Đề cương ôn tập học kì I các môn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngọc Thụy

doc 15 trang Thương Thanh 22/07/2023 1750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I các môn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_cac_mon_lop_9_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I các môn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. Tr­êng THCS Ngäc Thuþ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN TOÁN 9 NĂM HỌC 2017- 2018 A.- Lý thuyÕt: Häc sinh «n tËp cñng cè kiÕn thøc theo néi dung sau: . §¹i sè: Ch­¬ng : Tr¶ lêi c¸c c©u hái «n tËp cuèi ch­¬ng vµ c¸c c«ng thøc biÕn ®æi (SGK-trang39). Ch­¬ng : Tãm t¾t c¸c kiÕn thøc cÇn nhí (SGK-trang 60). .H×nh häc: Ch­¬ng : Tãm t¾t c¸c kiÕn thøc cÇn nhí (SGK- trang 92). Ch­¬ng : Tãm t¾t c¸c kiÕn thøc cÇn nhí (SGK-trang126). B.- Bµi tËp: .§¹i sè: x 1 Bµi 1: a) TÝnh gi¸ trÞ biÓu thøc A = t¹i x = 16 x 3 2 x x 3x 3 b) Rót gän biÓu thøc B = víi x 0 vµ x ≠ 9 x 3 x 3 x 9 c) Chøng minh r»ng B:A 0 vµ x ≠ 4 b. Tính P khi x = 2 c. Tìm các giá trị nguyên của x để P nhận giá trị nguyên. d. Tìm GTNN của P khi x > 9 Bài 5: Cho đường thẳng (d): y = 2x - 4 a) Điểm A(1; 2) có thuộc đường thẳng (d) hay không? Vì sao? b) Tìm tọa độ giao điểm của (d) với trục Ox, Oy? c) Vẽ đồ thị đường thẳng (d) Bài 6: Cho hàm số y = (m – 3)x + m; Tìm m để: a. Hàm số là hàm số bậc nhất. b. Hàm số đồng biến, nghịch biến? c. Đồ thị hàm số cắt 0x tại điểm có hoành độ 2. d. Đồ thị hàm số đi qua A(1; 11). Bài 7: Tìm k, m để (d) y = (k – 2)x + m -1 và (d’) y = (6 – 2k)x +5 – 2m a. Song song b. Cắt nhau c. Trùng nhau Bài 8: Cho hai đường thẳng y = 2x + 1 và y = -3x + 2 a. Tìm giao điểm M của hai đường thẳng trên. b. Viết phương trình đường thẳng đi qua M và // y = 2x + 4 1
  2. Bài 9: Giải các phương trình sau: 1 1 5 x y 24 x 5y 7 x y x y 8 a) b) x y 8 a) 3x 2y 4 2 1 1 3 9 7 9 x y x y 8 * C¸c bµi tËp 32 đến 38 (SGK - trang 61) .H×nh häc: Bµi 1: Cho (O;R),®­êng kÝnh AB. Gäi I lµ trung ®iÓm cña AO. vÏ d©y cung CD  AB t¹i I. VÏ tiÕp tuyÕn t¹i C vµ D cña (O), chóng c¾t nhau t¹i M a/ Chøng minh tø gi¸c ACOD lµ h×nh thoi, suy ra M, A, B th¼ng hµng. b/ TÝnh chu vi vµ diÖn tÝch tam gi¸c MCD. BiÕt R = 6 c/ Chøng minh MC2 = MA.MB. d/ Chøng minh MC lµ tiÕp tuyÕn (B; BI) e/ Gäi K lµ trung ®iÓm BC. Chøng minh r»ng: D, O, K th¼ng hµng. f/ cmr: IK lµ tiÕp tuyÕn ®­êng trßn ®­êng kÝnh OB. Bµi 2: Cho tam gi¸c ABC cã gãc A = 900. §­êng cao AH. VÏ ®­êng trßn (A; AH). Gäi HD lµ ®­êng kÝnh cña ®­êng trßn ®ã. TiÕp tuyÕn cña ®­êng trßn t¹i D c¾t CA t¹i E. a/ Chøng minh BEC c©n. b/ Gäi I lµ h×nh chiÕu cña A trªn BE. Chøng minh r»ng AI = AH. c/ Chøng minh BE lµ tiÕp tuyÕn cña ®­êng trßn t©m A. d/ Chøng minh BE = BH + DE. Bµi 3: Cho nöa ®­êng trßn t©m O ®­êng kÝnh AB, KÎ tiÕp tuyÕn Ax, By (Ax, By cïng phÝa víi nöa ®­êng trßn). LÊy ®iÓm D trªn tia Ax, kÎ tiÕp tuyÕn DC víi ®­êng trßn. ( C thuéc ®­êng trßn) (O) tiÕp tuyÕn nµy c¾t By t¹i E. a) Chøng minh gãc DOE = 900. b) AD.BE kh«ng ®æi khi D thay ®æi trªn Ax. c) AB lµ tiÕp tuyÕn ®­êng trßn ®­êng kÝnh DE. d) Gäi M lµ giao ®iÓm cña AC vµ OD, N lµ giao ®iÓm cña BC vµ OE. Chøng minh tø gi¸c CMON lµ h×nh ch÷ nhËt. e) T×m vÞ trÝ cña ®iÓm D trªn tia Ox ®Ó tø gi¸c ABED cã diÖn tÝch nhá nhÊt. VÏ h×nh minh ho¹. Bµi 4: Cho ®­êng trßn t©m O, ®iÓm M n»m ngoµi ®­êng trßn ( A, B lµ tiÕp ®iÓm) a/ Chøng minh MO  AB (t¹i I) b/ KÎ ®­êng cao AD, BE cña tam gi¸c MAB chóng c¾t nhau t¹i H. Chøng minh: M, H, O th¼ng hµng. c/ Tø gi¸c AHBO lµ h×nh g×? Chøng minh. d/ BAH  BEI Bµi 5: Kim tự tháp Ke-op (Ai Cập) là một hình chóp đều có đáy là một hình vuông cạnh dài 230m. Vào một thời điểm trong ngày khi ánh nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc 350 , người ta đo được bóng của nó (tính từ bóng của đỉnh tháp tới một giao điểm hai cạnh đáy) bằng 46,15m. Tính chiều cao của kim tự tháp (làm tròn đến hàng đơn vị). * C¸c bµi tËp 41, 42, 43 (SGK - trang 128) NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 9 NĂM HỌC 2017- 2018 2
  3. I. Lí THUYẾT 1) Điện trở của dây dẫn – Biến trở -Điện trở dung trong kỹ thuật. - Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu hệ thức thể hiện mối liên hệ đó? Vì sao dựa vào điện trở suất có thể nói đồng dẫn điện tốt hơn nhôm?. - Tác dụng của biến trở- vẽ sơ đồ mạch điện sử dụng biến trở để diều chỉnh cường độ dũng diện chạy qua đèn. 2) Công suất điện – Công của dòng điện . -Số vôn và số oát ghi trên dụng cụ điện cho ta biết điều gì? Nêu các hệ thức tinh công suất điện và công của dòng điện? - vì sao phải tiết kiệm điện năng? Có những cách nào để sử dụng tiết kiệm điện năng? 3) Nam châm vĩnh cửu- từ phổ- Đường sức từ. 4) Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua. 5) Lực điện từ- Động cơ điện 1 chiều. II. BÀI TẬP 1) Dạng bài định tính thực tế:Xem lại bài: 1.9 ; 7.11 ; 12.3; 22.4 và 26.1 Sách bài tập vật lý 9 trang 5 ;20;35;50 và 59. 2) Vận dụng định luật ôm-Công suất điện – công của dòng điện: Làm lại bài 12.15 ; 14.10 Sách bài tập vật lý 9 trang 37 và trang 41. 3) Vận dụng qui tắc nắm bàn tay phải – Bàn tay trái Làm lại bài 24.1 ; 24.4; 24.5; 27.1; 27.2 và 27.3. Sách bài tập vật lý 9 trang 54; 55 và trang 61. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 9 NĂM HỌC 2017- 2018 1. Hãy nêu đối tượng lao động của nghề điện dân dụng? Nêu nội dung lao động của nghề điện dân dụng? Mỗi nội dung cho 1 ví dụ minh họa. 2. Nêu điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng và yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động. 3. Hãy phân loại và nêu cấu tạo, cách sử dụng dây dẫn điện, dây cáp điện. 4. Đồng hồ đo điện có công dụng gì? Kể tên, viết kí hiệu các đồng hồ đo điện và cho biết đại lượng đo của chúng. 5. Tại sao phải nối dây dẫn điện. Nêu yêu cầu của mối nối dây và quy trình chung nối dây dẫn điện. 6. Mạch điện trong nhà có mấy loại bảng điện? Nêu cấu tạo và nhiệm vụ của mỗi loại bảng điện. 7. Trình bày quy trình lắp đặt mạch điện, bảng điện. 8. Vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạch điện: 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển đền sợi đốt. - Vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang. 3
  4. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA 9 NĂM HỌC 2017- 2018 PHẦN I: LÍ THUYẾT : 1. Phân loại,tính chất hóa học chung của 4 loại hợp chất vô cơ( oxit, axit, bazơ, muối) và mối quan hệ giữa chúng. 2. Tính chất hóa học, điều chế các hợp chất quan trọng: CaO, SO2, H2SO4, NaOH. 3. Tính chất hóa học chung của kim loại.Dãy hoạt động hoá học của kim loại( ý nghĩa) 4. Tính chất hóa học giống và khác nhau của Al, Fe. 5. Sản xuất nhôm, sản xuất gang, thép(PTHH).Các biện pháp bảo vệ kim loại tránh bị ăn mòn. 6. Thực hành :Tính chất hoá học của ba zơ- muối, Tính chất hoá học của nhôm và sắt ( chú ý hiện tượng phản ứng) PHẦN II: BÀI TẬP: I.Làm Tất cả các bài tập trong bài ôn tập học kì I (SGK lớp 9 trang 71 và 72). II. Bài tập luyện thêm: Bài 1 : Hoàn thành các PTHH sau 1. CO2 + Na2CO3 + 6. Fe + FeS 2. BaO+ Ba(NO3)2+ 7. Na2SO4 + NaOH + 3. P2O5 + Na3PO4 + 8. Na2SO4 + NaCl + 4. NaOH + NaCl + 9. NaCl + ? NaOH + + 5. CaCO3 + CaCl 2+ + 10. Ca(HCO3 )2+ CaCO3 + Bài 2: Cho các chất sau: Na2O, SO2, HCl, Ba(OH)2, Na2SO4, Fe, Cu , AgNO3, H2O Những chất nào tác dụng với nhau . Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có) Bài 3: Viết các phương trình hóa học thực hiện các biến hóa sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) 3 4 5 6 7 a. Al  Al2O3  AlCl3  Al(OH)3  Al2O3  Al 1 2 8 NaAlO2 Al2(SO4)3 1 2 3 4 5 6 7 b. Fe  FeSO4  FeCl2  Fe(OH)2  Fe(NO3)2  Fe(OH)2  FeO  Fe 8 9 10 11 12 13 FeCl3  Fe(NO3)3  Fe(OH)3  Fe2(SO4)3  FeCl3  Fe Bài 4: Cho các chất sau: Zn, ZnSO4, Zn(OH)2, ZnO. Hãy sắp xếp 4 chất này thành 2 dãy chuyển đổi hoá học ( mỗi dãy đều gồm 4 chất ) và viết PTHH thực hiện các dãy chuyển đổi đó. Bài 5: Nhận biết: a, 4 dung dịch: NaCl, HCl, Na2SO4, KOH b, 3 chất rắnmàu trắng: CaO, P2O5, Na2O 4
  5. c, 4 kim loại: Fe, Al, Cu ,K Bài 6: Hoà tan hoàn toàn 13,5g hỗn hợp gồm Al ,Ag vào 600ml dung dịch HCl 2M , sau khi phản ứng xong thu được 10,08 lit khí ở ĐKTC a/ Viết các PTHH các phản ứng xảy ra nếu có b/ Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên c/ Tính CM các chất có trong dung dịch sau phản ứng( coi V dd không thay đổi) Bài 7: Cho 0,84 g bột Magiê vào 112 g dd CuSO4 10% a/ Viết các PTHH các phản ứng xảy ra . b/ Tính C % các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Bài 8: Cho 20,8 gam hỗn hợp Fe, Mg tác dụng với dd H 2SO4 loãng,dư. Sau phản ứng thu được 13,44 lit H2 ở đktc và dung dịch B a/ Viết PTHH các phản ứng xảy ra . b/Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? c/ Cho dung dịch B tác dụng với dd NaOH dư.Tính khối lượng kết tủa thu được. Bài 9: Cho 13g kim loại M chưa rõ hoá trị tác dụng với Clo dư thu được 27,2g muối clorua. Xác định M là kim loại nào? Bài 10 : Cho 12,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO tác dụng với dd HCl loãng, dư. Sau phản ứng thu được 2.24 lít khí ở ĐKTC a. Viết PTPƯ. b. Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. c. Phải dùng bao nhiêu ml dd HCl 2M đủ để hòa tan 12,8g hỗn hợp X. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH 9 NĂM HỌC 2017- 2018 I- Lí thuyết + Thực hành: 1. Nội dung các qui luật di truyền của Men Đen. 2. Các loại đột biến: Gen, cấu trúc NST, số lượng NST (thể dị bội, thể đa bội) - Khái niệm - Nguyên nhân - Vai trò 3. Phân biệt thường biến và đột biến , cho ví dụ. 4. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta đã vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào ? 5. Các phương pháp nghiên cứu di truyền học người ( nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh) - So sánh sự khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng - ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền người? 6. Cách lắp ráp phân tử ADN. 7. Các nguyên nhân phát sinh và biểu hiện của một số bệnh tật di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó. II-Bài tập: 1. Bài tập di truyền lai 1 cặp tính trạng 5
  6. (Làm lại bài 2,4 SGKtrang 22,23) 2. Bài tập về ADN,ARN, ( làm lại bài tập 3,4 SGK trang53) Bài tập bổ sung: Ở người, gen A qui định tính trạng da đen là trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng da trắng. Một gia đình có bố da trắng , mẹ da đen có 2 nguời con: một người da trắng , một người da đen . Hãy biện luận, xác định kiêu gen của mỗi người trong gia đình nói trên và viết sơ đồ lai. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA 9 NĂM HỌC 2017- 2018 I. Kiến thức : Các kiến thức cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của 4 vùng lãnh thổ gồm Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ Câu hỏi vận dụng : 1. Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào ? 2. Nêu sự khác biệt về phân bố dân cư và hoạt động kinh tế giữa vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng ven biển phía Đông vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. 3. Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ ? 4. Nêu sự khác biệt về phân bố dân cư và hoạt động kinh tế giữa khu vực đồi núi phía Tây và khu vực đồng bằng ven biển phía Đông vùng Bắc Trung Bộ. 5. Điều kiện tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ? 6. Trình bày vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng. 7. Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết tháng 4 năm 2016 biển Miền Trung đã xảy ra sự cố gì ? Theo em sự cố đó có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế biển Miền Trung. II. Kĩ năng: Vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu 1. Biểu đồ miền : Cho bảng số liệu sau : Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 2002- 2016 (%) Ngành 2002 2003 2007 2013 2016 Nông, lâm, ngư nghiệp 23,0 22,5 20,3 18,4 16,4 Công nghiệp - xây dựng 38,5 39,5 41,6 38,3 42,7 Dịch vụ 38,5 38,0 38,1 43,3 40,9 Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP nước ta thời kì 2002- 2016. Từ đó nhận xét về tình hình phát triển kinh tế của nước ta thời kì 2002- 2016 2. Biểu đồ đường ( bảng số liệu 22.1) 3. Biểu đồ cột : Dựa vào bảng thống kê sau đây: Lương thực bình quân đầu người của Bắc Trung Bộ và của cả nước thời kì 1998-2010 (Đơn vị : kg) Năm 1998 2000 2005 2010 Cả nước 407,6 444,8 475,8 503,1 Bắc Trung Bộ 251,6 302,1 346,9 422,5 6
  7. a/ Vẽ biểu đồ và Nhận xét về bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ so với cả nước b/ Nhận xét bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ so với cả nước qua các năm từ ( 1998 – 2010) NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VĂN 9 NĂM HỌC 2017- 2018 A. Kiến thức trọng tâm Phần I: Văn học: * Yêu cầu về kiến thức: 1. Văn bản nhật dụng : tập trung vào những chủ đề sau: - Vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. - Vấn đề chiến tranh và hoà bình. - Vấn đề quyền con người. 2. Văn học trung đại: - Chuyện người con gái Nam Xương - Hoàng Lê nhất thống chí - Truyện Kiều - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 3.Văn học hiện đại: - Đồng chí - Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Đoàn thuyền đánh cá - Bếp lửa - Ánh trăng - Làng - Lặng lẽ Sa Pa - Chiếc lược ngà * yêu cầu về kỹ năng: + Nắm được tác giả, tác phẩm, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, phương thức biểu đạt, ý nghĩa nhan đề, tóm tắt truyện, thuộc thơ. +Nắm được nội dung, nghệ thuật, biết khai thác tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học để làm nổi bật nội dung, ý nghĩa. + Hệ thống các tác phẩm văn học theo từng giai đoạn, các chủ đề. + Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Phần II: Tiếng Việt * Yêu cầu về kiến thức: - Các phương châm hội thoại - Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. - Một số phép tu từ. - Đoạn văn * yêu cầu về kỹ năng: - Nhận diện được đơn vị kiến thức Tiếng Việt cơ bản trong văn bản. - Nêu vai trò, tác dụng của các đơn vị kiến thức trong văn bản. - Vận dụng kiến thức trong thực hành nói và viết. Phần III: Tập làm văn 7
  8. * yêu cầu về kiến thức: 1.Văn thuyết minh 2.Văn tự sự 3. Nghị luận văn học * yêu cầu về kỹ năng: -Nắm được đặc điểm chung của văn thuyết minh, văn tự sự, nghị luận -Biết cách làm bài văn thuyết minh kết hợp với các phương thức biểu đạt miêu tả, tự sự và một số biện pháp nghệ thuật khác. - Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; kết hợp với nghị luận. -Tóm tắt văn vản tự sự. - Bài văn (đoạn văn) nghị luận văn học B. Bài tập tham khảo 1. Theo em, những nguyên nhân nào gây ra bi kịch của Vũ Nương? Từ đó em cảm nhận được gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến? Kể tên một tác phẩm khác viết về đề tài người phụ nữ dưới chế độ phong kiến trong chương trình Ngữ văn THCS, ghi rõ tên tác giả? 2. Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng Quang Trung trong đoạn trích hồi thứ 14? 3. Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” của tác giả Nguyễn Du a, Em hiểu thế nào là bút pháp ước lệ? b, Chép 2 câu thơ miêu tả Thúy Vân, 2 câu thơ miêu tả Thúy Kiều có sử dụng bút pháp ước lệ? Nêu cảm nhận của em về các câu thơ đó 4. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích " Cảnh ngày xuân " ? 5. Cho câu thơ: "Quê hương anh nước mặn đồng chua" a, Chép chính xác 6 câu thơ tiếp, giới thiệu vài nét về tác giả Chính Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ " Đồng chí" ? b, Viết đoạn văn theo phương pháp lập luận Tổng - Phân - Hợp khoảng 10 câu phân tích đoạn thơ vừa chép để thấy được những cơ sở bền chặt hình thành nên tình đồng chí. 6. Nhận xét về bài thơ "Đồng chí" có ý kiến cho rằng : " Ba câu thơ cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh vẻ cao quý của tình đồng chí ." Hãy viết 10 câu tiếp theo câu văn trên để hoàn thành đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch. 7. Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ "Đồng chí". 8. a, Em hãy chép lại khổ thơ cuối của bài " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" . b, Câu thơ cuôí của khổ thơ trên được sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng ? c, Viết đoạn theo phương pháp lập luận diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép. d, Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người lính qua hai bài thơ "Đồng chí", " Bài thơ về tiểu đội xe không kính". 9. Cho câu thơ: "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" a, Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo. b, Từ "Nhóm" trong bài thơ mang những nét nghĩa nào? 8
  9. c, Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết: Đoạn thơ là những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ đối với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng. Coi đây là câu mở đoạn, viết 12 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn văn theo phương pháp diễn dịch, trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán. d, Nêu suy nhĩ của em về tình cảm cội nguồn đối với mỗi con người? 10.Trong bài thơ " Ánh trăng" có một khổ thơ diễn tả một tình huống mang tính chất bước ngoặt của sự việc và cảm xúc. a. Hãy chép chính xác khổ thơ đó. Tình huống được nêu ra trong khổ thơ có ý nghĩa gì? b. Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ vừa chép và nêu tác dụng? 11. Viết đoạn văn theo phương pháp lập luận Tổng - Phân - Hợp khoảng 10 câu phân tích khổ thơ cuối bài “Ánh trăng”. Nêu suy nghĩ về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. 12.Trong truyện ngắn ''Làng'' có đoạn văn sau: ''Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi " a. Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm b. Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng gì của ông Hai? Tình huống nào khiến ông có tâm trạng đó? c. Một trong những thành công của tác phẩm là đã xây dựng được cốt truyện tâm lý rất đặc sắc. Em hiểu thế nào là cốt truyện tâm lý? d. Cho câu chủ đề sau: "Ở nhân vật ông Hai, tình cảm gắn bó máu thịt với làng quê đã hòa quyện làm một với lòng yêu nước chân thành, thiết tha”. Hãy phân tích tình huống sau khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến trước khi tin đó được cải chính để triển khai câu chủ đề trên thành một đoạn văn TPH khoảng 12 câu. 13.Tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa " của tác giả Nguyễn Thành Long giới thiệu một "bức chân dung" . Theo em, đó là chân dung của nhân vật nào? Hãy phân tích vẻ đẹp của bức chân dung đó. Qua vẻ đẹp của những người lao động trong truyện ngắn, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước? 14.Viết một đoạn văn Tổng hợp- Phân tích- Tổng hợp khoảng 12 câu để làm rõ chủ đề: "Lặng lẽ Sa Pa " của tác giả Nguyễn Thành Long là truyện ngắn giàu chất trữ tình. 15.Dựa vào văn bản “Làng” của tác giả Kim Lân, hãy kể lại tình huống ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây. • Ghi nhớ: - Dựa vào nội dung ôn tập các phần của môn Ngữ văn, nhóm trưởng thống nhất nội dung trọng tâm trong nhóm để các đ/c GV hướng dẫn học sinh ôn tập cụ thể. - G V cho HS ôn tập dựa vào các tiết ôn tập theo phân phối chương trình, và có thể kết hợp với các tiết tự chọn. - Không kiểm tra vào phần giảm tải và các tiết hướng dẫn đọc thêm. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM HỌC 2017- 2018 I. Nội dung ôn tập. 9
  10. Học sinh ôn tập những kiến thức Lịch sử đã học từ tuần 1 đến tuần 16, trọng tâm là những bài học sau: - Bài 8: Nước Mĩ - Bài 9: Nhật Bản - Bài 10: Các nước Tây Âu - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa của cuộc cách mạng KHKT. * Lưu ý: Chú trọng việc vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết vấn đề trong thực tế. II. Một số dạng câu hỏi và bài tập. Câu 1: Trắc nghiệm khách quan (dạng câu hỏi lựa chọn đáp án đúng). Câu 2: Nêu những dẫn chứng tiêu biểu cho sự phát triển kinh tế mạnh nhất thế giới tư bản của nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản? Câu 3: Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 4: Tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tại sao sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm70 của TK XX được gọi là “thần kì”? Câu 5: Nêu những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc. Liên hợp quốc hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Câu 6: Thế nào là “Chiến tranh lạnh”? Biểu hiện của “Chiến tranh lạnh” và hậu quả của nó? Câu 7: Em hãy nêu lên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói xu thế hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức của các dân tộc? Câu 8: Cách mạng KH-KT đã có những thành tựu quan trọng nào? Tác động tới cuộc sống của con người?. Câu 9: Câu hỏi vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tế - Việc Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc có ý nghĩa gì? Kể những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam mà em biết. - Từ những tác động của cuộc Cách mạng khoa học- kĩ thuật, liên hệ trách nhiệm của bản thân em đối với sự phát triển của nền khoa học kĩ thuật nước nhà và hạn chế những hậu quả tiêu cực của cuộc cách mạng này. III. Gợi ý trả lời câu hỏi Câu 1: HS ghi nhớ các mốc thời gian và sự kiện chính để trả lời. Chú ý câu hỏi lựa chọn nhiều đáp án đúng. Câu 2: 1. HS nêu dẫn chứng về các mặt: - Sản lượng công nghiệp. - Sản lượng nông nghiệp. - Dự trữ vàng. - Là chủ nợ duy nhất trên thế giới. 2. Giải thích: - Ở xa chiến trường. - Không bị chiến tranh tàn phá. 10
  11. - Được hai đại dương che chở. - Được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí Câu 3: Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Đề ra “chiến lược toàn cầu” - Tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, - Thành lập các khối quân sự. - Gây nhiều chiến tranh xâm lược, Câu 4: 1. Tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai: - Từ 1945-1950: kinh tế phát triển chậm, lệ thuộc vào nước Mĩ. - Từ 1950, kinh tế được khôi phục và phát triển mạnh mẽ. - Từ những năm 60 thế kỉ XX, kinh tế phát triển “thần kì”. - Từ những năm 70 thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới. 2. Giải thích nguyên nhân: Từ một nước bại trận, , chỉ sau vài ba thập niên, Nhật Bản vươn lên trở thành một siêu cường quốc về kinh tế. Câu 5: 1. Khái niệm “Chiến tranh lạnh” : trả lời theo SGK trang 46. 2. Biểu hiện: - Mĩ và các nước chạy đua vũ trang. - Thành lập 1 loạt các khối quân sự đế quốc - Thực hiện bao vây cấm vận kinh tế, cô lập chính trị 3. Hậu quả: - Thế giới luôn ở tình trạng căng thẳng - Tiêu tốn tiền của, sức người, hàng tỉ người còn đang bị đói nghèo, bệnh dịch Câu 6: Xu thế phát triển của thế giới ngày nay: - Hòa hoãn và hòa dịu quốc tế. - Thế giới đang tiến tới xác lập “Thế giới đa cực” - Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược - Từ đầu những năm 90 nhiều khu vực xảy ra xung đột quân sự và nội chiến. - Xu thế chung hiện nay của thế giới. Câu 7: 1. Thành tựu của Cách mạng KH-KT: HS nêu những thành tựu chính trong các lĩnh vực: - Khoa học cơ bản: - Công cụ sản xuất mới: - Nguồn năng lượng mới: - Vật liệu mới: - Trong nông nghiệp - Giao thông vận tải và thông tin liên lạc. - Chinh phục vũ trụ 2. Tác động : HS cần đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực - Tích cực: 11
  12. + Mức sản xuất và năng suất lao động. + Mức sống và chất lượng cuộc sống . + Cơ cấu lao động. - Tiêu cực: + Vũ khí mang tính huỷ diệt. + Ô nhiễm môi trường. + Dịch bệnh. + Vấn đề đạo đức xã hội và an ninh. Câu 8: Học sinh tự liên hệ thực tế. *Chú ý: - Trên đây là những gợi ý trả lời cho mỗi câu hỏi. Trong quá trình làm bài, học sinh cần trả lời theo các ý như trên và bổ sung nội dung kiến thức trong SGK. - Căn cứ vào đối tượng học sinh, các đồng chí giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập theo đề cương. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN THỂ DỤC 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Nội dung: kỹ thuật và thành tích nhảy xa kiểu ngồi Loại đạt: Thực hiện đúng kỹ thuật giai đoạn trên không. Thành tích nam 2,70m; nữ 2,30m Loại chưa đạt: thực hiện sai kỹ thuật trên không, thành tích dưới mức 2,70m (nam) và 2,30m (nữ) NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GDCD 9 NĂM HỌC 2017- 2018 I. NỘI DUNG ÔN TẬP: Ôn các bài từ tuần 1 đến tuần 16 trong đó trọng tâm kiến thức: - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Bài 8: Năng động, sáng tạo. - Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Lưu ý: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tế. II. CÂU HỎI ÔN TẬP. Câu 1. Thế nào là năng động, sáng tạo? Nêu biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập? Tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính năng động, sáng tạo? Câu 2. Vì sao năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại? Câu 3.Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện được đức tính đó học sinh cần phải làm gì? Câu 4. Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Hãy lấy hai ví dụ thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Câu 5. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả người lao động phải rèn luyện như thế nào? Câu 6: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Em hãy kể hai truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? Câu 7: Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết? Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy những truyền thống đó? 12
  13. Câu 8: Là học sinh em cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc? III. BÀI TẬP: Học sinh làm các bài tập trong SGK vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Bài tập 1 ( trang 25) Bài 8: Năng động và sáng tạo. - Bài tập 1 (trang 29) Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả - Bài tập 2 (trang 33) HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1. Thế nào là năng động, sáng tạo? Nêu biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập. - Khái niệm: + Năng động: tích cực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm. + Sáng tạo: say mê nghiên cứu tìm tòi để sáng tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách quyết định mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có - Học sinh nêu đúng biểu hiện của năng động, sáng tạo - Học sinh tìm được những câu ca dao, tục ngữ về tính năng động, sáng tạo. Câu 2. Học sinh nêu được: - Giúp con người vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích nhanh chóng và tốt đẹp. - Nhờ có năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kỳ tích vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình, xã hội, nâng cao chất lượng đời sống, xã hội phát triển Câu 3.Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện được đức tính đó cần phải làm gì? * Vì: Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động, và cuộc sống. * Để rèn luyện đức tính đó cần: - Tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình. - Tích cực vận dụng nhiều điều đã biết vào cuộc sống. Câu 4. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì? Hãy lấy hai ví dụ thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiêu quả? - Khái niệm : Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả là tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung, hình thức trong thời gian nhất định. - Học sinh cho ví dụ cụ thể 13
  14. Câu 5. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả người lao động phải rèn luyện như thế nào? * Cách rèn luyện. - Tích cực nâng cao tay nghề. - Rèn luyện sức khỏe. - Lao động tự giác, có kỷ luật và năng động sáng tạo. Câu 6: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Em hãy kể hai truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? - Khái niệm: Là những giá trị tinh thần ( tư tưởng, đức tính, đạo lí, cách ứng xử tốt đẹp ) được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Học sinh kể hai truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? Câu 7: Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết? Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy những truyền thống đó. - Những truyền thống tốt đẹp của Viêt nam: Đoàn kết, nhân nghĩa, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, hiếu học, bất khuất chống giặc ngoại xâm - Vì: Truyền thống dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Câu 8: Là học sinh em cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc? Để kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc em cần phải: - Tích cực học tập và trau dồi đạo đức. - Thể hiện lòng tự hào dân tộc của mình. - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ngăn chặn những hành vi xấu làm tổn hại đến truyền thống dân tộc III.BÀI TẬP: Học sinh làm các bài tập trong SGK vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. *Bài tập 1 (trang 25) Những thái độ hành vi thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống của dân tôc: a, c, e, g, h, i, l * Bài 1 (trang 29) - Những hành vi thể hiện tính năng động sáng tạo: b,đ, e, h, - Những hành vi không thể hiện tính năng động sáng tạo: a, c, d, g, h. * Bài tập 2 (trang 33) - Vì làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả là: tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức. - Nếu làm việc không chú ý đến chất lượng hiệu quả thì hậu quả xảy ra là: mất lòng tin đối với người khách hàng dẫn đến hiệu quả sản xuất đi xuống. Phần bài tập tình huống. Tùy vào tình huống cụ thể, cách diễn đạt khác nhau, học sinh cần đảm bảo các ý sau: * Nhận xét: 14
  15. - Hành vi đó đúng hay sai, thuộc phẩm chất đạo đức nào. - Giải thích rõ vì sao. * Cách giải quyết: - Phân tích, giảng giải đưa ra lời khuyên. - Đồng tình, hoặc phản đối và đưa ra hướng giải quyết - Rút ra bài học cho bản thân. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN MỸ THUẬT 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Học sinh ôn tập về các thể loại tranh đề tài 1. Tranh đề tài phong cảnh 2. Tranh đề tài phong cảnh quê hương 3.Tranh đề tài an toàn giao thông 4.Tranh tĩnh vật 5.Vẽ trang trí 6.Tranh đề tài tự chọn 7.Tranh đề tài Lễ hội Ngọc Thụy, ngày 27 tháng 11 năm 2017 KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Thị Thu Hoa 15