Hướng dẫn học môn Văn 8 – Tuần 21 Tiết 81: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

docx 2 trang thienle22 3030
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học môn Văn 8 – Tuần 21 Tiết 81: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_hoc_mon_van_8_tuan_21_tiet_81_thuyet_minh_ve_mot_p.docx

Nội dung text: Hướng dẫn học môn Văn 8 – Tuần 21 Tiết 81: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

  1. HƯỚNG DẪN HỌC MÔN VĂN 8 – TUẦN 21 Tiết: 81 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh. - Nắm được mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp(cách làm). 2. Kỹ năng: - Quan sát đối tượng được cần thuyết minh: một phương pháp(cách làm). - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. 3.Thái độ: HS biết trân trọng cách tư duy làm nhiều đồ dùng, đồ chơi trong cuộc sống. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực giao tiếp. - Năng lực thẩm mĩ. - Năng lực hợp tác. - Năng lực tự học . B. KIẾN THỨC CƠ BẢN Nội dung cần đạt I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm) 1. Ví dụ: SGK / 24 + 25 - Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật ( hay cách nấu món ăn, may áo quần ), người ta thường nêu những nội dung sau: + Nguyên vật liệu + Cách làm + Yêu cầu thành phẩm - Cách làm được trình bày theo trình tự từ trước đến sau, cái gì thực hiện trước thì ghi trước, thực hiện sau thì ghi sau. 2. Ghi nhớ / SGK / 26 - Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó. - Khi thuyết minh , cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự, làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. - Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng. II. Luyện tập: - HS làm bài tập 1,2 /sgk/26 C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1 / SGK / 26 Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. 1
  2. Gợi ý: Thuyết minh về trò chơi - MB: Giới thiệu khái quát trò chơi (tên gọi, tính chất trò chơi). - TB: + Số lượng người chơi + Dụng cụ chơi + Cách chơi (luật chơi): thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào thì phạm luật + Yêu cầu đối với trò chơi - KB: + Đánh giá chung về trò chơi + Tác dụng của trò chơi? (giải trí, rèn trí tuệ, thể chất?, ) 2. Bài tập 2/ SGK / 26 * Văn bản “Phương pháp đọc nhanh” trình bày: a. Cách đặt vấn đề : - Khẳng định vai trò của việc đọc bằng việc nêu phản đề. + Sự phát triển của công nghệ thông tin máy móc không thể thay thế được việc đọc. + Trình bày mâu thuẫn giữa việc đọc của con người với lượng thông tin khổng lồ từ tri thức nhân loại. b. Giải quyết vấn đề - Các cách đọc: + Cách đọc thành tiếng + Cách đọc thầm - Hiệu quả của phương pháp đọc nhanh: + Thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian c. Kết luận - Những tấm gương đọc nhanh: Na-pô-lê-ông, Mac-xim Go-rơ-ki, Ban-dắc - Nêu ra gương các nước tiên tiến như Nga, Mỹ mở ra các lớp dạy đọc nhanh. * Các số liệu đưa ra trong bài nhằm chứng minh cho sự cần thiết, yêu cầu, cách thức, khả năng, tác dụng của phương pháp đọc nhanh đối với mỗi người chúng ta. 2