Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 - Lần 2

docx 8 trang thienle22 4411
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 - Lần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_ngu_van_9_lan_2.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 - Lần 2

  1. TRƯỜNG THCS THANH TRÌ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Năm học 2019 -2020 NGỮ VĂN 9 A. Văn học I. Văn nghị luận: 1. Các văn bản: Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm); Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi); Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan); Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten ( Hi pô Lít Ten) 2. Yêu cầu chung: Nắm được các vấn đề sau: - Vài nét về tác giả( quê, cuộc đời, sự nghiệp, các tác phẩm chính) - Hoàn cảnh sáng tác. - Xuất xứ của văn bản. - Nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản - Viết đoạn văn nghị luận xã hội liên quan đến văn bản II. Văn học Trung đại: 1. Các tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ); Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi 14 (Ngô gia văn phái); Truyện Kiều và các đoạn trích (Nguyễn Du); Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu). 2. Yêu cầu chung: Nắm được các vấn đề sau: - Vài nét về tác giả( quê, cuộc đời, sự nghiệp, các tác phẩm chính) - Tóm tắt được cốt truyện, vị trí đoạn trích. - Hoàn cảnh sáng tác. - Chủ đề của truyện. - Ý nghĩa nhan đề của truyện. - Viết đoạn văn phân tích các nhân vật và nêu cảm nhận về các nhân vật trong truyện (lưu ý học thuộc dẫn chứng). - Viết đoạn văn nghị luận xã hội thông qua chủ đề của truyện - Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật truyện Kiều - Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của truyện Kiều * Ba đoạn trích truyện Kiều: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích - Thuộc lòng 3 đoạn trích truyện Kiều - Nêu được vị trí đoạn trích - Nắm được phần giải nghĩa từ phần chú thích cuối bài - Nắm được nội dung, nghệ thuật từng đoạn trích - Viết đoạn văn phân tích các khổ thơ - Viết đoạn văn nghị luận xã hội liên quan đến chủ đề từng đoạn trích III. Truyện hiện đại Việt Nam: 1. Các tác phẩm: Làng (Kim Lân); Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long); Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). 2. Yêu cầu chung: Nắm được các vấn đề sau: - Vài nét về tác giả( quê, cuộc đời, sự nghiệp, các tác phẩm chính) - Tóm tắt (khoảng nửa trang giấy thi) các truyện trên. 1
  2. - Hoàn cảnh sáng tác. - Chủ đề của truyện. - Ý nghĩa nhan đề của truyện. - Tình huống truyện và tác dụng của tình huống truyện. - Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể. - Viết đoạn văn phân tích các nhân vật và nêu cảm nhận về các nhân vật trong truyện ( lưu ý học thuộc dẫn chứng). - Viết đoạn văn nghị luận xã hội thông qua chủ đề của truyện IV. Thơ hiện đại Việt Nam: 1. Các tác phẩm: Đồng chí (Chính Hữu); Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật); Ánh trăng (Nguyễn Duy); Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); Bếp lửa (Bằng Việt). 2. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại đã học theo các mục sau: Tên tác phẩm - Tác giả - Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ - Đặc sắc về nội dung - Đặc sắc về nghệ thuật. 3. Yêu cầu chung: - Học thuộc lòng các bài thơ hiện đại đã học. - Nắm được các yếu tố làm nên tổ chức của một bài thơ trữ tình: + Mạch cảm xúc. + Ý nghĩa nhan đề. + Nắm bắt nội dung cơ bản của các khổ thơ. Từ đó, có thể xác định các đoạn thơ và ý chính của từng đoạn. + Phân tích, trình bày cảm nhận về tác phẩm thơ hiện đại đã học. + Từ các tác phẩm thơ hiện đại đã học, có thể khái quát một số vấn đề chung: đề tài, so sánh các tác phẩm cùng đề tài, vấn đề NLXH có liên quan tới tác phẩm V. Văn bản nhật dụng: 1. Các văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giới hòa bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. 2. Yêu cầu chung: - Nắm được hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, vấn đề nghị luận của các văn bản. - Nắm được nội dung, nghệ thuật của các văn bản. B. Tiếng Việt * Yêu cầu: Nắm được kiến thức cơ bản của các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học: 1. Các phương châm hội thoại 2. Xưng hô trong hội thoại 3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp 4. Sự phát triển của từ vựng 5. Thuật ngữ 6. Trau dồi vốn từ 7. Khởi ngữ 8. Các thành phần biệt lập 9. Tổng kết về từ vựng 2
  3. C. Tập làm văn * Yêu cầu: Nắm được kiến thức cơ bản đã học: - Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ ba. - Ôn lại cách viết đoạn văn nghị luận văn học: Diễn dịch, quy nạp, Tổng -Phân –Hợp -Viết đoạn văn nghị luận xã hội về sự việc, hiện tượng đời sống và về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. D. Một số bài tập minh họa Bài 1: Cho đoạn văn sau: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng người nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. 1. Chỉ ra các phép liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên. 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có đoạn trích trên. 3. Em hiểu nội dung của đoạn văn trên như thế nào? Bài 2: Đọc đoạn văn sau: (1) Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. (2)Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. (3) Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. (4) Ây là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. 1. Khái quát nội dung đoạn văn trên bằng một câu. 2. Chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích. 3. Từ nội dung của đoạn văn trên cùng với những hiểu biết của mình hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng “học chay”,“học vẹt” bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Bài 3: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới”, tác giả Vũ Khoan có viết: Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội. 1. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ? 2. Tại sao tác giả lại cho rằng trong hành trang để chuẩn bị bước vào Thế kỉ XXI thì “có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.”? 3. Chuẩn bị bước vào THPT, hành trang quan trọng nhất em cần mang theo là gì? Hãy trả lời câu hỏi đó bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Bài 4: Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm có viết: Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu sa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mực làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. 1. Nêu xuất xứ của văn bản “Bàn về đọc sách”. 3
  4. 2. Xác định một phép tu từ so sánh có trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa của nó trong đoạn văn. 3. Đoạn văn trên đã nêu rõ mối quan hệ giữa đọc ít và đọc nhiều trong việc đọc sách. Từ ý nghĩa đoạn văn trên cùng với sự hiểu biết về văn bản, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề: Đọc sách giúp con người trưởng thành cả về trí tuệ và nhân cách. Liên hệ trrách nhiệm của bản thân trong duy trì việc đọc sao cho hiệu quả. Một số đề tham khảo: ĐỀ 1 THI THỬ VÀO LỚP 10THPT MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90phút PHẦN I (6,0 điểm) Cho đoạn văn sau: “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được di xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt vời lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. 1. Đoạn văn trên ứng với một tác phẩm đã học. Đó là tác phẩm nào, do ai sáng tác? 2. Đoạn văn trên là lời đối thoại hay độc thoại của nhân vật? 3. Ở đoạn văn trên, anh thanh niên nói: “Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.”, em hiểu gì về niềm hạnh phúc của anh thanh niên? Nêu quan niệm của em về hạnh phúc. 4. Từ đoạn văn trên, em hãy cảm nhận về tính cách của nhân vật anh thanh niên bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng một câu có thành phần biệt lập và một câu bị động. (chú thích, gạch chân) PHẦN II (4,0 điểm) Cho đoạn văn sau: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại” (Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm) 1. Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận nào? Ghi lại câu chủ đề của đoạn này?. 2. Từ “học vấn” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì?. 3. Từ đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn T-P-H khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay. HẾT 4
  5. ĐỀ 2 THI THỬ VÀO LỚP 10THPT MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90phút ĐỀ THI THỬ PHẦN I (7.0 điểm). Dưới đây là một phần trích trong văn bản “Làng” Kim Lân - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ? ( Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục 2014) 1.Truyện ngắn “Làng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hãy kể tên hai tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 9 có cùng năm sáng tác với truyện ngắn “Làng”, ghi rõ tên tác giả? 2.Qua đoạn đối thoại trên ông Hai đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Hãy giải thích cụ thể? Qua đó em thấy tâm trạng nhân vật ông Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào? 3.Truyện ngắn “Làng” thành công bởi những tình huống độc đáo, em hãy nêu những tình huống đó và cho biết vai trò, ý nghĩa của mỗi tình huống? 4.Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận Tổng- phân –hợp làm rõ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên, có sử dụng câu bị động và thành phần cảm thán. (Gạch dưới câu bị động và từ ngữ làm thành phần cảm thán ) PHẦN II (3.0điểm) Trong bài thơ “Bếp lửa” Bằng Việt viết : Ôi kì lạ và thiêng liêng –bếp lửa! 1.Xét theo mục đích nói câu thơ trên thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập được dùng trong câu thơ? 2.Vì sao hình ảnh “ bếp lửa” trong bài thơ lại “kì lạ và thiêng liêng”? 3.Từ bài thơ “Bếp lửa- Bằng Việt” và những hiểu biết xã hội em hãy viết một đoạn văn ngắn( khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về giá trị của mái ấm gia đình đối với mỗi chúng ta. HẾT 5
  6. ĐỀ 3 THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT Môn: Ngữ văn Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: (6,0 điểm) Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy có viết: "Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình." (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014, trang 156) 1. Nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì? (1,0 điểm) 2. Cho biết giá trị của những từ láy được sử dụng trong đoạn trích? (1,0 điểm) 3. Bằng một đoạn văn tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 10 câu), có sử dụng câu bị động, thành phần khởi ngữ và phép liên kết trái nghĩa, hãy trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên. (4,0 điểm) (Chú ý: Xác định câu bị động, thành phần khởi ngữ và phép liên kết trái nghĩa đã sử dụng trong đoạn văn vừa viết bằng ghi chú rõ ràng) PHẦN II: (4 điểm) Có một tác phẩm được kết thúc như sau: " Tôi đang mơ màng, thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển; trên vòm trời xanh đậm, treo lửng lơ một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi." 1. Em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm đó? (1,0 điểm) 2. Kết thúc ấy cần được hiểu như thế nào? (1,0 điểm) 3. Từ những hiểu biết về nhân vật xưng "tôi" trong tác phẩm có đoạn trích trên, em hãy nói về tình cảm của mỗi con người với quê hương (2,0 điểm) ĐỀ 4 THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 6
  7. MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010) 1. Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí có bạn học sinh viết: Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu trích từ tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Em hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên. 2. Hãy ghi lại tên tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí. 3. Về câu thơ cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kẻ rằng lúc đầu ông viết là "Đầu súng mảnh trăng treo", sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi? Theo em, vì sao tác giả lại bớt đi như vậy. 4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp với chủ đề: Ba câu kết bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối đề liên kết (gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối). Phần II (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyền sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần. (Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm) 1. Nêu chủ để của văn bản Bàn về đọc sách. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của chủ đề. 2. Vì sao tác giả cho rằng: "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ" 3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh chỉ thích đọc truyện tranh. ĐỀ 4 THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề) 7
  8. Phần I. ( 6 đ) Trong bài thơ Việt Bắc, sáng tác năm 1954, nhà thơ Tố Hữu viết: Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? 1. Bài thơ trên gợi cho em nhớ tới tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó ? Cho biết hoàn cảnh sáng tác có mối liên hệ như thế nào với chủ đề của bài thơ ? 2. Bài thơ đó được viết theo mạch cảm xúc nào ? Cũng trong bài thơ này có một khổ thơ diễn tả một tình huống mang tính chất bước ngoặt của sự việc và cảm xúc. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó và cho biết tình huống được nêu ra trong khổ thơ có ý nghĩa gì ? Chỉ ra từ láy và tác dụng của từ láy đó trong khổ thơ ? 3. « Mỗi tác phẩm là một thông điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi đến cho độc giả ». Em hãy phân tích khổ cuối của bài thơ (xác định ở câu 1) để thấy được thông điệp sâu sắc về triết lý nhân sinh sống thủy chung ân nghĩa cùng quá khứ mà tác giả gửi đến cho mọi người bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách Tổng – Phân - Hợp trong đó có sử dụng câu phủ định và phép nối ( gạch chân dưới câu phủ định và phép nối đó) 4. Kể tên hai bài thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ( ghi rõ tên tác giả) có sử dụng thể thơ giống như bài thơ em đã xác định. 5. Trong bài thơ có một hình ảnh vừa nhân hóa, vừa ẩn dụ xuyên suốt bài thơ, đó là hình ảnh nào ? Ý nghĩa của hình ảnh đó trong toàn bài thơ ? Phần II (4 đ) Trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới » tác giả Vũ Khoan nêu rõ : « Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm « nhiễu điều phủ lấy giá gương ». Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc và lối nghĩ « trâu buộc ghét trâu ăn » » 1. Chỉ ra thành ngữ mà tác giả sử dụng trong đoạn văn trên ? Em hiểu nghĩa của thành ngữ đó như thế nào ? 2. Tác giả sử dụng phép liên kết nào trong đoạn văn trên? Chỉ rõ các từ ngữ liên kết đó ? 3. Trong đoạn trích tác giả đã nêu ra những nội dung gì ? 4. Từ việc hiểu nội dung đoạn trích ta thấy văn hóa ứng xử con người trong giai đoạn hiện nay cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề này ? 8