Đề bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

doc 4 trang thienle22 7330
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_bai_bai_tho_ve_tieu_doi_xe_khong_kinh.doc

Nội dung text: Đề bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

  1. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH ĐỀ 1: Câu 1: a.Viết đoạn văn 10- 12 câu giới thiệu về nhà thơ Phạm Tiến Duật và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” b.Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ? c.Mở đầu bài thơ, Phạm Tiến Duật viết: Không có kính, không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Cách nói ấy có gì đặc biệt? Mang lại hiêu quả nghệ thuật gì? d.Bài thơ đã xây dựng được một hình tượng thơ độc đáo. Đó là hình ảnh nào ? Vì sao? Câu 2: a.Chép chính xác 8 câu thơ đầu bài thơ? b.Chỉ ra tín hiệu nghệ thuật? Tác dụng? c.Viết đoạn văn diễn dịch 12 câu cảm nhận về những chiếc xe và người lính lái xe trong đoạn thơ trên trong đó có sử dụng câu ghép chính phụ và thàng phần phụ chú? Câu 3: “Đoạn thơ cho ta cảm nhận về thái độ bất chấp khó khăn gian khổ, thể hiện tâm hồn sôi nổi, hồn nhiên yêu đời, tinh thần lạc quan của người lính trẻ.” a.Câu văn trên mang ý khái quát của đoạn thơ nào trong bài thơ? Chép chính xác đoạn thơ đó b.Liệt kê những khó khăn, gian khổ mà người lính phải chịu đựng khi lái những chiếc xe không kính? c.Thái độ của của người lính trước những khó khăn đó? ( Chỉ rõ cách dùng từ, đặt câu, biện pháp nghệ thuật) d. Phát triển câu chủ đề trên thành đoạn văn T-P – H khoảng 12 câu trong đó có sử dụng phép lặp và câu cảm thán. ĐỀ 2 Câu 1: “ Những chiếc xe từ trong bom rơi” a.Chép chính xác 7 câu tiếp theo b.Đoạn trích trên cho ta biết vẻ đẹp gì của những người lính lái xe không kính c.Phát hiện và phân tích tác dụng của các điểm sáng nghệ thuật d.Cái bắt tay của những người lính lái xe không kính của Phạm Tiến Duật có gì giống và khác với cái nắm tay “ thương nhau tay nắm lấy bàn tay” trong thơ của Chính Hữu e.Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu cảm nhận đoạn thơ trên trong đó có sử dụng câu bị đồng và thành phần khởi ngữ. Câu 2: Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm a.Gía trị biểu đạt của từ chông chênh. Chép chính xác câu thơ trong một bài thơ khác (trong chương trình Ngữ văn THCS) có chứa từ chông chênh? Chỉ rõ tên bài thơ? Tác giả? b.Vẻ đẹp nào của người línhh lái xe không kính được bộc lộ trong 2 câu thơ trên? c.Chỉ ra và phân tích giá trị của việc sử dụng điệp ngữ , ẩn dụ trong 2 câu thơ trên d.Viết đọan văn khoảng 12 câu theo cách diễn dịch phân tích khổ thơ có 2 câu thơ trên trong đó có sử dụng thành phần tính thái, câu cảm thán?
  2. ĐÒ 3: Câu 1: Bài thơ khép lại bằng 4 câu thơ thể hiện ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước của người lính lái xe không kính. a.Chép chính xác 4 câu thơ ấy b.Điệp ngữ không được nhắc lại 3 lần nhằm mục đích gì? c.Có ý kiến cho rằng từ trái tim trong câu thơ cuối có thể hiểu theo nghĩa ẩn dụ, có thể hiểu theo nghĩa hoán dụ. Ý kiến của em như thế nào? d.Viết đoạn văn 10- 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên theo cách quy nạp Câu 2: Dẫu là hai thời kì khác nhau nhưng 2 hình ảnh người lính trong 2 bài thơ vẫn là 2 hình ảnh cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Hãy chỉ ra những nét chung và nét riêng ấy ở hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính ĐÒ 4 Mở đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật có viết : Xe không kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi 1. Cách nói ấy có gì đặc biệt, đạt được hiệu quả gì ? 2. Viết tiếp hai câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ ? 3. Cảm nhận của em về người chiến sĩ lái xe ? ( bằng một đoạn văn dài từ 12 đến 15 câu kiểu diễn dịch, sử dụng phép thế, câu chứa thành phần phụ chú và gạch chân chúng ). 4. Kể tên hai tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 9 viết về lòng dũng cảm của người chiến sĩ ngoài mặt trận. §Ò 5 Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 1. Hai khổ thơ trên có trong bài nào ? Ai là tác giả ? Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 2. Nội dung của những câu thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào đã hoc trong chương trình Trung học cơ sở. Điểm giống nhau của hai bài thơ đó là gì ? 3. Hãy trình bày cảm nhận của em khi đọc hai câu thơ : Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 4. Em hãy viết một đoạn văn diễn tả suy nghĩ của mình về tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe trong bài thơ trên.
  3. §Ò 6 Tình đồng đội là tình cảm thiêng liêng của người lính cách mạng, anh ( chị ) hãy : 1. Kể tên những tác phẩm văn văn học trong chương trình ngữ văn 9 có viết về tình đồng đội của những người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 2. Tác giả nào viết về tình cảm này thành công nhất, em hãy viết một đoạn văn 10 câu về tình cảm đó được thể hiện trong tác phẩm mà em đã lựa chọn ( kiểu tổng phân hợp, trong đó có 1 câu ghép, 1 câu có thành phần tình thái ) ? 3. Ghi lại chính xác khổ thơ mà em cho là hay nhất về tình cảm cao đẹp của người lính và cho biết vì sao mà em chọn khổ thơ đó ? §Ò 7 Phần 1( 7 điểm) Viết về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ cứu nước, trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" nhà thơ Phạm Tiến Duật đã có những câu thơ: " Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy " 1. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo( 0.5đ ) 2. Giới thiệu vài nét về phong cách thơ Phạm Tiến Duật và hoàn cảnh sáng tác " Bìa thơ về tiểu đội xe không kính" ( 1đ ) 3. Em hiểu thế nào về từ "chông chênh" trong khổ thơ trên ( 0.5đ ) 4. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" vốn là một bài thơ nên bạn học sinh A cho rằng bỏ cụm từ :Bài thơ" ở nhan đề của tác phẩm Một bạn học sinh B cho lại cho rằng cần thiết phải sử dụng từ "Bài thơ" vì nó giúp nhấn mạnh phương thức biểu đạt là biểu cảm chứ không phải là tự sự của tác phẩm Em có nhận xét j gi về ý kiến của 2 bạn. Ý kiến của em ntn? ( 1.5đ ) 5. "Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa được người chiến sĩ lái xe Trường Sơn sôi nổi, hiên ngang, dũng cảm." Hay triển khai nội dung trên thành 1 đoạn văn nghị luận theo lối diễn dịch từ 10-> 12 câu, Trong đó có câu sử dụng thành phần khởi ngữ §Ò 8 Câu 1: Cho hai câu thơ sau: Xe vẫn chạy vì miềnNamphía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim a) Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Hình ảnh “trái tim” trong câu thơ là hình ảnh ẩn dụ hay hoán dụ? Tại sao? c) Bằng hình thức một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu), phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó. Trong đó có câu hỏi tu từ, gạch chân câu hỏi tu từ. Câu 2: Cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
  4. §Ò 9 Kết thúc bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật viết: ( ) “Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.” 1.Nhan đề bài thơ có gì độc đáo? 2.Trong khổ thơ trên nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả của biện pháp tu từ ấy? 3.Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp , trong đó có sử dụng phép thế và một câu phủ định để làm rõ hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ đó. (Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế) 4. Kể tên một tác phẩm khác viết về hình ảnh người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.