Đề đề xuất kiểm tra học kỳ II môn Vật lý 9 - Năm học 2017-2018 - Trường DTNT Buôn Hồ (Có đáp án)

doc 5 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 1600
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất kiểm tra học kỳ II môn Vật lý 9 - Năm học 2017-2018 - Trường DTNT Buôn Hồ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_de_xuat_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_9_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề đề xuất kiểm tra học kỳ II môn Vật lý 9 - Năm học 2017-2018 - Trường DTNT Buôn Hồ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT BUÔN HỒ TRƯỜNG DTNT BUÔN HỒ ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KỲ II (NĂM HỌC: 2017-2018) Môn: Vật Lý 9 Thời gian: 45 phút I/ Mục tiêu : Kiến thức - Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín. - Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này. - Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa. - Biết được các tác dụng của ánh sáng. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức hình học tính được khỏang cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh Thái độ Trung thực, khách quan II/ Hình thức đề kiểm tra học kì II: Trắc nghiệm khách quan 30%, tự luận 70% III/ Thiết lập ma trận đề. Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Chủ đề 1: Điện Trắc từ học nghiệm: Câu 1,2,3,5,6,7 Số câu 6 câu Số điểm 1,5điểm Chủ đề 2: Thấu Trắc Dựng ảnh kính hội tụ, thấu nghiệm: tạo bởi TK . kính phân kỳ. Câu 4,8,9,10 Vận dụng kiến thức hình học giải bài tập TK Số câu 4 câu Câu 10a Câu 15 Số điểm 1điểm 1điểm 3điểm Chủ đề 3: Các Biết biểu Cách khắc tật của mắt hiện tật cận phục tật cận thị. thị Số câu Câu 13a Câu 13b
  2. Số điểm 1điểm 1điểm Chủ đề 4: Các Trắc Biết được tác dụng của ánh nghiệm: các tác dụng sáng Câu 11,12 của ánh sáng. Nêu được ví dụ các tác dụng của ánh sáng Số câu 2 câu Câu 14 01câu Số điểm 0,5điểm 2 điểm 1,5 điểm Tổng số câu 12 câu 1,5 câu 1,5 câu 15 câu Tống số điểm 3 điểm 3 điểm 4 điểm 10 điểm Tỷ lệ % 30% 30% 40% 100% IV/ NỘI DUNG ĐỀ: a/ Trắc nghiệm: (3 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây. A. Luôn luôn tăng. B. Luôn luôn giảm. C. Luôn phiên tăng giảm. C. Luôn luôn không đổi. Câu 2: Trong máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện: A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối 2 cực với nam châm B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn C. Cuộn dây dẫn với nam châm D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. Câu 3: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều ? A. Không còn tác dụng từ B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi C. Tác dụng từ giảm đi D. Lực từ đổi chiều Câu 4: Điều nào không đúng với thấu kính phân kì? A. Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa. B. Chùm tia tới song song qua thấu kính cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm. C. Tia sáng qua quang tâm truyền thẳng D. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo. Câu 5: Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ: A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Giảm 2 lần. D. Không tăng không giảm. Câu 6: Khi động cơ điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:
  3. A. Cơ năng thành điện năng. B. Điện năng thành hóa năng C. Nhiệt năng thành điện năng. D. Điện năng thành cơ năng. Câu 7: Máy biến thế có tác dụng gì ? A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định. B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định. C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. D. Làm thay đổi vị trí tí của máy. Câu 8: Người ta thường dùng kính lúp để quan sát vật trong trường hợp nào sau đây ? A. Một ngôi sao. B. Một con vi trùng. C. Các chi tiết nhỏ của chiếc đồng hồ đeo tay. D. Một cái cây . Câu 9: Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng ? A. Trên đường truyền trong không khí. B. Trên đường truyền trong nước. C. Tại mặt phân cách giữa nước và không khí. D. Tại đáy xô nước. Câu 10 : Ảnh của một ngọn nến qua thấu kính phân kì. A. Có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo. B. Chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến. C. Chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến. D. Chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến. Câu 11: Ảnh của một vật trên màn hứng ảnh trong máy ảnh bình thường là ? A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. Câu 12: Nguồn nào dưới đây phát ánh sáng trắng ? A. Đèn led vàng. B. Đèn nêon trong bút thử điện. C. Bóng đèn dây tóc. D. Con đom đóm. b/ Tự Luận: 7 điểm Câu 13: Một bạn nói rằng bạn ấy chỉ có thể nhìn rõ những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa. a. Mắt bạn ấy đã bị tật gì ?(1điểm) b. Để khắc phục tật ấy bạn ấy phải đeo loại kính gì? Kính có tiêu cự như thế nào thì phù hợp ? (1điểm) Câu 14: Nêu 3 tác dụng của ánh sáng, mỗi tác dụng nêu một ví dụ. ( 2điểm ) Câu 15: Đặt một vật sáng AB có dạng mũi tên cao 1cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15cm, thấu kính có tiêu cự 10cm. a. Hãy dựng ảnh của vật ? (2điểm)
  4. b. Tính khoảng cách từ ảnh đến gương.(1điểm) V/ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM a/ Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ C C D B A D C C C B C C án b/ Tự luận Câu 7: a. Mắt bạn ấy bị tật cận thị 1đ b. Bạn ấy phải đeo thấu kính phân kỳ có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. 1đ Câu 8: + Ánh sáng có 3 tác dụng là: Tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học, tác dụng quang điện Nêu đủ 3 tác dụng đạt 1đ + Ví dụ: Nêu đúng 3 ví dụ ( Mỗi ví dụ cho một tác dụng) đạt 1đ Câu 10: a) Vẽ được ảnh chính xác, đẹp 2đ Ảnh ngược chiều với vật b) Ta có : AOB ~ A'OB' A' B' OA' (1) AB OA Ta lại có : OIF'~ A' B' F' A' B' A' F' (vì OI = AB) (2) OI OF' Từ (1) và (2) ta có 0,5đ
  5. OA' A' F ' OA' OF' OA OF ' OF' OA' OF' OA(OA' OF') OA' 10 15(OA' 10) 0,5đ OA' 5 150 OA' 30(cm) ( Học sinh giải các cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)