Kiểm tra học kì I môn Lịch sử 9 (Mã đề 003)

doc 4 trang thienle22 2160
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I môn Lịch sử 9 (Mã đề 003)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_9_ma_de_003.doc

Nội dung text: Kiểm tra học kì I môn Lịch sử 9 (Mã đề 003)

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu) Họ tên : Số báo danh : Mã đề 003 Câu 1: Hội nghị I-an-ta gồm nguyên thủ các nước A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Liên Xô, Mĩ, Anh C. Liên Xô, Anh, Pháp D. Trung Quốc, Mĩ, Liên Xô Câu 2: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm A. 1951 B. 1950 C. 1949. D. 1948. Câu 3: Hội nghị thành lập tổ chức hiệp hội các quốc gia ĐNÁ( ASEAN) được tổ chức tại . A. Phi Líp Pin. B. Malaxia C. Xingapo D. Thái Lan. Câu 4: Cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh được ví như A. “Lục địa ngủ yên”. B. “Lục địa trỗi dậy”. C. “Lục địa của Mĩ”. D. “Lục địa bùng cháy”. Câu 5: Liên minh châu Âu viết tắt tiếng Anh là A. FEC B. EU C. SEV D. EC Câu 6: Xu thế chung của thế giới ngày nay là A. hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. B. các nước vẫn tiếp tục chạy đua vũ trang, xây dựng các căn cứ quân sự C. các nước lấy phát triển kinh tế làm trung tâm D. đối phó với nội chiến, khủng bố. Câu 7: Mục đích ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (5-1955) là gì? A. Tăng cường tiềm lực quốc Phòng, chống lại các nước Tây Âu và Mĩ B. Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực Đông Âu và giúp đỡ các nước yếu khác trên thế giới C. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước thành viên, góp phần duy trì nền hòa bình an ninh của châu Âu và thế giới D. Đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa Câu 8: Từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm là gì? A. Bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật B. Ngăn chặn diễn biến hòa bình C. Không được phạm sai lầm trong quá trình cải cách kinh tế, chính trị D. Không được chủ quan, duy ý chí trong đường lối lãnh đạo Câu 9: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là : A. Diễn ra với tốc độ phi thường và quy mô chưa từng thấy. B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. Diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, đạt những tiến bộ phi thường và những thành tích kỳ diệu. D. Diễn ra ở một số lĩnh vực quan trọng. Câu 10: Tính chất của ASEAN là gì? A. Là một liên minh chính trị-kinh tế, văn hóa của khu vực Đông Nam Á, các hoạt động ngày càng mở rộng và đa dạng B. Đáp án A, B, C đều sai C. Là một liên minh chính trị-kinh tế, văn hóa của khu vực Châu Á D. Là một liên minh quân sự của khu vực Đông Nam Á Trang 1/4
  2. Câu 11: Tình hình kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới 2 A. Phụ thuộc chặt chẽ các nước Châu Âu. B. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề C. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh. D. Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và phát triển. Câu 12: Nguyên nhân khiến Pháp đẩy mạnh cuộc khai thác bóc lột lần thứ hai là A. vơ vét bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra B. khai hoá cho Việt Nam C. thực hiện cho vay lấy lãi D. thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Câu 13: Tổ chức ẠSEAN được thành lập ngày A. 8 - 8 -1968. B. 8 - 8 - 1969. C. 8 - 8 - 1967. D. 8 -8- 1966. Câu 14: Việt Nam tham gia Liên hiệp quốc vào thời gian nào? A. 7-1992 B. 12-1976 C. 9-1977 D. 7-1995 Câu 15: Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở A. Mĩ Latinh, châu Âu, châu Phi. B. Châu Á, châu Âu, châu Phi. C. Châu Á, Bắc Phi, Mĩ Latinh. D. Châu Phi, châu Mĩ, châu Úc Câu 16: Người đã lãnh đạo công cuộc cải tổ ở Liên Xô là: A. En-xin. B. Pu-tin. C. Goóc-ba-chốp. D. Lê-nin. Câu 17: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước Mĩ Latinh có đặc điểm chung lớn nhất là A. Những quốc gia độc lập nhưng trên thực tế lệ thuộc nặng nề và là sân sau của Mĩ. B. Thuộc địa của Anh. C. Thuộc địa của Pháp. D. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha Câu 18: Nước giành độc lập sớm nhất châu Á là A. Lào. B. Việt Nam. C. Trung Quốc D. In-đô-nê-xi-a Câu 19: Chính sách đối ngoại cơ bản của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. hoà bình, hợp tác, giúp đỡ các nước trên thế giới B. chỉ quan hệ bình đẳng với các nước tư bản phương Tây. C. thực hiện chiến lược toàn cầu âm mưu làm bá chủ thế giới D. trung lập, không liên kết Câu 20: Trong những năm 1949 - 1959, thắng lợi to lớn nhất của cách mạng Trung Quốc là A. Khôi phục kinh tế . B. Hoàn thành cải cách ruộng đất. C. Bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt, địa vị quốc tế được khẳng định vững chắc D. Xây dựng nền công nghiệp dân tộc Câu 21: Mục đích cao nhất của tổ chức Liên hợp quốc là A. duy trì hoà bình, an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hợp tác mọi mặt giữa các nước trên thế giới B. phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc C. nhằm trừng trị mọi hành động xâm lược và phá hoại hoà bình D. thực hiện sự hợp tác về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo. Câu 22: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản là Trang 2/4
  3. A. con người Nhật Bản được đào tạo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. B. truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật C. vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để làm cho nền kinh tế tăng trưởng. D. hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti tư bản Câu 23: Tình hinh kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai A. vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. B. chậm phát triển, nhiều mặt suy giảm. C. bị chiến tranh tàn phá. D. liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng. Câu 24: Biểu hiện rõ nhất thể hiện sự phát triển “thần kì “ của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến 1973 là A. kinh tế vượt Pháp, Đức và I-ta-lia B. tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm tăng. C. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới. D. dẫn đầu thế giới về công nghiệp dân dụng. Câu 25: Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa gì? A. Thể hiện sự lớn mạnh về tiềm lực quân sự của Liên Xô so với Mĩ. B. Phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ, thể hiện sự lớn mạnh về tiềm lực quân sự của Liên Xô so với Mĩ. C. Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ. Câu 26: Năm nước đầu tiên tham gia vào tổ chức ASEAN là A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma B. Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia C. Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây. D. Phi-líp-pin, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xi-a. Câu 27: Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra sớm nhất và giành thắng lợi ở khu vực A. Mĩ Latinh. B. Đông Bắc Á. C. Châu Phi. D. Đông Nam Á. Câu 28: Nét nổi bật của tình hình kinh tế, xã hội Nhật Bản trong thập niên 90 của thế kỉ XX là A. kinh tế suy thoái, nhưng xã hội vẫn ổn định. B. kinh tế suy thoái, xã hội có phần không ổn định. C. kinh tế phát triển, xã hội ổn định D. kinh tế phát triển, xã hội có phần không ổn định Câu 29: Để nhận được viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu phải thực hiện yêu cầu gì? A. Hạ thuế quan với hàng của Mĩ nhập vào B. Không gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ C. Quốc hữu hoá các xí nghiệp D. Thực hiện rộng rãi các quyền tự do dân chủ Câu 30: Thành tựu có ý nghĩa nhất trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay là A. phát minh ra nhiều loại vũ khí huỷ diệt B. phát minh ra máy tính, hệ thống máy tự động C. con người đặt chân lên Mặt Trăng D. sử dụng động cơ hơi nước trong các loại máy móc Câu 31: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu ? A. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật Trang 3/4
  4. B. Lãnh thổ rộng lớn nên các chính sách cải tổ không đến được người dân. C. Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội. D. Tiến hành cải tổ phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá, Câu 32: Tình hình chung của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai: A. Nhiều nước bị chia cắt. B. Đều là những nước thắng trận C. Là những nước thua trận. D. Nhiều nước bị phát xít chiếm đóng và bị tàn phá nặng nề Câu 33: Nhận định nào sau đây về thành tựu của Mỹ trong cách mạng khoa học kĩ thuật? A. Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử. C. Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ nhất. D. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người vào khoảng không. Câu 34: Việc Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ năm 1957 có ý nghĩa như thế nào? A. Đánh dấu bước phát triển của nền khoa học – kĩ thuật Xô viết B. Là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người C. Là một trong những sự kiện quan trọng mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. D. Chứng tỏ sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ Tư bản chủ nghĩa. Câu 35: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nền kinh tế Mĩ suy giảm sau một thời kì phát triển mạnh là A. sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội. B. kinh tế không ổn định C. sự vươn lên và cạnh tranh gay gắt của các nước Tây Âu và Nhật Bản. D. chi phí quân sự khá lớn Câu 36: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của Liên Xô đối với phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đồng minh tin cậy của phong trào cách mạng thế giới B. Cầu nối kí kết các hiệp ước ngoại giao C. Nước viện trợ không hoàn lại giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới D. Chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng thế giới Câu 37: Theo quyết định của Hội nghị I-an-ta, Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng A. Mĩ, Anh B. Pháp, Mĩ C. các nước phương Tây D. Liên Xô. Câu 38: Năm 1960 gọi là “năm châu Phi” vì có A. 17 nước giành được độc lập. B. 16 nước giành được độc lập. C. 18 nước giành được độc lập. D. 20 nước giành được độc lập. . Câu 39: Tinh hình chung của các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa từ 1950 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX là A. tan rã, sụp đổ B. lâm vào tình trạng khủng hoảng C. xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội đạt thành tựu lớn D. khôi phục kinh tế, hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân Câu 40: Nguyên nhân khách quan nào giúp kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai hồi phục nhanh chóng? A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B. Sự giúp đỡ của Liên Xô. C. Sự viện trợ của Mỹ trong kế hoạch Mác- san. D. Tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu. Trang 4/4