Đề khảo sát môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_ngoc_thuy_co_dap_a.doc
Nội dung text: Đề khảo sát môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 NHÓM NGỮ VĂN 9 Năm học 2016-2017 Thời gian : 120 phút Ngày kiểm tra : 16 /05/2017 PHẦN I. (5 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: “Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” ( SGK Ngữ văn 9-tập I- NXBGD) 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Hãy chỉ ra hình thức ngôn ngữ mà nhà văn đã sử dụng để diễn tả tâm trạng của nhân vật trong phần trích trên. Có thể thay đổi vị trí các hình thức ngôn ngữ đó cho nhau được không? Vì sao? 3. Tâm trạng của nhân vật ở đoạn trích được nhà văn khắc họa trong một tình huống đặc sắc. Hãy trình bày nội dung và nêu tác dụng của tình huống ấy. 4. Từ đoạn trích trên và kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng tự trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người. (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi) PHẦN II. (5 điểm) Kết thúc bài thơ “Viếng lăng Bác” nhà thơ Viễn Phương có viết: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (SGK Ngữ văn 9- tập II- NXBGD) 1. Theo em, từ “trung hiếu” thuộc từ loại nào? Khi tác giả viết “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” nhà thơ muốn thể hiện ước nguyện gì? 2. Hình ảnh “cây tre” ở khổ thơ trên đã xuất hiện trong khổ thơ nào của bài? Việc lặp lại đó có ý nghĩa gì? 3. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, em hãy phân tích khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác”, trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và phép nối để liên kết câu. (Gạch chân dưới câu ghép và phương tiện làm phép nối) Hết
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐÁP ÁN CHẤM KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 NHÓM NGỮ VĂN 9 Năm học 2016-2017 Thời gian : 120 phút Ngày kiểm tra : 16 /05/2017 PHẦN I: ( 5 điểm) 1. HS trả lời đúng đoạn trích trên được trích trong tác phẩm “ Làng” của nhà văn Kim Lân. (0,5 điểm.) 2.HS chỉ ra được hình thức ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong đoạn trích là: ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ngôn ngữ độc thoại.(0,5 điểm) + Ngôn ngữ độc thoại nội tâm: “Chúng nó cũng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ” + Ngôn ngữ độc thoại: “- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?” -Không thể thay đổi vị trí của các hình thức ngôn ngữ, bởi thay đổi thì diễn biến tâm trạng của ông Hai không được hợp lí, không thể thể hiện được sâu sắc tâm trạng của ông Hai. (0,5 điểm) 3.HS nêu được tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích trên được khắc họa trong tình huống đặc sắc: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà tản cư dưới xuôi lên . (0,5 điểm) Tác dụng: Tình huống đó đã bộc lộ tâm trạng dằn vặt, đau đớn, tủi hổ của ông Hai , từ đó thể hiện rõ tình yêu làng, yêu nước của ông . (1,0 điểm) 4. Đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu sau: * Về hình thức: (0,5 điểm) Viết hình thức đúng đoạn văn, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, câu, diễn đạt .dung lượng đúng 2/3 trang giấy thi. * Về nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Giải thích về lòng tự trọng: Là luôn giữ gìn phẩm giá, nhân cách, danh dự dù ở bất kì hoàn cảnh nào (0,25 điểm) - Vai trò của lòng tự trọng trong hoàn thiện nhân cách: + Giúp con người biết được giá trị bản thân, nhận ra sai và sửa sai, không làm những việc xấu hổ với bản thân . từ đó dẫn đến thành công.(dẫn chứng, phân tích dẫn chứng) (0,25 điểm) + Tự trong của mỗi người sẽ khiến cho xã hội văn minh, tiến bộ ( 0,25 điểm ) - Cần phân biệt lòng tự trọng với tự kiêu (0,25 điểm) - Liên hệ bản thân. (0,5 điểm)
- PHẦN II : ( 5 điểm) 1. HS chỉ ra từ “trung hiếu” là tính từ (0,25 điểm) HS nêu được khi tác giả viết “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” nhà thơ muốn thể hiện ước nguyện : - Không muốn rời xa lăng Bác, muốn hóa thân hòa nhập vào hàng tre bên lăng Bác. (0,25 điểm) - Đồng thời thể hiện ước nguyện muốn làm người con trung với nước, hiếu với dân và nguyện đi theo con đường mà Người đã chọn. (0, 25 điểm) 2. HS chỉ ra được hình ảnh cây tre được xuất hiện trong khổ đầu của bài thơ. (0,25 điểm) - Việc lặp lại đó có ý nghĩa: + Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. (0,25 điểm) + Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây tre và gây ấn tượng sâu sắc . (0,25 điểm) 3. Đoạn văn: HS viết đoạn văn nghị luận cần đảm báo các yêu cầu chung: * Về hình thức: (1.5 điểm ) - Đoạn văn đúng đặc trưng thể loại phân tích, kết cấu đoạn diễn dịch (0,5 điểm) - Bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt. - Độ dài không quá 13 câu không dưới 11 câu. - Sử dụng đúng, hiệu quả câu ghép và phép nối. (1,0 điểm) * Về nội dung: (2.0 điểm) HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật tiêu biểu: điệp ngữ, ẩn dụ, liệt kê, nhân hóa để làm nổi bật lên tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa lăng Bác. - Tâm trạng xúc động nghẹn ngào của nhà thơ trước khi rời xa chốn yên nghỉ của Bác. - Nhà thơ muốn làm những vật bình thường giải dị nhưng mãi ở bên lăng Bác. - Muốn là người con trung với nước hiếu với dân, nguyện đi theo con đường mà Người đã chọn. - Thể hiện lòng kính yêu của tác giả cũng như của người con Việt Nam với Bác. Chú ý: Nếu đoạn văn của HS chỉ liệt kê hay diến xuôi thì trừ 1 điểm. Căn cứ vào bài làm của HS, Gv cho điểm hợp lí Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Phạm Thị Tuyết Mai Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa