Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn

doc 6 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 1070
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2020_2021_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn

  1. Nhóm Ngữ văn 6 - Trường THCS Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ II - Năm học 2020 – 2021 A. Phần văn bản:  Gồm: - Kí Việt Nam: Cô Tô, Cây tre Việt Nam. - Văn bản nhật dụng: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. - Văn bản ngoài sách giáo khoa.  Hệ thống các văn bản: Thể Tác loại Phương phẩm Nội dung ý nghĩa Đặc sắc nghệ thuật (kiểu thức BĐ Tác giả VB) Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú Ngôn ngữ điêu luyện; Tự sự kết Cô Tô Kí của cảnh sắc thiên nhiên vùng miêu tả tinh tế, chính hợp miêu Nguyễn (Tuỳ đảo Cô Tô và một số nét sinh xác; giàu hình ảnh và tả. Tuân bút) hoạt của người dân trên đảo. cảm xúc. Cây tre là người bạn gần gũi, Có nhiều chi tiết, hình Miêu tả kết thân thiết của nhân dân Việt ảnh chọn lọc mang ý hợp với Cây tre Nam trong cuộc sống hàng ngày, nghĩa biểu tượng, sử biểu cảm, Việt Nam Kí trong lao động và chiến đấu. Cây dụng rộng rãi và thành thuyết Thép tre đã thành biểu tượng của đất công phép nhân hóa, lời minh và Mới nước và dân tộc Việt Nam. văn giàu cảm xúc và bình luận nhịp điệu, Bức thư Vấn đề đặt ra: Con người phải Giọng văn giàu sức Biểu cảm của thủ VB sống hòa hợp với thiên nhiên, truyền cảm, sử dụng kết hợp lĩnh da nhật phải chăm lo bảo vệ môi trường phép so sánh, nhân hóa, miêu tả, đỏ dụng và thiên nhiên như bảo vệ mạng điệp ngữ, đối lập. bình luận. Xi-át-tơn sống của chính mình.  Ôn luyện cần đạt: - Tác giả, tác phẩm; - Phương thức biểu đạt; - Nội dung, ý nghĩa văn bản; - Ý nghĩa chi tiết, hình ảnh trong văn bản; - Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. B. Phần tiếng việt:  Ôn luyện: 1
  2. 1. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong ngữ cảnh cụ thể: so sánh, nhân hóa. 2. Đặt câu theo yêu cầu và phân tích cấu tạo: Các kiểu câu trần thuật đơn.  Nội dung cụ thể: Có hai kiểu so sánh: Mô hình cấu tạo của - So sánh không ngang phép so sánh: bằng. -Vế A (sự vật được so VD: sánh) + Phương diện so Những ngôi sao thức sánh + từ so sánh + Vế B ngoài kia (sự vật dùng để so sánh). Là đối chiếu sự Chẳng bằng mẹ đã thức  Lưu ý: Trong thực tế, vật, sự việc này với sự vì chúng con. mô hình cấu tạo nói trên có vật, sự việc khác có - So sánh ngang bằng: thể: nét tương đồng để làm So VD: - Vắng từ so sánh, phương tăng sức gợi hình, gợi sánh Đêm nay con ngủ giấc diện so sánh. cảm cho sự diễn đạt; biểu hiện tư tưởng tròn VD: tình cảm sâu sắc. Mẹ là ngọn gió của con Trường Sơn: chí lớn ông cha suốt đời. Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. - Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ ss Phép VD: tu từ Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Là gợi tả con vật, Có ba kiểu nhân hóa thường gặp: cây cối, đồ vật - Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật . bằng những từ ngữ Vd: Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào vốn được dùng để gọi loại xinh xắn nhất. hoặc tả con người; - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của Nhân làm cho thế giới loài người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. hóa vật , cây cối, đồ Vd: Những cành bàng vẫy vẫy, chào mừng các bạn học vật, trở nên gần gũi với con người, biểu sinh. thị được những suy - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. nghĩ, tình cảm của Vd: Trâu ơi ta bảo trâu này con người. Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Là loại câu do một cụm C-V Câu trần thuật đơn có từ là: tạo thành, dùng để giới thiệu, tả - Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm hoặc kể về một sự việc, sự vật danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động hay để nêu một ý kiến. từ (cụm ĐT) hoặc tính từ (cụm tính từ), cũng có thể 2
  3. làm vị ngữ. Câu Vd: Vd: Tôi là người nhà của em Lan. trần - Ngày mai, xe sẽ khởi hành - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với từ thuật lúc 7 giờ sáng. không phải, chưa phải. đơn - Tôi là học sinh. Vd: Tôi không phải là nhân viên y tế. - Nói dối là sai. - Hoa hồng đỏ thẫm, lộng lẫy, Câu trần thuật đơn không có từ là: rực rỡ và vô cùng quyến rũ. - Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Vd: Hôm qua, xuất hiện một người lạ mặt ở xóm tôi. - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định nó kết hợp với từ: không, chưa. Vd: Hôm qua, ở Bà Rịa, trời không mưa. 2. Bài tập: Bài 1. Xác định CN, VN từng câu và cho biết câu nào là câu trần thuật đơn (xác định cụ thể loại câu, chức năng của từng câu): 1. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập. 2. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. 3. Cây tre là bạn thân của nông dân Việt Nam, bãn thân của nhân dân Việt Nam. 4. Dưới bóng tre, tua tủa những mầm măng. 5. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. 6. Dưới bóng tre xanh, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.\ 7. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. 8. Buổi đầu không một tấc sắt trong tay, tre là người nhà, tre là tất cả. 9. Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. 10. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời người dân cày dựng nhà, dựng của, vỡ ruộng khai hoang. 11. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn –ga đi ra biển. 12. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. 13. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. 14. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm. 15. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Bài 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ có ở các ví dụ sau: 1.Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. (Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi) 2. Ca lô đội lệch/ Mồm huýt sáo vang / Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng. (Lượm, Tố Hữu) 3
  4. 3. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (Vượt thác, Võ Quảng) 4. Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. (Cô Tô, Nguyễn Tuân) 5. Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. (Tre Việt Nam, Thép Mới) C. Tập làm văn:  Yêu cầu: - Nắm khái niệm: Văn miêu tả. - Nhận biết các dạng văn miêu tả: + Tả cảnh thiên nhiên. + Tả người: tả chân dung, tả người hoạt động. - Nắm phương pháp tả người, tả cảnh. - Cần nắm bố cục các kiểu bài: Văn miêu tả cảnh, tả người để viết một bài văn hoàn chỉnh.  Một số bài tập luyện tập: Luyện viết bài văn miêu tả cho các đề tham khảo sau: - Tả một người bạn mà em yêu quý. - Tả một người thân. - Tả thầy cô mà em ấn tượng. - Tả một khu vườn. - Tả cánh đồng lúa. - Tả cảnh biển. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO: Đề 1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3,0 điểm). Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mùa xuân đã về trên cánh đồng. Bên kia đồi, tiếp với đồng, là rừng cây. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xóa. Những bầy ong từ rừng bay xuống đồng, như những đám mây mỏng lấp lánh. Trên đồng, cỏ ống cao lêu đêu đong đưa trước gió. Cỏ gà, 4
  5. cỏ mật, cỏ tương tư xanh nõn. Ban mai nắng dịu, chim hót líu lo. Gió ngào ngạt mùi thơm của mật và phấn hoa. Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các anh sáo đá kêu rối rít, vút lên cao rồi lại sà xuống thấp. (Mùa xuân trên cánh đồng - Xuân Quỳnh) 1.1. Xác định phương thức biểu đạt chính và kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn 6, HKII có cùng phương thức biểu đạt này. 1.2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. 1.3. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 2 (2,0 điểm). Đặt câu theo yêu cầu sau: 2.1. Một câu trần thuật đơn có từ “là” dùng để nêu ý kiến của em về một người bạn. 2.2. Một câu trần thuật đơn không có từ “là” dùng để miêu tả một vật dụng mà em ấn tượng. Câu 3 (5,0 điểm). Tả một cảnh thiên nhiên của đất nước mà em yêu thích. - HẾT - Đề 2. Câu 1 (3.0 điểm). Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hàng ngày. (2) Giang che lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa: Lạt này gói bánh chưng xanh Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng (3) Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. Các em bé còn có đồ chơi gì nữa ngoài mấy que chuyền đánh chắt bằng tre. (4) Tuổi già hút thuốc làm vui. Vớ chiếc điếu cày tre là khoan khoái. Nhớ lại vụ mùa trước, nghĩ đến những mùa sau, hay nghĩ đến những ngày mai sẽ khác (5) Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. (Sách Ngữ văn 6, tập 2) 1.1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, tác giả là ai? 5
  6. 1.2. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 1.3. Nêu ý nghĩa của đoạn văn thứ ba và thứ năm của đoạn trích. 1.4. Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng một phép tu từ có ở đoạn văn thứ nhất. Câu 2 (2.0 điểm). Quan sát bức tranh sau, đặt câu theo yêu cầu (liên quan đến bức tranh): 2.1. Một câu trần thuật đơn không có từ là miêu tả bức tranh. 2.1. Một câu trần thuật đơn có từ là nêu ý kiến của em về bức tranh. Câu 3 (5.0 điểm). Ngoài những người thân, bạn bè, em đã tiếp xúc với nhiều người khác trong cuộc sống hàng ngày của mình. Ai là người đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em? Viết bài văn tả người đó. - HẾT - 6