Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Vật lý 8 - Năm học 2018-2019

doc 4 trang Thủy Hạnh 09/12/2023 1760
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Vật lý 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_8_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Vật lý 8 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKII NH 2018 – 2019 MÔN VẬT LÝ 8 I. Trắc nghiệm. Khoanh vào đáp án đúng nhất. Câu 1. Vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì: A. Thế năng vật càng lớn. B. Động năng vật càng lớn. C. Thế năng vật càng nhỏ. D. Động năng vật càng nhỏ. Câu 2. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử? A. Chỉ có thế năng, không có động năng. B. Chuyển động không ngừng. C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Câu 3. Câu nào dưới đây không đúng khi nói về nhiệt năng? A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. Nhiệt năng của vật tăng khi nhiệt độ của vật tăng. C. Nhiệt năng của vật giảm khi nhiệt độ của vật giảm. D. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra. Câu 4. Nhiệt năng của vật càng lớn khi: A. Vật có khối lượng càng lớn B. Vật có khối lượng càng nhỏ C. Vật có nhiệt độ càng cao. D. Vật có nhiệt độ càng thấp Câu 5. Trong các vật sau đây vật nào có thế năng: A. Quả bóng bay trên cao. B. Hòn bi lăn trên mặt sàn. C. Con chim đậu trên nền nhà. D. Quả cầu nằm trên mặt đất. . Câu 6. Đơn vị của công suất là: A. J.s B. m/s C. Km/h D. W Câu 7. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K cho biết điều gì? A. Muốn làm cho 1kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J. B. Muốn làm cho 1g nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J. C. Muốn làm cho 10kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J. D. Muốn làm cho 1kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 420J. Câu 8. Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu nước có thể tích: A. Bằng 100cm3 B. Nhỏ hơn 100cm3 C. Lớn hơn 100cm3 Câu 9. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng ? A. Nhiệt độ. B. Thể tích. C. Nhiệt năng. D. Khối lượng. Câu 10. Một chiếc ô tô đang chuyển động, đi được đoạn đường 27km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 12kW. Lực kéo của động cơ là: A. 80N. B. 800N. C. 8000N. D.1200N Câu 11. Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt ? A. Mặt Trời truyền nhiệt xuống Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ đầu đang bị nung nóng đến đầu không bị nung nóng của một thanh sắt. C. Dây tóc bóng đèn đang sáng truyền nhiệt ra khoảng không gian trong bóng đèn. D. Bếp lò truyền nhiệt tới người đang gác bếp lò. Câu 12. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:
  2. A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí. C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng. D. Ở cả chất rắn, chất lỏng và chất khí. Câu 13. Trong các cách sắp sếp vật liệu dẫn nhiệt từ kém hơn đến tốt hơn sau đây, cách nào đúng ? A. Không khí, thủy tinh, nước, đồng B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí C. Không khí, nước, thủy tinh, đồng D. Thủy tinh, không khí, nước, đồng Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cấu tạo của các chất ? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử. B. Các phân tử nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Giữa các phân tử nguyên tử luôn có khoảng cách. D. Giữa các phân tử nguyên tử không có khoảng cách. Câu 15. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì: A. Nhiệt năng của miếng sắt tăng. B. Nhiệt năng của miếng sắt giảm. C. Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi. D. Nhiệt năng của nước giảm. Câu 16. Quả bóng rơi xuống đất rồi nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào ? A. Động năng tăng thế năng giảm. B. Động năng giảm thế năng tăng. C. Động năng và thế năng đều tăng. D. Động năng và thế năng đều giảm. Câu 17. Một viên đạn đang bay trên cao viên đạn có những dạng năng lượng nào sau đây ? A. Động năng và nhiệt năng B. Thế năng và nhiệt năng C. Động năng và thế năng D. Động năng Câu 18. Trong môi trường nào không có nhiệt năng? A. Môi trường rắn. B. Môi trường khí. C. Môi trường lỏng. D. Môi trường chân không. Câu 19. Cánh máy bay thường được quyét ánh bạc để: A. Giảm ma sát với không khí. B. Giảm sự dẫn nhiệt. C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra đa. D. Ít hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt trời. Câu 20. Hiện tượng đường tan trong nước là: A. dẫn nhiệt. B. tan trong nước C. đối lưu D. khuếch tán. II. Tư luận Câu 1. Nhiệt năng là gì ? Có mấy cách thay đổi nhiệt năng ? Cho ví dụ từng cách ? Câu 2. Khi nào có công cơ học ? Viết công thức tính công cơ học và giải thích tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức. Câu 3. Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của 1 vật. Giải thích các đại lượng có trong công thức. Nói nước có nhiệt dung riêng là 4200J/kg.K có nghĩa là gì ? Câu 4. Một con Ngựa kéo một xe đi đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200N. Tính công suất của ngựa. Câu 5. Động cơ của xe máy Yamaha Sirius có công suất 6,4KW. Tính lực đẩy trung bình của động cơ khi xe máy chạy với tốc độ 60km/h ? Câu 6. Một cái ấm bằng nhôm có khối lượng 0,3kg chứa 2lít nước ở 20 0C. Muốn đun sôi ấm nước này cần nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là: 880J/kg.k và 4200J/kg.k Câu 7. Một ấm nhôm khối lượng 500g, chứa 2 lít nước ở 20 0C.Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước. Biết Cnước= 4200J/Kg.K , Cnhôm=880J/kg.K Câu 8. Tại sao về mùa hè không khí trong nhà mái tôn nóng hơn không khí trong nhà mái tranh, còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn trong nhà mái tranh ?
  3. Câu 9. Nhỏ một giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu của mực. Tại sao ? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi ? Tại sao ?