Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

docx 4 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 1790
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_9_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM HỌC: 2020-2021 GVBM: Thái Thị Hồng Thắm - Số điện thoại: 0944408283 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Chính phủ nước VNDCCH ký với chính phủ Pháp bản hiệp ước sơ bộ (6/3/1946) nhằm mục đích gì? A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù. B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập. C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử. D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giap quân đội Nhật. Câu 2. Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước VNDCCH đứng trước những khó khăn, thử thách nào? A. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản. B. Khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu săc, lực lượng chính trị suy yếu. C. Các đảng phái trong nước câu kết với quân Trung Hoa Dân quốc. D. Quân Pháp trở lại theo quyết định của hội nghị Pốtxđam. Câu 3. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chiến chống Pháp của ta là gì? A. Thần tốc, táo bạo, táo bạo hơn nữa. B. Toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. C. Táo bạo, chớp thời cơ nhanh chóng, tự lực cánh sinh. D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 4. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) có ý nghĩa như thế nào? A. Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội. B. Đại hội kháng chiến thắng lợi. C. Đại hội kháng chiến toàn dân. D. Đại hội xây dựng và bảo vê tổ quốc. Câu 5. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì? A. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt. B. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương. C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo. D. Sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Câu 6. Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)? A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội. C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết Câu 7. Nhiệm vụ chính của Miền Bắc từ sau năm 1954 là gì? A. Hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Tiếp tục Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà. C. Giúp đỡ cách mạng miền Nam để tiến tới thống nhất đất nước. D. Xây dựng xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến xa trên con đường XHCN. Câu 8. Thắng lợi quân sự của ta mở đầu trong việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là thắng lợi nào? A. Chiến thắng An Lão. B. Chiến thắng Ba Gia. C. Chiến thắng Ấp Bắc. D. Chiến thắng Bình Giã. Câu 9. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi là gì? A. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam. B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
  2. 2 C. Chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta đã phát triển mạnh. D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 10. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì? A. Đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”. B. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”. D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”. Câu 11. Trong các điều khoản của Hiệp đinh Pari, điều khoản nào tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giải phóng miền Nam? A. Mĩ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. B. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cue tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. C. Mĩ cam kết góp phần vào việt hàn gắn chiến tranh Việt Nam và Đông Dương. D. các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù bị và dân thường bị bắt. Câu 12. Nguyên nhân trực tiếp nào khiến Mĩ buộc phải kí vào hiệp định Pari (27/1/1973)? A. Do dư luận thế giới đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. B. Do đòi hỏi của nhân dân Mĩ đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. C. Do Mĩ không còn đủ sức can thiệp vào chiến tranh Việt Nam. D. Do Mĩ liên tục thất bại quân sự trên chiến trường Việt Nam, nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không”. Câu 13. Chi viện của miền Bắc cho miền Nam thời kì 1973 – 1975 ngoài việc phục vụ chiến đấu còn chuẩn bị cho vấn đề gì? A. Chuẩn bị giải phóng hoàn toàn miền Nam. B. Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. C. Chuẩn bị cho xây dựng và tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc. D. Chuẩn bị cho việc tiếp quản chính quyền ở miền Nam. Câu 14. Quân đội Sài Gòn có những hành động nào nhằm phá hoại Hiệp định Pa-ri? A. Tiếp tục nhận viện trợ quân sự của Mĩ. B . Tiếp tục nhận viện trợ quân sự của Mĩ. C. Lập Bộ chỉ huy quân sự. D. Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng giải phóng. Câu 15. Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm, đó là 2 năm nào? A. 1972 và 1973 B. 1973 và 1974 C. 1974 và 1975 D. 1975 và 1976 Câu 16. Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam? A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, địch tập trung lực lượng ở đây dày đặc. B. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng địch tập trung lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. C. Tây Nguyên là căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – Ngụy ở miền Nam. D. Chiếm được Tây Nguyên sẽ cắt đôi miền Nam. Câu 17. Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, tình hình chính trị ở hai miền nước ta như thế nào? A. Mỗi miền tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
  3. 3 B. Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. C. Đất nước thống nhất, cả nước đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa. D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam nắm quyền lãnh đạo đất nước. Câu 18. Tháng 9 – 1975, Hội nghi Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 đã đề ra nhiệm vụ gì? A. Cải tạo xã hội chủ nghĩa. B. Bầu cử quốc hội thống nhất. C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Bầu Ban dự thảo Hiến pháp. Câu 19. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước được tiến hành vào thời gian nào? A. Tháng 3 – 1976. B. Tháng 4 – 1976. C. Tháng 5 – 1976. D. Tháng 6 – 1976. Câu 20. Ý nào dưới đây không phải là quyết định được đưa ra tại kì họp đầu tiên Quốc hội khóa IV? A. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất. B. Quyết định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. C. Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nhà nước, bầu Ban dự thảo Hiến pháp. D. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980). PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. So sánh điểm giống và khác nhau giữa “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam • Giống: Đều là hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ, do Mĩ chỉ huy, trang thiết bị và phương tiện chiến tranh của Mĩ • Khác nhau: Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ -Lực lượng: chủ yếu là quân đội tay sai -Lực lượng: tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân Sài Gòn - Thủ đoạn: gom dân lập ấp chiến lược, - Thủ đoạn: mở nhiều cuộc hành quân càn tách dân ra khỏi cách mạng quét nhằm tìm diệt và bình định miền Nam Câu 2. Trình bày diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26/ 4 đến 30/ 4): Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh". - 5 giờ chiều 26/ 4, quân ta nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh. - 10 giờ 45 ngày 30/ 4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. - 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Câu 3. Tại sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? - Đây là chiến dịch lớn nhất trong cuôc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 cũng như cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Với chiến dịch này, quân và dân ta đã đập tan trung tâm đầu não của chính quyền và quân đội Sài Gòn, tạo ra chiến thắng có ý nghĩa quyết định để kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa cuộc kháng chiến chống
  4. 4 Mĩ, cứu nước đi đến toàn thắng. Trên cơ sở này, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước. Vì vậy Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Câu 4. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, tình hình nước ta như thế nào? Đảng ta đã giải quyết nhiệm vụ của mỗi miền ra sao? *Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954: - Ngày 10/10/1954 Pháp rút khỏi Hà Nội - Quân Pháp rút khỏi miền Bắc (5/1955), miền Bắc hoàn toàn giải phóng nhưng Hội nghị hiệp thương giữa 2 miền Nam-Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành - Miền nam: Mĩ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta làm 2 miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ. • Đảng ta đã giải quyết nhiệm vụ của mỗi miền: - Miền Bắc: tiến hành cách mạng XHCN - Miền Nam: đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. - Nhiệm vụ chung của cả nước: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Câu 5. Lập niên biểu những sự kiện lịch sử chính của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 -1975) theo mẫu sau: Thời gian Sự kiện chính 20/7/1954 17/01/1960 9/1960 02/01/1963 05/8/1964 07/02/1965 27/01/1973 27/4/1975 30/4/1975 Câu 6. Trong các sự kiện lịch sử Việt Nam ở HKII lớp 9 đã học, em thích sự kiện nào nhất? Giải thích vì sao?