Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_8_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 8 NĂM HỌC 2020 – 2021 I. Tự luận: Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Vật như thế nào được gọi là đứng yên? Giữa chuyển động và đứng yên có tính chất gì? Người ta thường chọn những vật nào làm vật mốc? cho ví dụ về chuyển động và đứng yên. Áp dụng: Một ô tô đang chạy trên đường, cây cối ven đường và ô tô chuyển động hay đứng yên so với tài xế đang lái ô tô? Vì sao? Câu 2: Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc? Câu 3: Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính theo công thức nào? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của từng đại lượng? Câu 4: Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực? a) Biểu diễn véc tơ lực sau: Trọng lực của một vật là 1500N và lực kéo tác dụng lên xà lan với cường độ 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N. b) Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4. Câu 5: Hai lực cân bằng là gì? Quả cầu có khối lượng 0,2 kg được treo vào một sợi dây cố định. Hãy biểu diễn các véc tơ lực tác dụng lên quả cầu với tỉ lệ xích 1cm ứng với 1N. Câu 6: Quán tính là gì? Quán tính phụ thuộc như thế nào vào vật? Giải thích hiện tượng: a) Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta bị gập lại? b) Tại sao xe ôtô đột ngột rẽ phải, người ngồi trên xe lại bị nghiêng về bên trái? c) Một con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì linh dương nhảy tạt sang một bên và thế là trốn thoát. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm này? Câu 7: Có mấy loại lực ma sát? Lực ma sát xuất hiện khi nào? Lực ma sát có lợi hay có hại? Lấy ví dụ minh hoạ? Cách làm tăng, giảm lực ma sát. Áp dụng: Tại sao ô tô đi vào chỗ bùn lầy, bánh xe quay tít tại chỗ mà ô tô vẫn không lên được. Trong trường hợp này em cần phải làm gì để ô tô có thể vượt qua chỗ bùn lầy? Câu 8: Đường bay Hà Nội – Tp HCM dài 1400 km. Một máy bay bay hết 1h 45 phút. Hỏi vận tốc của máy bay là bao nhiêu km/ h? Câu 9: Một người đi từ A đến B dài 15 km hết 20 phút. Sau đó lại tiếp tục đi từ B đến C dài 20 km với vận tốc 40 km/h. Hãy tính: a) Vận tốc trung bình người đó đi trên quãng đường AB. b) Thời gian người đó đi được trên quãng đường BC. c) Vận tốc trung bình người đó đi trên cả quãng đường AC. 1
- Câu 10: Một ôtô đi 30 phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc 50 km/h, sau đó lên dốc 10 phút với vận tốc 30km/h. a) Tính độ dài mỗi đoạn đường ôtô đã đi. b) Tính vận tốc trung bình của ôtô trên cả hai đoạn đường. Câu 11: Một ô tô đi từ Huế vào Đà Nẵng với vận tốc trung bình 48km/h.Trong đó nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc 40 km/h. Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau? Câu 12: Một ôtô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ôtô là 800N. a) Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ôtô (bỏ qua lực cản của không khí). b) Khi lực kéo của ôtô tăng lên thì ôtô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi. c) Khi lực kéo của ôtô giảm đi thì ôtô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi? Câu 13: Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10000N, nhưng khi đi chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N. a) Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. Biéi đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn băng bao nhiêu phần của trọng lượng của đầu tàu ? b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của những lực gì ? Tính đl lớn của hợp lực làm cho đầu tàu chạy nhanh dần lên khi khởi hành. II. Trắc nghiệm 1. Một canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với: A. Ván lướt B. Canô C. Khán giả D. Tài xế canô 2. Vận tốc cho biết điều gì? A. Tính nhanh hay chậm của chuyển động B. Quãng đường đi được C. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian D. Thời gian đi được 3. Nhà Lan cách trường 2 km, Lan đạp xe từ nhà tới trường mất 10 phút. Vận tốc đạp xe của Lan là: A. 0,2 km/h B. 200m/s C. 3,33 m/s D. 2km/h 4. Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 34.000m/h và của tàu hỏa là 14m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là: A. tàu hỏa – ô tô – xe máy B. ô tô – tàu hỏa – xe máy C. ô tô – xe máy – tàu hỏa D. xe máy – ô tô – tàu hỏa 5. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe: A. Đột ngột giảm vận tốc. C. Đột ngột rẽ sang trái. B. Đột ngột tăng vận tốc. D. Đột ngột rẽ sang phải. 6. Một vật chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực F1 và F2. Điều nào sau đây là đúng nhất? A. F1 = F2 C. F1 F2 2
- 7. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị tốc độ? A. km.h. B. m.s. C. km/h. D. s/m. 8. Một người đi quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết t2 giây. Trong các công thức sau đây, công thức nào tính được vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường s1 và s2? Chọn công thức đúng. v1 v2 s1 s2 s1 s2 s1 s2 A.vtb B.vtb C.vtb D.vtb 2 t1 t2 t1 t2 t1.t2 9. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn 10. Quan sát chuyển động của một chiếc xe máy. Hãy cho biết loại ma sát nào sau đây là có ích? A. Ma sát của bó thắng khi phanh xe. C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường. B. Ma sát giữa xích và đĩa bánh sau. D. Ma sát giữa các chi tiết máy với nhau. 11. Khi lực kéo của ô tô tăng lên thì ô tô chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi? A. Vẫn chuyển động thẳng đều . C. Tốc độ tăng dần B. Tốc độ giảm dần. D. Tốc độ lúc tăng lúc giảm khác nhau. 12. Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau. 13. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không cần tăng ma sát. A. Phanh xe để xe dừng lại B. Khi đi trên nền đất trơn. C. Khi kéo vật trên mặt đất D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy 14. Lực là một đại lượng vectơ vì: A. Lực có phương, chiều, độ lớn. C. Có thể so sánh lực này lớn hơn lực kia B. Lực là một đại lượng có thể đo được D. Giá trị của lực là một đại lượng có đơn vị 16. Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống C. Lá rơi từ trên cao xuống B. Xe máy chạy trên đường D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa 17. Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất? A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích bề mặt tiếp xúc B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc 3
- D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc Hết Chúc các em học tập tốt 4