Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn 9 - Tiết 48 - Trường THCS Dương Xá

doc 8 trang thienle22 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn 9 - Tiết 48 - Trường THCS Dương Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_ngu_van_9_tiet_48_truong_thcs_duong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn 9 - Tiết 48 - Trường THCS Dương Xá

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn 9 -Tiết 48 Năm học: 2018 - 2019 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 45 phút. I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Nhớ lại văn bản “Chuyên người con gái Nam Xương” và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Tác giả văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” là ai? A. Nguyễn Du. B. Nguyễn Đình Chiểu. C. Nguyễn Dữ. D. Phạm Đình Hổ. Câu 2: Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thuộc thể loại gì? A. Truyện lịch sử. B. Truyện truyền kì. C. Truyện cổ tích. D. Truyện ngắn. Câu 3: Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ đâu? A. Truyện lịch sử. B. Truyện cổ tích. C. Truyện truyền kì. D. Truyện ngắn. Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” là ai? A. Vũ Nương, Trương Sinh. B. Vũ Nương, bé Đản. C. Trương Sinh, bé Đản. D. Vũ Nương, mẹ Trương Sinh. Câu 5:Ý nào nói đúng nhất vẻ đẹp của Vũ Nương trong văn bản ? A. Yêu chồng, thương con, chung thủy, khát khao hạnh phúc; hiếu thảo; đảm đang, chịu thương chịu khó B. Yêu chồng, thương con, một dạ chung thủy, hiếu thảo, đảm đang, thông minh lanh lợi. C. Đảm đang,chịu thương chịu khó; hiếu thảo, chung thủy với người yêu, khát khao hạnh phúc. D. Thông minh, đảm đang, chịu thương chịu khó; yêu chồng thương con, hiếu thảo với mẹ chồng; Câu 6: Nguyên nhân nào khiến Vũ Nương phải tự vẫn? A. Vì lời nói của đứa con khi Trương Sinh bế nó đi thăm mộ bà; B. Vũ Nương cảm thấy xấu hổ vì không chung thuỷ với chồng; C. Vì thói đa nghi, ghen tuông mù quáng và hành động hồ đồ của Trương Sinh; D. Vì Vũ Nương muốn lấy cái chết để tự minh oan cho mình. Câu 7: Nhận định nào nói đúng nhất thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”? A. Sống cực khổ vì phải làm lụng vất vả nuôi gia đình; B. Không được quyền minh oan cho mình khi bị nghi oan; C. Bị đối xử bất công, chịu nhiều đau khổ, oan trái; D. Sống không có hạnh phúc vì bị chồng nghi ngờ, ghen tuông Câu 8: Giá trị hiện thực của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” là gì ? A. Phơi bày những bất công của chế độ phong kiến, mong ước về một xã hội công bằng; B. Phơi bày những bất công của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ; lên án chế độ nam quyền; C. Phản ánh số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ cũ; mong ước một xã hội công bằng;
  2. D. Phơi bày những bất công của xã hội phong kiến, số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội đó. II. Phần tự luận: (8 điểm) Cho câu thơ sau: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” (Trích “Truyện Kiều”) Câu 1: Chép chính xác bẩy câu thơ tiếp theo. (1đ) Câu 2: Đoạn thơ trên đã diễn tả nỗi nhớ thương của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ. Có ý kiến cho rằng: “Nếu Nguyễn Du miêu tả Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu sau thì phải đạo làm con hơn.” Em có đồng ý với ý kiến trên không?Vì sao? (2đ) Câu 3: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận qui nạp, trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ đã dẫn trên. Trong đoạn có sử dụng câu dùng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép. (Gạch chân và chú thích rõ)(5đ). HẾT
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn 9 -Tiết 48 Năm học: 2018 - 2019 ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 45 phút. I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Nhớ lại Hồi thứ 14 của “Hoàng Lê nhất thống chí” và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Tác giả văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” là ai? A. Nguyễn Du. B. Nguyễn Đình Chiểu. C. Nguyễn Dữ. D. Ngô Gia văn phái. Câu 2: Ý nào giới thiệu không chính xác về tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”? A. Là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán. B. Là tác phẩm của dòng họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai, Hà Tây. C. Dựng lại bối cảnh lịch sử Việt Nam đầy biến động trong khoảng 30 năm đầu thế kỉ XIX. D. Tác phẩm viết theo thể chí, có 17 hồi. Câu 3: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thông chí” hiểu theo nghĩa nào trong các nghĩa sau? A. Ý chí quyết tâm thống nhất đất nước của vua Lê. B. Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước. C. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước. D. Ghi chép lại trang sử vàng đầu tiên của triều đại nhà Lê. Câu 4: Nội dung chủ yếu của Hồi thứ 14 tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là gì ? A. Kể về việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế trước khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. B. Miêu tả hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. C. Kể về chiến công của Nguyễn Huệ, sự thảm bại của quân Thanh và sự thảm hại của vua Lê. D. Kể về việc vua Lê Chiêu Thống bỏ Thăng Long chạy theo quân Thanh. Câu 5: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quang Trung trong việc dùng người ? A. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An. B. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. C. Sai mở tiệc khao quân. D. Thân chinh cầm quân ra trận. Câu 6: Nhận định nào nêu đầy đủ nhất phẩm chất người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ ở Hồi thứ 14 tác phẩm “Hoàng Lể nhất thống chí”? A. Yêu nước, quyết tâm đánh giặc cứu nước; trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, nhìn xa trông rộng, có tài dùng người, nghệ thuật quân sự tài tình, quyết đoán. B. Có hành động mạnh mẽ, tổ chức quân đội và vạch chiến lược tiến công hợp lí làm cho quân Thanh không kịp trở tay. C. Có tài thu phục các tướng sĩ dưới quyền, hành động quyết đoán không cho quân Thanh kịp trở tay. D. Yêu nước, thương dân, có tài năng quân sự xuất chúng, luôn đi đầu trong cuộc chiến đốc thúc quân sĩ xông lên đánh giặc.
  4. Câu 7: Đặc sắc về nghệ thuật của Hồi thứ 14 tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là gì ? A. Kể chuyện hấp dẫn với nhiều tình tiết chân thực,cụ thể. B. Trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động. C. Tái hiện chân thực hình ảnh oai hùng của vua Quang Trung Nguyễn Huệ. D. Miêu tả chân thực, sinh động diễn biến cuộc tiến công tiêu diệt quân Thanh. Câu 8: Cảm hứng chi phối ngòi bút của tác giả khi viết về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ? A. Có quan điểm lịch sử đúng đắn, miêu tả các chi tiết một cách chân thực. B. Có niềm tự hào dân tộc, thương cảm cho số phận thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. C. Tôn trọng sự thật lịch sử, có ý thức và niềm tự hào dân tộc. D. Tôn trọng lịch sử, tự hào về chiến công của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. II. Phần tự luận: (8 điểm) Cho câu thơ sau: “Ngày xuân con én đưa thoi” (Trích “Truyện Kiều”) Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo. (1đ) Câu 2: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “con én đưa thoi” trong đoạn thơ? Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một bài thơ sử dụng hình ảnh “thoi”. Em hãy chép lại câu thơ đó và ghi rõ tên tác phẩm, tác giả? Nghĩa chung hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ này là gì?(2đ) Câu 3: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận qui nạp, trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ đã dẫn ở trên. Trong đoạn có sử dụng câu dùng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép. (Gạch chân và chú thích rõ) (5đ) HẾT
  5. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn - Tiết 48 LỚP: Năm học: 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút I. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 1. Phần trắc nghiệm:(2đ). Mỗi đáp án đúng 0,25đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đề 1 C B B A A C C B Đề 2 B C B D B A B C 2. Phần tự luận : (8đ) ĐỀ 1: Câu 1:(1đ): - Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo (1đ). Sai một chữ, trừ 0,25đ. Không trừ quá số điểm của câu. Câu 2:(2đ) - Không đồng ý với ý kiến trên. (0,5đ). - Trước hết, nàng đau đớn nhớ tới chàng Kim, điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lý, vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. (0,75đ). - Kiều nhớ Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ vì nàng cảm thấy mình có lỗi không giữ được lời hẹn ước với chàng Kim. Còn với cha mẹ dù sao Kiều cũng đã phần nào làm tròn chữ hiếu khi bán mình cứu cha và em. (0,75đ). Câu 3: (5đ): *Hình thức: (2đ) - Đúng mô hình đoạn, đủ số câu, các câu văn có sự liên kết. (1đ) - Yêu cầu phụ: Trong đoạn có sử dụng câu dùng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép: (1đ). * Nội dung: (3đ) + Nêu được cảm nhận về nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ trong đoạn thơ dựa vào các tín hiệu nghệ thuật: (2 điểm) . TK tự dằn vặt, trách móc bản thân chứng tỏ nàng có ý thức rất sâu sắc về tình yêu của mình với Kim Trọng và một lòng thuỷ chung với Kim Trọng. . Kiều day dứt, xót xa khi cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình không được tự tay chăm sóc và hiện giờ không biết ai là người trông nom. Tấm lòng hiếu thảo và sự ân hận của Kiều vì phụ công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. (0,5 điểm) → Trong cảnh ngộ này, Kiều là người đáng thương nhất -> Kiều là người có tấm lòng vị tha, bao dung và nhân hậu. (0.5 điểm)
  6. ĐỀ 2: Câu 1(1đ): - Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo(1đ). Sai một chữ, trừ 0,25đ. Không trừ quá số điểm của câu. Câu 2(2đ): - Hình ảnh “con én đưa thoi” trong đoạn thơ có thể hiểu theo hai cách (0,5đ): + Cánh én chao liệng đầy trời + Thời gian trôi rất nhanh tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời → Mùa xuân chín mươi ngày thì sáu mươi ngày đã trôi qua. - Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một bài thơ sử dụng hình ảnh “thoi” (1đ): “Cá thu biển Đông như đoàn thoi/ Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng” “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận - Nghĩa chung hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ này là: nhiều, tấp nập và nhanh (0,5đ). Câu 3 (5đ): *Hình thức (2đ): - Đúng mô hình đoạn, đủ số câu, các câu văn có sự liên kết. (1đ) - Yêu cầu phụ: Trong đoạn có sử dụng câu dùng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép: (1đ). * Nội dung: (3đ) + Nêu được cảm nhận về cảnh thiên nhiên trong đoạn thơ dựa vào các tín hiệu nghệ thuật trong đoạn thơ: (2,25đ) . Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân với màu sắc, đường nét hài hòa . Cảnh khoáng đạt, trong trẻo . Cảnh sinh động, có hồn. + Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên chân thực, sinh động với những nét chấm phá tài tình.(0,5đ) → Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống (0.25 đ) II. KẾT QUẢ KIỂM TRA Lớp Sĩ số Vắng Giỏi Khá TB Yếu Kém (9- 10đ) (7- < 9đ) (5 -< 7đ) ( 3 - < 5đ) ( 0- < 3đ) SL % SL % SL % SL % SL % III. NHẬN XÉT 1. Nhận xét về đề bài: 2. Nhận xét về bài làm của học sinh:
  7. VI. Giải pháp khắc phục:
  8. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn- Tiết 48 LỚP: Năm học: 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ Cấp độ thấp Cấp độ cao Tên Chủ đề TNKQ TL TNK TL TNK TL TNK TL (nội dung, Q Q Q chương ) Chủ đề 1 Ghi Trật tự nỗi Cảnh nhớ nhớ của Tạo lập ngày được Thúy Kiều, đoạn văn xuân, nội Liên hệ với Kiều ở dung những câu lầu văn thơ khác có Ngưng bản chung hình Bích ảnh thơ. Số câu 1 1 0,5 2,5 Số điểm 1 2 4 7 Tỉ lệ % 10% 20% 40% 70% Chủ đề 2 Ghi nhớ Chuyện tên văn người con bản, tác gái NX, giả, nội Hoàng Lê dung, nhất nghệ thống chí thuật Số câu 8 8 Số điểm 2 2 Tỉ lệ % 20% 20% Chủ đề 3 Tạo Lời dẫn . được trực tiếp, Lời dẫn câu ghép trực tiếp, câu ghép. Số câu 0,5 0,5 Số điểm 1 1 Tỉ lệ % 10% 10% Tổng Số câu 8 1 1 0,5 0,5 11 Số điểm 2 1 2 1 40 10 Tỉ lệ % 20% 10% 20% 10% 40% 100%