đảm bảo các yêu cầu sau - Phương châm về chất không được tuân thủ( 0,5đ) - Sự vi phạm này bắt nguồn từ tình yêu thương và đức hy sinh của bà.(0,5đ) - Bà không muốn người con trai đang chiến đấu nơi xa phải bận tâm lo lắng cho những khó khăn của gia đình. Bà một mình lặng lẽ vượt qua những nhọc nhằn cơ cực để con yên tâm công tác (1đ) - Mức chưa tối đa: HS đạt một số yêu cầu trên nhưng nêu ra còn sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt - Không đạt: Không làm hoặc lạc đề, nêu sai nội dung, không đúng yêu cầu của đề Câu 2: - Mức tối đa 2đ - Đó là thói quen giao tiếp của người Việt.(0,5đ) - Gọi như thế nhằm tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi như người thân.(0,5đ) - Cách xưng hô như vậy làm cho người đối thoại cảm thấy thân mật, xóa đi khoảng cách của những người vốn xa lạ (1đ). Mức chưa tối đa: HS đạt một số yêu cầu trên nhưng nêu ra còn sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt. - Không đạt : Không làm hoặc lạc đề, nêu sai nội dung, không đúng yêu cầu của đề Câu 3: 4đ a. Hình ảnh “trái tim” tác giả sử dụng BPTT hoán dụ (0,5đ) b. * Các tiêu chí về nội dung đoạn văn - Mức tối đa:(3đ) HS biết khai thác từ yếu tố nghệ thuật: biện pháp nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ + Sự gian khổ khó khăn của người lính, giây phút nghỉ ngơi tạm bợ + Ước vọng của các anh về một tương lai hòa bình - Mức chưa tối đa (2đ): HS đạt các yêu cầu trên nhưng phân tích còn sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt
  7. - Không đạt : Không làm hoặc lạc đề, phân tích sai nội dung, không đúng yêu cầu của đề. * Các tiêu chí về hình thức - Mức tối đa (1đ) : Đúng mô hình đoạn văn, có sử dụng câu cảm thán hợp lý. - Mức chưa tối đa ( 0,5đ) Đôi chỗ còn viết tắt, hoặc trình bày cẩu thả, bẩn. - Mức không đạt : trình bày quá cẩu thả, không đúng mô hình, không có câu cảm thán . II.KẾT QUẢ KIỂM TRA Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp Sĩ số Vắng ( 9 - 10 ) (7 - < 9 ) ( 5 - < 7) ( 3 - < 5) ( 0 - < 3 ) SL % SL % SL % SL % SL % 9D III. NHẬN XÉT 1. Nhận xét về đề bài: 2. Bài làm của học sinh: 3. Giải pháp khắc phục:
  8. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn 9 – Tiết 74 Năm học: 2018 - 2019 Thời gian: 45 phút MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG TN TL TN TL TN TL CHỦ ĐỀ 1. Nhận biết Nhận biết được Phân tích Biện pháp được BPTT BPTTHD, loại từ được giá trị tu từ , loại của BPTT từ qua việc cảm thụ đoạn thơ Số câu 2 3 1 6 Số điểm 0,5 1 3,5 5 Tỉ lệ % 5% 10% 35% 50% 2. Nghĩa Nhận biết Giải nghĩa của từ, cụm và hiểu được từ từ, kiểu câu được nghĩa ngữ, nêu và xác định được và đúng kiểu thay được từ câu, cụm từ đúng Số câu 4 2 6 Số điểm 1 0,5 1,5 Tỉ lệ % 10% 5% 15% 3. Xưng hô Dụng ý TG gọi Cách xưng hô trong hội bằng các DT của người Việt , thoại chung, thói và TG muốn nói quen trong GT tới nhiều người mà không phải một người Số câu 1 1 2 Số điểm 1 1 2 Tỉ lệ % 10% 10% 20% 5. Phương Nhận biết được Giải thích hợp châm hội PCHT về chất, lý về tình yêu thoại về lượng thương con cháu, trả lời đúng câu khi Lính hỏi Số câu 1 1 2 Số điểm 0,5 1,5 2 Tỉ lệ % 5% 15% 20% Tổng số Số câu 6 1 2 5 1 15 Số điểm 1,5 1 0,5 3,5 3,5 10 Tỉ lệ % 15% 10% 5% 35% 35% 100%