Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

doc 13 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 2610
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2020_2021_tru.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2020-2021 MA TRẬN KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 1.Đọc – hiểu: 3.0 đ 2. Vận dụng: 2.0 đ 3. Vận dụng cao: 5.0 đ - Văn bản: 2.0 đ - Giải nghĩa từ; - Kể chuyện đời thường; + Phương thức biểu đạt; - Chữa lỗi dùng từ; - Kể chuyện sáng tạo. + Nội dung, ý nghĩa văn bản; - Đặt câu. + Ý nghĩa chi tiết trong văn bản; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. - Tiếng Việt: 1.0 đ + Từ (xét về cấu tạo); + Từ (xét về nguồn gốc); + Nghĩa của từ; + Từ loại; + Cụm từ. A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. PHẦN VĂN BẢN 1. Định nghĩa các loại truyện dân gian: Thể loại Định nghĩa 1.Truyền thuyết - Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử. 2. Cổ tích - Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật có tài năng kì lạ Truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo - Truyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với các ác, giữa sự công bằng đối với sự bất công. 3.Ngụ ngôn - Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. 4. Truyện cười - Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. ➢ Điểm giống và khác của truyện truyền thuyết và cổ tích: Truyền thuyết Cổ tích Giống - Đều là truyện dân gian. 1
  2. - Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Khác - Chú trọng kể về nhân vật, sự kiện lịch sử có - Chú trọng kể về các nhân vật quen thuộc: liên quan đến lịch sử thời quá khứ. nhân vật bất hạnh, dũng sĩ, thông minh -Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân - Thể hiện quan niệm, mơ ước của nhân dân về nhân vật, sự kiện được kể. về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bẳng đối với sự bất công. 2. Hệ thống các truyện dân gian đã học: Thể loại Tên truyện Ý nghĩa truyện Truyền Thánh Gióng Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân nhân ta ngay từ thuyết buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Truyện Thạch Sanh - Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, cổ tích diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. - Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Em bé thông minh Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua những hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm ), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. Truyện Ếch ngồi đáy giếng Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, ngụ khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của ngôn mình, không chủ quan, kiêu ngạo. Thầy bói xem voi Khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào phải xem xét chúng một cách toàn diện. Truyện Treo biển Chế giễu, châm biếm, phê phán những người thiếu lập trường. cười ➢ Yêu cầu học sinh nắm: - Điểm khác nhau giữa các thể loại truyện dân gian; - Phương thức biểu đạt chính; - Nội dung, ý nghĩa văn bản; - Ý nghĩa chi tiết trong văn bản; - Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. II. PHẦN TIẾNG VIỆT Bài học Định Phân loại nghĩa 1. Từ Từ là đơn - Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành. VD: bàn, ghế, tủ, sách, và cấu vị ngôn - Từ phức: là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng tạo thành. tạo của ngữ nhỏ + Từ ghép: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với 2
  3. từ tiếng nhất dùng nhau về nghĩa. Việt để đặt câu VD: bàn ghế, bánh chưng, ăn ở, xe đạp, ăn uống + Từ láy: là những từ phức, giữa các tiếng có quan hệ láy âm hoặc vần. VD: ầm ầm, sạch sành sanh, trồng trọt, 2.Từ - Từ thuần Việt: là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra. mượn VD: quần áo, cơm, ăn, đàn bà, trẻ em, - Từ mượn: là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, .mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. + Mượn của tiếng Hán (Trung Quốc) là nhiều nhất. VD: mỹ nhân, sơn thủy + Mượn của các tiếng nước khác (Anh, Pháp, Nga, ). VD: ra-đi-ô, xà phòng, ti vi 3.Nghĩa Là nội Có 3 cách giải thích nghĩa của từ. của từ dung (sự + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. vật,tính VD: Cá: Động vật sống ở dưới nước, bơi bằng vây và thở bằng mang. chất,hoạt + Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. động,quan VD: cần cù: chăm chỉ, siêng năng. hệ ) mà + Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích. từ biểu thị. VD: dũng cảm: không hèn nhát 4.Từ - Từ có thể - Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. nhiều có một VD: sổ mũi : nghĩa gốc. nghĩa nghĩa hay - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. và hiện nhiều VD: Mũi tàu: nghĩa chuyển tượng nghĩa. chuyển nghĩa của từ 5. Chữa - Lỗi lặp từ. lỗi VD: Bạn Hoa là một người rất vui tính nên em rất yêu quý và thích chơi với dùng từ bạn Hoa. - Lỗi lẫn lộn các từ gần âm. VD: Đó là một khoảng khắc đẹp, khó quên đối với em. - Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. VD: Chúng tôi đang khẩn thiết ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì 1. 6.Từ Danh từ: Đặc điểm: danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ ấy, loại Là những này, đó, ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ. từ chỉ Chức vụ: người, + Làm chủ ngữ. VD: Hoa mai/ nở rất đẹp. vật, hiện tượng, + Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. VD: Bố tôi/ là công nhân. khái Phân loại: Danh từ gồm danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị niệm, + DT chỉ sự vật : DT chung và DT riêng + DT chỉ đơn vị : DT chỉ đơn vị tự nhiên (cái, bức, chiếc, tấm, ), DT chỉ đơn vị quy ước (mét, thúng, bó, nắm, tạ, .) 3
  4. Cụm danh từ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau (Số và lượng) (DT) (Đặc điểm, vị trí, ) Những cuốn sách ấy Động từ: Đặc điểm: - Thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng để tạo thành cụm những từ động từ. chỉ hành Chức vụ: động, + Thường làm vị ngữ. trạng thái + Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã sẽ, cứ, đang, cũng của sự vật. Cụm động từ: (chạy, đi, Phần trước Phần trung tâm (ĐT) Phần sau nhảy, (quan hệ thời gian, tiếp (đối tượng, mục đích, hát ) diễn ) nguyên nhân .) đã học bài Tính từ: - Đặc điểm: tính từ có thể kết hợp với các từ rất, hơi, quá, đã, sẽ , để tạo thành là những cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế. từ chỉ đặc - Chức vụ: + Làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. VD: Cuốn sách này/ đẹp. điểm, tính Cụm tính từ: chất của sự vật, Phần trước Phần trung tâm (TT) Phần sau hoạt động, (mức độ, sự tiếp (so sánh, mức dộ ) trạng thái. diễn ) vẫn trẻ như một thanh niên Số từ Số từ: là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. - Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. Vd: hai, một trăm, (thứ) sáu Lượng từ Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Phân loại: hai nhóm: + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể (tất cả, tất thảy, cả, ). + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối (những, mỗi, các, ).lượng ít hay nhiều của sự vật. Chỉ từ Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Vd: ấy, nọ, kia, đó Chức năng: + Làm phụ ngữ trong cụm danh từ (Hai học sinh ấy/ đã ra về.) + Làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu (Đó/ là một quyển sách hay.) Phó từ Phó từ: là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Vd: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, còn, rất, lắm, 4
  5. Phân loại: gồm 2 loại lớn:  Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ: - Quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ - Mức độ: rất, quá, - Sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, còn - Sự phủ định: không, chưa - Sự cầu khiến: hãy, chớ, đừng  Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường bổ sung các ý nghĩa sau: - Mức độ: quá, lắm - Khả năng: được - Kết quả và hướng: lên, xuống, ra, trái, phải, ➢ Yêu cầu: - Phân biệt: Từ (xét về cấu tạo); Từ (xét về nguồn gốc); - Nắm vững: Nghĩa của từ; - Nhận biết từ loại; Cụm từ; - Biết cách giải nghĩa từ; chỉ ra lỗi sai và chữa lỗi dùng từ; - Đặt câu III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (VĂN TỰ SỰ): 1. Kể chuyện dân gian, kể việc - MB: Giới thiệu nhân vật và sự việc được kể. - TB: Kể diễn biến sự việc. - KB: Kể kết thúc của sự việc và nêu ý nghĩa của câu chuyện. 2. Kể người - MB: Giới thiệu người được kể. - TB: Kể: + Vài nét về ngoại hình, tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người đó. + Tính cách, sở thích, tài năng . + Một kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa em và người đó. - KB: Tình cảm và mong ước của em dành cho người được kể. Đề 1: Em hãy kể lại một truyện dân gian mà em thích bằng lời văn của em. Đề 2: Kể lại một việc tốt (hoặc một lần mắc lỗi) của em Đề 3: Kể lại một kỉ niệm mà em nhớ mãi. (kỉ niệm ấu thơ, chuyến tham quan du lịch ) Đề 4: Kể về một người thân trong gia đình em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ, ) Đề 5: Kể về một người bạn em quen biết Đề 6: Kể về thầy cô yêu quý Đề 7: Hãy đóng vai một nhân vật trong truyện dân gian mà em thích và kể lại câu chuyện đó. Đề 8: Em đã được học nhiều câu chuyện hay trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, hãy chọn một câu chuyện em thích và kể lại. B. LUYỆN TẬP I. BÀI TẬP ĐỌC HIỂU Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới. 5
  6. (1) Một hôm bà hàng nước giả vờ đi chợ, đến nửa đường lại lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. (2) Trong khi đó, Tấm từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc như mọi lần. (3) Bà lão rón rén lại nhìn vào khe cửa. (4) Khi thấy một cô gái xinh đẹp thì bà mừng quá, bất thình lình xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị. (5) Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương yêu nhau như hai mẹ con. (6) Hàng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng. (7) Một hôm vua đi chơi ra khỏi hoàng cung. (8) Thấy có quán nước bên đường sạch sẽ bèn ghé vào. (9) Bà lão mang trầu nước dâng vua. (10) Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trước cũng y như vậy, liền phán hỏi. (11) Bà lão bảo do con gái têm và bà gọi Tấm ra, Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày trước, có phần trẻ đẹp hơn xưa. (12) Vua mừng quá, rồi cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung. (Truyện Tấm Cám) 1.1. Đoạn văn trên thuộc thể loại truyền thuyết hay cổ tích? Chỉ ra một chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên. 1.2. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 1.3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 1.4. Chi tiết vua nhận ra Tấm và rước Tấm về cung nói lên điều gì? 1.5. Kể tên một văn bản cùng thể loại mà em đã học? 1.6. Ở các từ in đậm chỉ ra: từ ghép, từ láy, tính từ, danh từ, động từ, số từ, lượng từ. 1.7. Giải thích nghĩa của từ “vua” trong câu: Vua mừng quá, rồi cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung. 1.8. Tìm 1 cụm danh từ trong câu (4) 1.9. Tìm cụm động từ trong câu (9) và cụm tính từ trong câu (11) Câu 2: Đọc văn bản Rùa và Thỏ và trả lời câu hỏi bên dưới. (1) Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. (2) Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. (3) Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. (4) Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xuê lá bên vệ đường và nghỉ thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. (5) Khi Thỏ thức dậy thì Rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. (6) Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua. 1.1. Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngụ ngôn hay truyện cười? 1.2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 1.3. Nêu bài học rút ra từ câu chuyện trên. 6
  7. 1.4. Kể tên một văn bản cùng thể loại mà em đã học? 1.5. Ở các từ in đậm chỉ ra: từ ghép, từ láy, từ mượn, tính từ, danh từ, động từ, số từ. 1.6. Giải thích nghĩa của từ “chạy” trong câu: Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. 1.7. Tìm 1 cụm danh từ, 1 cụm tính từ trong câu (1) 1.8. Tìm 1 cụm động từ trong câu (6). Câu 3: Đẽo Cày Giữa Đường (1) Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. (2) Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. (3) Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo bắp cày. (4) Một hôm, một ông cụ nói: (5) -P hải đẽo cho cao, cho to thì cày mới dễ. (6) Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to, vừa cao. (7) Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, nhìn những đống cày, lắc đầu nói. (8) – Đẽo thế này thì cày sao được! (9) Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày. (10) Nghe cũng có lí, anh ta liền đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. (11) Nhưng hàng đầy ra ở cửa, chẳng ai mua. (12) Chợt có người đến bảo: (13) - Ở miền núi, người ta vỡ hoang, toàn bằng cày voi cả. (14) Anh mau đẽo cày to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu bán cũng hết, tha hồ mà lãi. (15) Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem tất cả số gỗ của nhà còn lại đẽo hoàn toàn loại cày để cho voi cày. (16) Nhưng ngày qua, tháng lại, chẳng thấy ai đến mua cày voi của anh ta cả. (17) Thế là bao nhiêu gỗ anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. (18) Vốn liếng đi đời nhà ma. (19) Khi anh ta biết cả tin là dại thì đã quá muộn. 1.1. Văn bản trên thuộc thể loại ngụ ngôn hay truyện cười? Vì sao em biết? 1.2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 1.3. Nêu bài học rút ra từ câu chuyện trên? 1.4. Kể tên một văn bản cùng thể loại mà em đã học? 7
  8. 1.5. Ở các từ in đậm chỉ ra: từ ghép, từ láy, tính từ, danh từ, động từ, số từ, lượng từ. 1.6. Giải thích nghĩa của từ “đầu” trong câu: Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, nhìn những đống cày, lắc đầu nói. 1.7. Tìm 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ trong câu (1) 1.8. Tìm cụm tính từ trong câu (17) II. BÀI TẬP VẬN DỤNG BT1: a. Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? b. Giải nghĩa các từ sau, cho biết các từ đó được giải nghĩa bằng cách nào? Dũng cảm, trung thực, cần cù, nhạc sĩ BT2: Hãy chỉ ra lỗi sai trong cách dùng từ của các câu sau và sửa lại cho đúng? a. Nếu dùng từ không đúng nghĩa, chúng ta có thể nhận một hiệu quả không lường trước được. b. Mọi người rất thích thú cách làm của em và cách làm của bạn Lan. c. Anh ấy có một tương lai thật sáng lạng. d. Tôi nghe phong phanh ngày mai lớp mình đi học buổi sáng. e. Trên màn hình chỉ nhìn thấy Lan nhấp nháy đôi môi. f. Sự thông minh của em bé đã khiến tôi bàng hoàng. g. Truyện Thạch Sanh là một truyện cổ tích hay nên em rất thích đọc truyện Thạch Sanh. h. Người phụ nữ ấy có dáng người thong thả. 8
  9. BT3: Đặt 1 câu theo nghĩa gốc, 1 câu theo nghĩa chuyển với các từ sau: Ngọt, lưỡi, răng, lưng, chạy, bụng, đầu, mặt, mũi, lá, gốc, quả, ăn. C. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 Câu 1: Lựa chọn vị trí thích hợp để ghép các nội dung sau đây cho đúng. 1.Truyện Truyện truyền thuyết a) Thạch Thạch Sanh; Em bé thông minh. Truyện cổ tích b) Thánh Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh. 3. Tru Truyện ngụ ngôn c) Tr Treo biển 4. Truyện Truyện cười d) Ếch Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi. Câu 2: Cho đoạn văn sau: “Những đôi quang gánh dẻo dai gánh gồng yêu thương, những cây sào cứng cáp lái con thuyền đến bến ấm no, những sợi lạt mềm dai buộc yêu thương nhân nghĩa Tất cả đều nằm trong muôn ngàn khóm tre làng đang nhú vạn mầm măng.” a) Những từ sau từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? dẻo dai, cứng cáp, yêu thương. b) Những từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc từ loại nào? c) Từ bến trong đoạn văn trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3: Phát hiện lỗi sai và chữa lỗi dùng từ trong những câu sau: Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn cái tinh tú của văn hóa dân tộc. Câu 4: “Ai nâng cánh ước mơ cho em Là thầy cô không quản ngày đêm 9
  10. Ai dạy dỗ chúng em nên người Là thầy cô em ghi nhớ suốt đời.” Em hãy kể về một thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý, kính trọng. ĐỀ 2 (Năm học 2016-2017) Câu 1: (2,0 điểm) a. Kể tên các thể loại truyện dân gian Việt Nam mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 6 - Tập 1? b. Hãy điền tên truyện vào chỗ trống cho phù hợp với ý nghĩa sau: b1. : Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc. b2. .: Khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình; không được chủ quan, kiêu ngạo. Câu 2 (3,0 điểm) a) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.” (Thạch Sanh) a1. Xác định từ loại của những từ in đậm? a2. Xác định một từ láy, một từ ghép trong câu văn trên? a3. Chỉ ra một cụm danh từ trong câu trên? b) Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “xuân” trong câu thơ sau: Mùa xuân là tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. (Hồ Chí Minh) Câu 3: (5,0 điểm) “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao.” (Ca dao) Để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với cha, mẹ, thầy, cô, em hãy kể về một người mà em yêu quý, kính trọng nhất. 10
  11. ĐỀ 3 (Năm học 2017-2018) Câu 1 (1,5 điểm) a. Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thuộc thể loại truyện nào em đã học? b. Kể tên một truyện cười, một truyện ngụ ngôn mà em đã học (không kể tên truyện đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn 6, tập I. Câu 2 (2,5 điểm). Đọc câu chuyện sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: CHUYỆN TRÊN BÃI BIỂN Làng nọ có một bãi biển rất xinh đẹp. Mỗi chiều, lũ trẻ trong làng đều ra đó chơi đùa. Thế nhưng, chiều nào cũng có một người đàn bà ăn mặc rách rưới đi tới đi lui trên bờ biển và thỉnh thoảng cúi xuống nhặt vật gì đó trong cát. Mỗi lần đi ngang qua lũ trẻ, bà lại mỉm cười với các em. Vì trông người phụ nữ đó rất dơ bẩn, rách rưới nên bố mẹ các em bảo con mình tránh xa bà ấy. Biết vậy, người phụ nữ chỉ mỉm cười và vẫn cúi xuống nhặt những mảnh vụn thủy tinh và những mảnh vỏ sò sắc nhọn trên bờ biển để lũ trẻ không bị thương khi chơi đùa. (Bài học vô giá từ những điều bình dị, G. Francis Xavier, 2011) a.Ở những từ in đậm trong văn bản, chỉ ra một từ ghép, một từ láy; một động từ và một tính từ. b. Từ “đi” trong văn bản được dùng với nghĩa gốc. Hãy viết một câu, trong đó từ “đi” được dùng với nghĩa chuyển. Câu 3 (1,0 điểm): Xác định lỗi dùng từ trong câu sau và chữa lại cho đúng: Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai ai cũng có những khoảng khắc quý giá bên gia đình. Câu 4 (5,0 điểm) Chọn một truyện dân gian mà em thích (ở SGK Ngữ văn 6, tập I). Trong vai một nhân vật của truyện kể lại truyện ấy. ĐỀ 4 (Năm học 2018-2019) I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới. Đồng bào An Khê ( Bình Định) kể: Sau khi làm lễ khởi binh ở chân núi Ông Bình, Nguyễn Huệ dẫn quân xuống núi trấn Tây Sơn Hạ. Trên đường đi, nghĩa quân gặp hai Ông Xà (nhân dân gọi những con rắn là Ông Xà). Một ông cắp ngang thanh bảo kiếm chuôi đỏ, vỏ vàng, dây đeo có nạm ngọc óng ánh. Một ông cắp hộp màu son đựng ấn ngọc, Cả hai bò tới 11
  12. ngẩng đầu dâng ấn kiếm trước mặt Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ biết đây là sứ giả của Ngọc Hoàng xuống ban ấn, kiếm nên ông nâng bảo vật lên, cung kính cảm tạ trời đất, cảm tạ lưỡng xà. (Theo Nguyễn Xuân Nhân, Ngữ văn 6, tập 1) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại truyền thuyết hay cổ tích? Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 3. Chi tiết nào cho thấy việc khởi binh đánh giặc của Nguyễn Huệ được trời đất ủng hộ? Câu 4. Trong các từ in đậm ở trên, tìm ra một số từ, một lượng từ, một chỉ từ, một từ mượn? II. VẬN DỤNG (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau: 1.1. Tô Hoài là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi nên em rất thích đọc các tác phẩm của Tô Hoài. 1.2. Lá cờ bay phấp phơ trong gió. Câu 2 ( 5.0 điểm) Hằng ngày đến trường học tập, em quen biết, vui chơi với rất nhiều bạn bè. Có bạn bè, cuộc sống của em trở nên vui vẻ hơn. Hãy kể về một người bạn mà em có nhiều ấn tượng nhất. ĐỀ 5 (Năm học 2019-2020) Câu 1 (3,0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Chú quạ thông minh Một con quạ khát nước. Nó bay rất lâu để tìm nước nhưng chẳng thấy một giọt nước nào. Mệt quá, nó đậu xuống cành cây nghỉ. Nó nhìn quanh và bỗng thấy một cái bình ở dưới một gốc cây. Khi tới gần, nó mới phát hiện ra rằng cái bình có chứa rất ít nước, và nó không thể chạm mỏ đến gần đáy mà uống. Nó thử đủ cách để thò mỏ được đến mặt nước, nhưng mọi cố gắng của nó đều thất bại. Nhìn chung quanh, quạ thấy những viên sỏi nhỏ nằm lay lắt ở gần đấy. Lập tức, nó dùng mỏ gắp một viên sỏi thả vào bình. Cứ như vậy, nó gắp những viên sỏi khác và tiếp tục thả vào bình. Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên đến miệng bình. Giờ thì nó có thể thò mỏ vào để uống. Quạ rất vui sướng khi nhìn thấy công sức của mình đã có kết quả. Quạ uống thỏa thích những giọt nước mát ngọt rồi bay lên cây nghỉ ngơi. (Trích 1.1. Xác định phư mơng thức biểu đạt chính và nêu bài học rút ra cho bản thân từ văn bản trên. 1.2. Văn bản trên thuộc thể loại truyện dân gian nào em đã học? Kể tên một văn bản khác đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 1 có cùng thể loại. 1.3. Ở các từ in đậm, chỉ ra một từ được dùng với nghĩa chuyển và một lượng từ. Câu 2 (2,0 điểm). Thực hiện theo những yêu cầu sau: 2.1. Đặt một câu tả loài hoa, loài cây mà em thích, trong đó có sử dụng ít nhất một từ láy (gạch chân từ láy đó). 12
  13. 2.2. Trong câu văn sau từ nào bị dùng sai? Nêu lí do và sửa lại cho đúng. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự tiện sáng rực lên ở xó nhà. Câu 3 (5,0 điểm). Những kỉ niệm tuổi thơ sẽ lớn lên cùng ta, làm cho cuộc sống của ta thêm thú vị. Hãy kể một kỉ niệm tuổi thơ mà em nhớ mãi. ĐỀ 6 (KT thử) I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Ngày xửa, ngày xưa, ở một làng kia có hai em bé. Bố mẹ mất sớm, hai em về sống với bà ngoại. Bà già lắm và cũng nghèo lắm. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, đời sống rất đỗi chật vật. Nhưng được cái lúc nào cũng hòa thuận vui vẻ. Các cháu ríu rít quấn quýt bên bà. Bà móm mém cười hiền từ nhìn các cháu, dịu bớt những nỗi vất vả đắng cay. Một hôm, có bà tiên đi ngang qua. Thấy tình cảnh ba bà cháu, mủi lòng, liền để lại một trái đào và dặn: “Khi nào bà đến cõi, mất đi, hai cháu mang hạt trồng trên mộ thì lập tức sẽ được giàu có sung sướng.” Đời sống cực nhọc quá, cuối cùng rau cháo cũng không đủ ăn. Bà ngoại thương cháu nhịn ăn mấy ngày liền để cái chết mau đến, hi vọng lời bà tiên sẽ thành sự thật, cháu mình sẽ sớm hưởng hạnh phúc. (Trích “Bà cháu”, có điều chỉnh - Trần Hoài Dương) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về người bà ở đoạn trích và tìm một chi tiết tiêu biểu làm rõ. Câu 3. Ở các từ in đậm, chỉ ra hai từ ghép, hai từ láy; một danh từ và một tính từ. Câu 4. Giải nghĩatừ “sống” trong câu: “Bố mẹ mất sớm, hai em về sống với bà ngoại.” Câu 5. Ở câu “Nhưng được cái lúc nào cũng hòa thuận vui mừng”, từ nào bị dùng sai, nêu lý do sai và chữa lại cho đúng? II. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm): Chọn một truyện dân gian mà em thích (ở SGK Ngữ văn 6, tập I). Trong vai một nhân vật của truyện kể lại truyện ấy. HỌC SINH CHÚ Ý BÁM SÁT MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 VÀ LÀM PHẦN LUYỆN TẬP 13