Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn

doc 8 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 1450
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_2021_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn

  1. 1 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HKII - NĂM HỌC 2020-2021 A. PHẦN VĂN BẢN: Gồm: Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, đi đường và văn bản ngoài sách giáo khoa. Văn Tác giả Thể loại Nội dung - ý nghĩa Nghệ thuật bản Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc Thể thơ lục bát Khi con Thơ lục sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng giản dị, tha thiết. Tố Hữu tu hú bát của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, Bài thơ tứ Tức phong thái ung dung của Bác Hồ trong tuyệt bình dị, Hồ Chí Thơ tứ cảnh cuộc sống cách mạng đầy gian khổ. Với pha giọng vui Minh tuyệt Pác Bó người, làm cách mạng và sống hoà hợp đùa. với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên Bài thơ tứ Ngắm Hồ Chí Thơ tứ đến say mê và phong thái ung dung của tuyệt giản dị mà trăng Minh tuyệt Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực hàm súc. khổ, tối tăm. Thơ tứ Bài thơ mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: Thể thơ tứ Đi Hồ Chí tuyệt (bản từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường tuyệt giản dị, đường Minh dịch là thơ đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới hàm súc lục bát) thắng lợi vẻ vang * Những nội dung cần đạt được khi ôn luyện phần văn bản : - Tác giả, tác phẩm; - Phương thức biểu đạt; - Nội dung, ý nghĩa văn bản; - Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. MỘT SỐ CÂU HỎI PHẦN VĂN BẢN Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! 1.1. Nêu tên tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt? 1.2. Bài thơ này nhà thơ sáng tác trong thời gian bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). Em hãy nêu tên một văn bản khác đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2 có cùng hoàn cảnh sáng tác (sáng tác khi tác giả ở trong tù) như trên? 1
  2. 2 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn 1.3. Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Nêu cảm nhận của em về câu thơ đó? 1.4. Mở đầu bài thơ, tác giả viết: “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc bài thơ là câu thơ: “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì? Câu 2. Đọc kĩ bài thơ Tức cảnh Pác Bó, trả lời các câu hỏi sau: 2.1. Nhận xét chung về giọng điệu bài thơ? Giọng điệu đó góp phần thể hiện tâm trạng gì của Bác? 2.2. Dựa vào mạch cảm xúc toàn bài thơ, em hiểu câu thơ sau như thế nào: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng? 2.3. Vì sao Bác cho rằng: Cuộc đời cách mạng thật là sang? Câu 3. Đọc kĩ văn bản sau, trả lời câu hỏi bên dưới: Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Hồ Chí Minh) 3.1. Nêu tên văn bản, và phương thức biểu đạt của văn bản trên? Nêu tên một văn bản thơ đã học ở chương trình Ngữ văn 8 kì 2, không phải của tác giả Hồ Chí Minh? 3.2. Hai câu thơ đầu thể hiện tâm trạng của tác giả như thế nào? 3.3. Phong thái của Bác Hồ thể hiện như thế nào qua bài thơ? Câu 4. Đọc kĩ ví dụ sau, trả lời câu hỏi: Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non 4.1. Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng ở phần in đậm? Phân tích hiệu quả diễn đạt của phép tu từ ấy? 4.2. Nêu ý nghĩa của câu thơ cuối? Muốn đạt được điều vừa nêu, đòi hỏi người đi đường phải có những phẩm chất gì? B. PHẦN TIẾNG VIỆT:  Các nội dung đạt được: 1. Xác định và nêu hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong ngữ cảnh cụ thể. 2. Đặt câu theo yêu cầu: Các kiểu câu chia theo mục đích nói; các kiểu hành động nói.  Nội dung cụ thể: 1. Các kiểu câu chia theo mục đích nói. a. Câu nghi vấn: Đặc điểm hình thức Chức năng Ví dụ - Có những từ nghi vấn (ai, 1. Dùng để hỏi 1. Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, (Chức năng không? (hỏi) bao nhiêu, ư, hử, hả, chứ , chính) 2. - Anh có thể ngồi lùi vào một tí được 2
  3. 3 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn (có) không, (đã chưa ) 2. Dùng để không? (cầu khiến) hoặc có từ hay (trong quan cầu khiến, - Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không hệ lựa chọn) khẳng định, có tình mẫu tử? (khẳng định) phủ định, bộc - Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà - Khi viết, kết thúc câu bằng lộ cảm xúc, đe lo liệu? (phủ định) dấu chấm hỏi (cũng có khi doạ - Con gái của tôi vẽ đây ư? (bộc lộ cảm dùng dấu chấm, chấm than, xúc) chấm lửng ) - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? (đe dọa) b. Câu cầu khiến: Đặc điểm hình thức Chức năng Ví dụ - Có những từ cầu khiến (hãy, Dùng để ra - Thôi đừng lo lắng. (khuyên bảo) đừng, chớ đi, thôi, nào, lệnh, yêu cầu, đề - Cứ về đi. (yêu cầu) với ), hoặc ngữ điệu cầu khiến. nghị, khuyên - Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên bảo vương (đề nghị) - Kết thúc câu bằng dấu chấm - Đưa tay cho tôi mau! (ra lệnh) than hoặc dấu chấm. câu này không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến c. Câu cảm thán: Đặc điểm hình thức Chức năng Ví dụ - Có từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, - Dùng để bộc - Ôi, tổ quốc giang sơn hùng vĩ! hỡi ơi, chao ôi, trời ơi; thay, biết lộ trực tiếp - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! bao, xiết bao, biết chừng nào cảm xúc. - Lo thay! Nguy thay! - Kết thúc câu bằng dấu chấm than. - Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! d. Câu trần thuật: Đặc điểm hình thức Chức năng Ví dụ - Không có đặc điểm 1. Dùng để 1.Chức năng chính: hình thức của các kể, tả, thông - Thế rồi Dế Choắt tắt thở. (kể) kiểu câu nghi vấn, báo, nhận - Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại. (tả) câu cầu khiến, cảm định - Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! (nhận định) thán (Chức - Bẩm quan lớn, đê vỡ mất rồi. (thông báo) - Kết thúc câu bằng năng chính) 2.Các chức năng khác: dấu chấm (dấu chấm - Tôi thương lắm. (bộc lộ cảm xúc) than, chấm lửng ) 2. Yêu cầu, - Cháu cảm ơn ông! (bộc lộ cảm xúc) đề nghị hay - Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.(cầu khiến: đề bộc lộ cảm nghị) xúc. - Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về. (cầu khiến: đề nghị) 3
  4. 4 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn 2. Hành động nói: a. Hành động nói là gì? (Là hành động thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định) b. Các kiểu hành động nói: có 5 nhóm hành động nói : - Hỏi - Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán, khẳng định, phủ định ) - Điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức, khuyên nhủ, nhắc nhở, rủ rê, mời mọc, xúi giục ) - Hứa hẹn (hứa, cam đoan, cam kết, thề ) - Bộc lộ cảm xúc. 3. Lựa chọn trật tự từ trong câu: Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ: - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (thứ bậc quan trọng của sự vật, đặc điểm; thứ tự trước - sau; trình tự quan sát của người nói ): VD: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung (Hồ Chí Minh)  Trật tự từ: sắp xếp theo thời gian lịch sử trước - sau của các nhân vật lịch sử) - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng: VD: Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu)  Trật tự từ: đảo bộ phận vị ngữ lên trước phần hô ngữ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc. - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản: VD: Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường. (Nam Cao, Chí Phèo)  Trật tự từ: Cụm từ “ở tù” ở đầu câu thứ hai lặp lại cụm từ này ở câu trước  giúp liên kết với câu trước. - Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói: VD: Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát. (Tố Hữu)  Trật tự từ: từ "Lô" hợp âm với "ô" trong cùng một câu nhằm tạo sự kết nối, âm hưởng ngân vang. MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG PHẦN TIẾNG VIỆT Câu 1: Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu in đậm sau: a. U nó không được thế! (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) b. Ngột làm sao, chết uất thôi. Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Tố Hữu, Khi con tu hú) c. Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu Ghét những cảnh không đời nào thay đổi (Thế Lữ, Nhớ rừng) d. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 4
  5. 5 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn Câu 2. Đặt câu chia theo mục đích nói theo các yêu cầu sau: - 1 câu nghi vấn dùng để hỏi - 1 câu nghi vấn dùng để cầu khiến - 1 câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc - 1 câu cầu khiến dùng để nhắc nhở - 1 câu cảm thán dùng để biểu hiện cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ - 1 câu trần thuật dùng để nêu ý kiến - 1 câu trần thuật dùng để hứa hẹn Câu 3. Xác định hành động nói cho những câu in nghiêng sau: a. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm: - Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. (Tức nước vỡ bờ) b. Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi: - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? (Trong lòng mẹ) c. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. (Bàn luận về phép học) d. Ai là người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy? (Đi bộ ngao du) e. Em cam đoan những điều trên là đúng sự thật. g. Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! (Tức nước vỡ bờ) h. Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: - Ù! Thông tôm, chi chi nảy! Điếu, mày! (Sống chết mặc bay) Câu 4. Đặt câu để thực hiện các hành động nói sau: - Một câu có hành động thuộc nhóm trình bày; - Một câu có hành động thuộc nhóm điều khiển; - Một câu có hành động hỏi; - Một câu có hành động thuộc nhóm hứa hẹn; - Một câu có hành động bộc lộ cảm xúc; Câu 5. Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ của các bộ phận câu in đậm nối tiếp nhau trong các ví dụ sau: a. Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng (Nhớ rừng) b. Ngột làm sao, chết uất thôi, 5
  6. 6 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Khi con tu hú) Câu 6. Trong những câu văn sau, việc sắp xếp các từ ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì? a. Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha như thế nào, không ai đoán được. (Bánh chưng bánh giày) b. Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. (Phạm Văn Đồng, Đức tính giản dị của Bác Hồ) Câu 7. Hai câu sau có sự sắp xếp khác nhau về vị trí của từ in đậm. Phân tích chỗ khác nhau trong cách diễn đạt ở hai câu đó? a. Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. (Tắt đèn, Ngô Tất Tố) b. Anh Dậu hoảng quá vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. C. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Nghị luận xã hội: nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống. Lập dàn ý và viết thành bài hoàn chỉnh cho một số sự việc, hiện tượng sau: Đề 1. Suy nghĩ về tình trạng nói tục, chửi thề ở tuổi teen hiện nay. Đề 2. Suy nghĩ về trang phục của tuổi teen hiện nay. Đề 3. Suy nghĩ về tình trạng lười biếng ở học sinh hiện nay. Đề 4. Suy nghĩ về tình trạng học đối phó ở học sinh. Đề 5. Suy nghĩ về một cách ứng xử đẹp của tuổi học trò hiện nay (Xếp hàng đúng nơi qui định/ Giữ gìn vệ sinh chung / ). D. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO: ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cô đơn thay là cảnh thân tù ! Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực. Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức, Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Trích: Tâm tư trong tù, Tố Hữu, viết tại xà lim số 1, nhà lao Thừa Thiên, 29 tháng 4-1939) 6
  7. 7 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn 1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Đoạn trích gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II của cùng tác giả này? 1.2. Tâm trạng của người tù trong hai câu thơ in đậm là gì? 1.3. Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những phần in đậm sau: a. Cô đơn thay là cảnh thân tù! b. Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức, Câu 2 (2,0 điểm). Đặt câu có liên quan đến chủ đề sau: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 2.1. Viết một câu trần thuật với mục đích bộc lộ cảm xúc. 2.2. Viết một câu nghi vấn với mục đích cầu khiến. Câu 3 (5,0 điểm). Trong trường em đang học, bên cạnh một số ít bạn học sinh thường xuyên vi phạm nội qui thì tín hiệu vui là đa số các bạn chấp hành tốt nội quy nhà trường như giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ; bảo quản tốt tài sản nhà trường; thực hiện tốt quy định về phòng chống dịch Covid 19 Sự việc, hiện tượng tốt nào của các bạn khiến em quan tâm? Viết bài văn trình bày ý kiến của em về sự việc, hiện tượng đó. - HẾT - ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3,0 điểm). Cho văn bản sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Hồ Chí Minh) 4.1. Nêu tên văn bản, phương thức biểu đạt chính của văn bản ấy trên. 4.2. Dựa vào mạch cảm xúc toàn bài thơ, em hiểu câu thơ sau như thế nào: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”? 4.3. Nhận xét về trật tự từ trong câu sau: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”. Cho biết trật từ từ đó góp phần như thế nào trong việc diễn tả phong thái của Bác Hồ khi hoạt động cách mạng ở Pác Bó? 7
  8. 8 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn Câu 2 (2,0 điểm). Quan sát bức ảnh sau, đặt câu theo yêu cầu (liên quan đến bức ảnh): 2.1. Một câu trần thuật với mục đích bày tỏ ý kiến. 2.2. Một câu nghi vấn với mục đích hỏi. Câu 3 (5,0 điểm). Kiến thức nhân loại vô cùng rộng lớn, đòi hỏi con người không ngừng nỗ lực học hỏi. Thế nhưng một số bạn học sinh lại xem nhẹ việc học tập, chọn những cách học đối phó như: học vẹt, học tủ; gian lận trong kiểm tra, thi cử; lệ thuộc vào sách giải; Hãy viết một bài văn bàn về một trong những tình trạng đó. - HẾT- 8